Đắk Lắk
mask
Đã đi
Sắp đi
143,420 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Đắk Lắk

Daklak là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây nguyên, tỉnh lụy là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách khoảng 1.410km tới Hà Nội. Daklak được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Với những điều kiện tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng, Daklak có lợi thế nhiều để phát triển du lịch. Những địa điểm kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc trong tỉnh.

Hình ảnh du lịch Đắk Lắk
THÁC DRAY NUR - ĐẮK LẮK
THÁC DRAY NUR - ĐẮK LẮK
Trẻ em vùng cao
Xem tất cả ảnh

Đắk Lắk - một vùng đất trải dài trên cao nguyên Trung Tây miền Trung Việt Nam, đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách yêu thích sự hoang sơ và gần gũi với thiên nhiên. Với những cảnh quan đồng bằng, rừng núi hùng vĩ và nền văn hóa đa dạng, Đắk Lắk mang đến những trải nghiệm khó quên cho du khách. Không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, Đắk Lắk còn là "ngôi nhà chung" của 44/54 dân tộc anh em, với một di sản văn hóa đa dạng và phong phú. Du lịch Đắk Lắk không chỉ là việc khám phá các địa danh nổi tiếng, mà còn là cơ hội để tìm hiểu và giao lưu với những nền văn hóa truyền thống độc đáo. Hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp và sự hấp dẫn của Đắk Lắk - thiên đường du lịch của miền Trung Việt Nam.

Giới thiệu về Đắk Lắk

Đắk Lắk nằm tại vị trí trung tâm của Tây Nguyên. Với vị trí địa lý đặc biệt này tỉnh không chỉ tiếp giáp với nhiều vùng trong nước mà còn cả quốc tế: phía Đông giáp hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên; phía Tây giáp với tỉnh Mondulkiri của Campuchia với đường biên giới dài 193km; phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông; phía Bắc và phía Nam lần lượt giáp hai tỉnh là Gia Lai và Lâm Đồng.  Do vị trí địa lý nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Đắk Lắk có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện: đường bộ (hệ thống đường Hồ Chí Minh, đường 26, đường 27,..), đường hàng không (sân bay Buôn Ma Thuột). 

Là “thủ phủ” của cà phê, ước tính sản lượng cà phê của tỉnh đạt 550.000 tần trong đó có 380.000 tấn được xuất khẩu. Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối của tỉnh Đắk Lắk đã có mặt hớn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là niềm tự hào của người nông dân Việt Nam nói chung và của nông dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng khi hạt cà phê Việt được thế giới công nhận và ưa chuộng.

Đắk Lắk không chỉ nổi tiếng với hạt cà phê thơm, đậm vị mà còn được phủ lên bề ngoài tuyệt đẹp của hơn 600.000 ha rừng, nhiều loại động vật quý hiếm có trong sách đỏ và những dòng chảy của bất tận của thác nước, sông, hồ. Tất cả thuận lợi trên là điều kiện lý tưởng để Đắk Lắk trở thành một trong những tỉnh trong cả nước ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch để xứng đáng với vị trí, tiềm năng của mình. 

Nguồn gốc tên gọi Đắk Lắk

Khác với các tỉnh thành khác trong cả nước, các địa danh ở  Tây Nguyên được đặt theo ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng dân tộc khai phá và sinh sống đầu tiên. Tên gọi Đắk Lắk cũng không ngoại lệ, bắt nguồn từ tiếng M'nông “Đác Lác”  nghĩa là hồ Lắk, với “đác” là nước hay hồ. Có rất nhiều tranh cãi về cách viết tên của tỉnh (Darlac, DakLak, Dak Lak, Đắc Lắc) nhưng cách viết đúng được tạp chí Tuyên giáo trung ương chỉ dẫn là Đắk Lắk. 

Cũng tương tự, rất nhiều người nhầm lẫn Buôn Ma Thuột  là một tỉnh. Thực chất, Buôn Ma Thuột là thành phố trực thuộc của tỉnh Đắk Lắk. Đây là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Ê Đê (dân tộc bản địa của thành phố) trong đó, Ma có nghĩa la Cha, Thuột là một tên riêng. Theo văn hóa của đồng bào Ê Đê, khi người đàn ông có con người ta sẽ gọi tên người đó  bằng cách thêm chữ Cha cộng với tên của người con”. Như vậy, Buôn Ma Thuột là bản/làng của một vị tù trưởng có con tên Thuột. 

Thông tin cần biết về Đắk Lắk

  • Dân số: 1.869.322 người (2019)
  • Diện tích: 13.062 km²
  • Biển số xe:  47
  • Sân bay: Buôn Ma Thuột
  • Mã vùng điện thoại: 262
  • Mã bưu chính/Zip: 63000

Du lịch Đắk Lắk có gì hay? có gì đẹp?

