Phan Rang Tháp Chàm
mask
Đã đi
Sắp đi
Gody-er đã đến

Phan Rang Tháp Chàm

Phan Rang Tháp Chàm là thành phố biển nằm tại tỉnh Ninh Thuận. Thành phố có con đường ven biển lộng gió, bãi biển xanh cát trắng, các sa mạc đầy nắng, bí ẩn. Ngoài ra, nơi đây còn đánh dấu một thời vàng son của nền văn hóa Chăm Pa cổ với di tích tháp Poklongarai. Đến với Phan Rang Tháp Chàm, du khách sẽ được thả mình vào không khí trong lành mát mẻ của gió biển, và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa của người Chăm đặc sắc và cuốn hút.

Hình ảnh du lịch Phan Rang Tháp Chàm
02/2021 Mũi Né-Bình Thuận
Travel with me
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu Phan Rang Tháp Chàm

Thành phố Phan Rang Tháp Chàm là đô đô thị nằm trong vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ. Cách thành phố Hồ Chí Minh 312km, thành phố Nha Trang 108,5km và thủ đô Hà Nội 1393,2 km. Đây cũng là nơi giao giữa các tuyến đường giao thông lớn như quốc lộ 1A, quốc lộ 27 đi Đà Lạt và có ga Tháp Chàm nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Với lợi thế về giao thông trên, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến Phan Rang Tháp Chàm thuận lợi bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không (sân bay Cam Ranh-Khánh Hòa).

Thành phố có đường bờ biển dài khoảng 8km, nước biển trong xanh, nhiều bãi tắm còn hoang sơ. Trong đó, nổi tiếng nhất là bãi biển Ninh Chữ được mệnh danh là một trong những bãi tắm được nhất cả nước. Ở phía Bắc, phía Nam và Tây có nhiều dãy núi bao quanh, cản những cơn gió mang hơi nước gây mưa. Chính vì vậy Phan Rang còn có những đồi cát được ví như Xavan ở Việt Nam.

Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em: Hoa, Raglai, K’ho, Chăm,..Sự giao thoa giữ nhiều nền văn hóa đã tạo nên một Phan Rang Tháp Chàm đầy màu sắc, đa dạng về ngôn ngữ, phong phú về ẩm và tín ngưỡng. Nhiều di tích, làng nghề được gìn giữ từ xa xưa hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách một chuyến đi trọn vẹn và đầy cảm xúc.

Nguồn gốc tên gọi Phan Rang Tháp Chàm

Là thành phố có tên hành chính dài nhất Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu thì “Phan Rang” có nguồn gốc từ một địa danh mà người Chăm gọi là Pandaran hay Pongdrang. Còn “Tháp Chàm” chính là sự tự hào của người dân đối tháp Poklongarai hùng vĩ, di tích của người Chăm từ thế kỷ 14.

Thông tin cần biết về Phan Rang Tháp Chàm

  • Dân số: 167.394 người (2019) 
  • Diện tích: 78.9 km2
  • Thành phố không có sân bay dân sự
  • Biển số xe: 85-B1
  • Mã vùng điện thoại: 02589
  • Mã QH: 582
  • Mã bưu chính: 660000 

Du lịch Phan Rang Tháp Chàm có gì hay? có gì đẹp?

Lịch sử

Từ thời các chúa Nguyễn đến năm 1975, Phan Thiết luôn là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Ninh Thuận. Trải qua nhiều lần tách ra và sáp nhập cùng với các địa phương khác. Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận được tái lập và thị xã Phan Rang Tháp trở thành tỉnh lỵ.  Sau đó, từ năm 2007 thị xã Phan Rang Tháp Chàm được chính phủ chuyển đổi thành thành phố và phát triển đến ngày nay. 

Văn hóa, con người

Là thành phố với sự giao thoa của nhiều thành phần dân cư. Đặc biệt nhất phải kể đến đó là sự tác động của văn hóa Chăm đến các công trình kiến trúc, và phong cách sống của con người nơi đây. Phan Rang Tháp Chàm cũng ghi dấu nhiều công trình gắn với lịch sử dân tộc như miếu Năm Bà - cơ sở tín ngưỡng quan trọng từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng trong thời kỳ kháng Mỹ cứu nước. 

Người dân Phan Rang Tháp Chàm luôn thân thiện, nhiệt tình, mến khách. Bên cạnh người Kinh chiếm phần lớn số dân cư, tại đây còn có các dân tộc anh em như Chăm, Raglai chung sống hòa thuận với nhau qua hàng thế kỷ. Do đó, đã tạo nên Phan Rang Tháp Chàm một bức tranh đa màu sắc, từ biển xanh cát trắng, điểm thêm nét rực rỡ trong văn hóa cộng đồng rồi lắng đọng lại trong nét hoài cổ, tráng lệ của tháp Chàm lịch sử.