Được thiên nhiên ưu đãi với vẻ đẹp tự nhiên phong phú, hùng vĩ của các cao nguyên núi điểm xuyến nét thi vị của những cánh rừng nguyên sinh hay dòng chảy trắng xóa của ghềnh thác. Không chỉ vậy, cộng đồng dân cư tại đây cũng tạo nên một bản sắc văn hóa đa dạng chắc chắn sẽ trở thành một điểm đến mới lạ, ghi dấu cho những du khách đến với “trái tim” của Tây Nguyên đại ngàn.

Lịch sử Đắk Lắk

Đắk Lắk từ lâu đã được con người khai phá. Đến năm 1471, sau công cuộc mở rộng bờ cõi của vua Lê Thánh Tông thì Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã được sáp nhập vào quốc gia Đại Việt. Trải qua nhiều biến động, từ một vùng đất xa lạ với địa hình hiểm trở và sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa Đắk Lắk vươn lên trở thành tỉnh đi đầu trong việc phát triển kinh tế-xã hội của khu vực Tây Nguyên. 

Văn hóa, con người Đắk Lắk 

Gây ấn tượng và hấp dẫn du khách đến Đắk Lắk không chỉ là sự kỳ thú của thiên nhiên mà còn bởi nơi đây có một nền văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc của các đồng bào dân tộc. Những bản sử thi với âm điệu hào hùng, hoành tráng của người dân Ê Đê được đưa vào chương trình văn học giảng dạy như đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1. Những sản phẩm thủ công: đan lát, thổ cẩm được chế tác tỉ mỉ với hoa văn độc đáo. Hay những phong tục, lễ hội được náo động bởi các loại nhạc cụ như đàn đá, cồng chiêng, tiếng hát của 44 dân tộc anh em. Nét đẹp văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ấy được UNESCO công nhận là Kiệt tác phi vật thể của nhân loại năm 2005.

Là địa bàn có 44/54 dân tộc anh em sinh sống (nơi có nhiều thành phần dân tộc nhất Việt Nam), người dân nơi đây luôn phóng khoáng, thân thiện, hào sảng đậm chất núi rừng Tây Nguyên. Khi du lịch Đắk Lắk, du khách sẽ nhớ mãi sự thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ của người dân nơi đây.Tuy nhiên, khi đến thăm quan các buôn làng du khách cần chú ý không được phá hại rừng. Vì rừng chính là không gian sống là máu thịt của dân cư bản địa nên họ luôn có ý thức bảo vệ và giữ gìn rất cao.

Thời tiết, khí hậu Đắk Lắk

Khi nghĩ đến khí hậu Đắk Lắk mọi người sẽ tưởng tượng nơi đây là vùng nắng nóng với đất đỏ bazan. Nhưng thực chất khi chọn Đắk Lắk làm điểm đến tiếp theo của mình, du khách sẽ không khỏi bất ngờ với không khí mát lạnh trong lành của vùng đất đỏ này. Đắk Lắk nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên với nhiệt độ dao động quanh năm 23-24 độ C phân thành 2 mùa: mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10).  Vào mùa mưa thường xảy ra những cơn mưa lớn có thể gây lũ quét khó khăn trong việc di chuyển. Do đó, du khách nên hạn chế đến Đắk Lắk vào mưa.

Ẩm thực Đắk Lắk

Không giống khi du lịch đến với các vùng đất khác, du lịch Đắk Lắk khiến rất nhiều du khách tò mò về ẩm thực nơi đây. Không có tài liệu chính thống nào hướng dẫn chi tiết cách nấu trong ẩm thực Đắk Lắk mà việc nấu ăn dường như chỉ được truyền qua phong tục hay kinh nghiệm của những người đi trước. Điều đặc biệt, các nguyên liệu, dụng cụ làm bếp đa số được lấy từ thiên nhiên như ống tre, lá chuối, bếp than, các loại rau rừng,...nên những món ăn nơi đây đều mang hương thở của thiên nhiên, của núi rừng.

Các món ăn và đặc sản nổi tiếng tại Đắk Lắk mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm:

  • Cá bống thác kho riềng: Đây là món ăn tưởng chừng quen thuộc với người miền xuôi nhưng lại khắc hẳn từ nguyên liệu đến khâu chế biến. Cá bống thác do sống ở thác nước đổ mạnh nên chất lượng thịt cá rất săn, được người đi rẫy bắt vào khoảng tháng 3 khi thác nước chảy. Sau đó được làm sạch, chiên sơ và kho với riềng, gia vị. 
  • Cơm lam: Cơm được nấu chín trong ống nứa, để được lâu nên từ xa xưa đây là món cơm dành cho những người đi rừng. Ngày nay, cơm lam đã trở thành một món ăn được du khách biết đến  phổ biến không chỉ vì hương vị đặc sắc mà còn bởi cách chế biến ẩm thực đậm chất Tây Nguyên.
  • Thịt bò khô: Nổi tiếng với nguyên liệu tươi ngon, bò làm khô được chọn từ những phần thịt chất lượng nhất. Được nêm nếm theo công thức riêng, bò khô Đắk Lắk với vị ngọt tự nhiên, không quá mỡ nên rất được lòng du khách lựa chọn thưởng thức và làm quà tặng
  •  Mật ong Đắk Lắk: Vào tháng 3 hàng năm, khi cà phê bắt đầu ra hoa thì những chú ong sẽ đến hút phấn tạo ra những giọt mật cà phê với hương vị đặc trưng, màu vàng nhạt, đặc quánh và không ngọt gắt.

Lễ hội Đắk Lắk 

Là nơi giao thoa của đông đảo đồng bào dân tộc, cùng với vị trí nằm ở trung tâm Tây Nguyên nên Đắk Lắk có một di sản đồ sộ về các giá trị văn hóa . Quý giá nhất, là các lễ hội được người dân đây giữ gìn và duy trì qua nhiều thế hệ. Lễ hội được xem là dịp hội tụ, ăn uống và sinh hoạt văn nghệ nhằm gắn kết tình cảm của buôn làng, cảm ơn thần linh và cầu may mắn. Dưới đây là một số lễ hội Đắk Lắk đặc sắc và nổi tiếng mà du khách có thể tham khảo:

  • Lễ hội đua voi: được tổ chức 2 năm một lần vào tháng 3 dương lịch tại huyện Buôn Đôn. Đây là lễ hội hoành tráng được mong chờ bậc nhất không chỉ của đồng bào M’nông (dân tộc dẫn đầu trong việc thuần dưỡng voi rừng) mà còn của du khách khắp mọi miền tổ quốc. Các “dũng sĩ voi” sẽ thực hiện các phần thi chạy đua, ném gỗ, kéo cây,..Cộng hưởng thêm phần náo nhiệt là tiếng cồng chiêng và sự reo hò của hàng ngàn khán giả chắc chắn sẽ là những giây phút không quên của du khách khi ghé thăm Đắk Lắk.
  • Lễ hội cồng chiêng: lễ hội cồng chiêng được cộng đồng 5 tỉnh Tây Nguyên luân phiên tổ chức nhằm tôn vinh và giới thiệu Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Do vị thế nằm ở trung tâm, Đắk Lắk thường xuyên được chọn để tổ chức và đây cũng là lễ hội lớn nhất của tỉnh. Tham dự lễ hội cồng chiêng, du khách sẽ được hòa mình vào các làn điệu hợp xướng đặc sắc từ các nghệ nhân của các tỉnh. Tham dự lễ hội ta có thể thấy được rõ nét văn hóa, đời sống và khát vọng mãnh liệt của người đồng bào và cảm phục trước tấm lòng họ dành cho núi rừng, cho đại ngàn.
  • Lễ bỏ mả: đây là phong tục độc đáo của người dân Bắc Tây Nguyên. Họ quan niệm rằng sau khi chết đi họ phải trải qua thêm 7 lần chết nữa thì mới được chuyển kiếp đầu thai thành người. Bản chất của lễ bỏ mả là cầu cho linh hồn người chết sớm được đầu thai. Sau 1 đến 3 năm tùy vào điều kiện của gia chủ khi nào đủ đồ ăn cúng lễ như trâu, bò, rượu thì tiến hành làm lễ để bỏ mã không làm đám giỗ cho người đã mất nữa. Một nét độc đáo nữa sau khi tiến hành bỏ mả là chủ hộ sẽ để quanh mộ những bức tượng nhà mồ miêu tả lại một vòng đời của cao người. Với mục đích những bức tượng để sẻ chia bầu bạn với người đã khuất.

Các điểm đến du lịch nổi tiếng

Khi du lịch Đắk Lắk, chắc hẳn du khách cũng cảm thấy khá “đau đầu” trong việc tìm kiếm các địa điểm du lịch tại Đắk Lắk. Bởi nơi đây được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp bất tận của núi rừng, ghềnh thác. Không những thế, các công trình kiến trúc ở đây rất đặc sắc mang đậm dấu ấn của con người Đắk Lắk phóng khoáng và sôi động.

Dưới đây là một vài địa điểm du lịch Đắk Lắk thú vị mà du khách có thể tham khảo cho chuyến đi sắp tới:

  • Buôn Đôn: cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 50km, Buôn Đôn hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Tại đây du khách có thể chiêm ngươn lăng mộ của dũng sĩ săn voi, trầm trồ căn nhà hơn trăm năm tuổi của “Vua săn voi” Y Thu Knul hay trải qua cảm giác mạo hiểm với sự lắc lư của cây cầu treo băng qua sông Sêrêpôk chảy xiết.
  • Bảo tàng Tây Nguyên: tọa lạc ở số 02 Y Ngông, thành phố Buôn Mê Thuột, nơi đây được ví như Tây Nguyên thu nhỏ. Với lối kiến trúc được lấy cảm hướng từ nhà dài của người Ê Đê, bảo tàng là nơi trưng bày về lịch sử, không gian văn hóa dân tộc và hệ sinh thái tự nhiên của cả khu vực Tây Nguyên. Đây cũng là bảo tàng đầu tiên trong cả nước sử dụng tiếng Ê Đê trong trình bày và thuyết minh bên cạnh tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.
  • Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở Tây Nguyên. Theo dân gian truyền lại, tên chùa được ghép từ tên của vua Khải Định và vợ của vua hoàng thái hậu Đoan Huy. Ngôi chùa là sự kết hợp độc đáo, hài hòa giữa kiến trúc cung đình Huế, kiểu dáng của nhà dài Ê Đê và nhà sàn Tây Nguyên. Trải qua nhiều thời gian trùng tu và phát triển, hiện nay chùa Sắc Tứ Khải Đoan đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất thu hút nhiều Phật tử nhất khu vực miền Trung.
  • Làng cà phê Trung Nguyên-Bảo tàng thế giới cà phê: với diện tích khoảng 20.000 m2, du khách sẽ được tận hưởng với không gian xanh ngát dưới tán lá của cây cà phê. Đến với làng cà phê Trung Nguyên du khách không những được thưởng thức hương vị của hạt cà phê vối trứ danh Đắk Lắk. Mà còn được trực tiếp tham gia quy trình sản xuất cà phê và tìm hiểu những kiến thức, câu chuyện trên toàn thế giới về lịch sử của loại thức uống đặc biệt này được lưu trữ ở bảo tàng thế giới cà phê.
  • Vườn quốc gia Chư Yang Sin: thật là thiếu sót khi du lịch Đắk Lắk mà không đến tìm hiểu hệ sinh thái của vườn quốc gia Chư Yang Sin bởi nơi đây tập nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng từ sông suối, thác hay những cánh rừng nguyên sinh vô tận.
  • Thác Dray Nur: được tạo thành từ sự chia cắt của dòng sông Sêrêpôk. Dray Nur trong ngôn ngữ địa phương có nghĩa là “thác cái” và được người dân ưu ái gọi bằng “thác vợ”. Tháp Dray Nur được ví như nàng thơ giữa núi rừng, với dòng chảy trắng xóa từ các núi đá cao hùng vĩ chắc chắn sẽ “đánh gục” trái tim của những ai yêu vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời.

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba. Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai Phía đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông Phía tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Nếu bạn đi vào mùa mưa thì sẽ gặp khó khăn khi di chuyển. Vì ở đây còn nhiều tuyến đường vẫn đang là đường đất. Vì vậy khi du lịch Đăk Lăk nên tránh mùa mưa. Mùa khô là những tháng đầu năm lúc này thời tiết khá dịu mát chưa quá nóng, nên lời khuyên cho bạn du lịch Đăk Lăk vào mùa khô là tuyệt nhất

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Buôn Đôn Khu du lịch đồi Tâm Linh – điểm đến tham quan tín ngưỡng Mộ vua săn bắt Voi (Khunjunob) – Địa điểm tham quan lịch sử Đăk Lăk Địa điểm du lịch sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn Tham quan vườn quốc gia Chư Yang Sin Địa điểm tham quan đẹp ở Đăk Lăk – Hồ Lăk Khám phá Buôn Jun – Buôn Lê Ngắm nhìn sự kiêu hùng của thác Dray Sáp (thác chồng) và thác Dray Nur (thác vợ) Thác Gia Long – điểm đến ấn tượng khi du lịch Đăk Lăk Thác Krông K’mar Thác Thủy Tiên – thắng cảnh đẹp của Đăk Lăk Thác Bảy Nhánh

4. VĂN HÓA

Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M'Nông...như các đàn đá, đàn T'rưng, đàn k'lông pút... Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

2. Phương tiện

1. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách  Sân bay Buôn Ma Thuột 

2. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn.  Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất.  Xích lô   Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chiếc xích lô. 

3. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có 

3. Mạng & internet

1. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,.. 

2. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng. 

2. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD.   Đổi tiền tại các ngân hàng lớn. 

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Rượu cần. Cơm lam. Thịt nai. Gà nướng bản Đôn. Bơ sáp. Cà đắng. Cá bống kho riềng. Lẩu cá lăng.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ hội đua voi. Lễ hội đua voi là một trong những hội quan trọng của văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.  Lễ hội cồng chiêng.  Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuật.  Lễ cúng bến nước.  Lễ bỏ mả  Lễ mừng lúa mới.  Lễ hội đâm trâu.

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất. 

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 29/10/2024