Thời tiết, khí hậu cho du lịch biển đảo

Khác với những vùng ven biển khác, khí hậu Phan Rang Tháp Chàm có phần khắc nghiệt hơn. Khi đặt chân tới vùng đất này du khách sẽ trải nghiệm kiểu thời tiết “Gió như Phang, Nắng như Rang”. Từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau là mùa khô. Riêng từ tháng 1 đến tháng 3 gió thổi rất mạnh. Mùa mưa ở đây rất ngắn chỉ kéo dài 2 tháng từ tháng 9 đến tháng 11.

Ẩm thực đặc sắc

Ẩm thực Phan Rang Tháp Chàm được biết tới bởi sự kết hợp, giao thoa giữa ẩm thực miền Trung và ẩm thực người Chăm. Với nguồn hải sản tươi ngon, phong phú cùng chế chế mộc mạc, đơn giản để giữ lại hương vị của các nguyên liệu, các món ăn ở đây đã làm hài lòng rất nhiều du khách yêu ẩm thực.

Dưới đây là một vài món ăn, đặc sản của thành phố Phan Rang Tháp Chàm mà du khách có thể tham khảo cho chuyến đi sắp tới của mình:

  • Bánh căn - bánh xèo: là món ăn được nhiều vô số người địa phương và khách du lịch yêu thích. Sau đó, được nhiều vùng trong trong nước biến tấu lại. Bánh căn ở Phan Rang có hương vị rất riêng, béo ngậy và giòn tan. Bánh chỉ bằng một cái bát nhỏ gồm nhiều loại nhân khác nhau như thịt, tôm, mực, trứng, hành, giá. Ăn kèm có 4 loại nước chấm đặc trưng: mắm nêm, nước mắm pha, nước mắm chua ngọt và nước mắm đậu phộng.
  • Bánh tráng mắm ruốc: được xem là món ăn tuổi thơ của mọi người dân Phan Rang. Vỏ bánh mỏng được nướng cùng mắm ruốc thượng hạng trên bếp than nóng hổi cuộn cùng chút hành lá, trứng cút. Du khách cũng có thể mua riêng những lọ mắm ruốc chất lượng tại đây về làm quà tặng và sử dụng.
  • Thịt dê - thịt cừu: đến với Phan Rang du khách sẽ rất bất ngờ khi người dân nơi đây sử dụng thịt dê và cừu nhiều hơn các loại thịt khác. Do nhiều tôn giáo kiêng ăn thịt heo hoặc thịt bò như đạo Bà Ni. Vì thế, thịt dê và thịt cừu được chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc mang hương vị riêng của người dân địa phương như nướng,hấp lá tía tô, nấu rô ti,...
  • Bánh canh chả cá: là món ăn được người bản xứ yêu thích và thưởng thức ở ba bữa ăn trong ngày. Nước dùng đậm đà được nấu từ xương cá, sợi bánh canh mềm dai cùng với chả cá ngọt thanh tất cả tạo nên một hương vị hoàn chỉnh.
  • Nho Phan Rang: với giống nho cho quả to, mọng nước, giòn và có vị chua thanh từ lâu đã trở thành thương hiệu cho vùng đất đầy nắng và gió. Vào mùa thu hoạch, du khách sẽ được checkin với những chùm nho xanh và tím sai trĩu quả. Ngoài ra, khi đến thăm nhà vườn du khách còn có thể mua các đặc sản được chế biến từ nho như rượu vang, mứt nho, nho sấy và mật nho.

Sự kiện, lễ hội hấp dẫn

Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, thành phố Phan Rang Tháp Chàm còn rất hấp dẫn khách du lịch bởi có những lễ hội mang đậm bản chất các dân tộc sống tại đây. Lễ hội là dịp mà người dân có thể tụ họp, sinh hoạt và thực hiện các nghi lễ truyền thống để ăn mừng những thành quả trong năm và cầu mong những điều may mắn sắp tới. Tham gia lễ hội du khách sẽ được hòa mình vào không khí vui tươi qua đó cũng sẽ hiểu thêm về những giá trị văn hóa của cộng động vùng đất ven biển đầy nắng và gió này.

  • Lễ hội Katê: là lễ hội dân gian lâu đời và quan trọng nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức vào ngày 1/7 Chăm lịch (cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 dương lịch). Lễ hội Katê được diễn ra ở 3 đền tháp chính của tỉnh Ninh Thuận trong đó có tháp Poklong Garai ở thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần: Po Rame, Po Klong Garai,..và đất trời, tổ tiên đã luôn che chở và phù hộ cho con người. Lễ hội Katê là bức tranh sống động phác họa lại những nét đẹp trong văn hóa và những giá trị tốt đẹp của cộng đồng người Chăm từ hàng ngàn thế kỷ. Ngày nay, Katê không chỉ là một lễ dân gian mà là ngày Tết đối với đồng bào Chăm.
  • Lễ Ramưwan: được diễn ra vào tháng 9 Hồi Lịch (tầm khoảng tháng 3 đến tháng 6 dương lịch). Đây là lễ hội quan trọng của cộng đồng người Chăm Bàni ảnh hưởng của đạo Islam. Lễ hội Ramưwan được chia thành 3 phần lễ: tảo mộ, cúng gia tiên và chay niệm tại thánh đường.
  • Lễ hội cầu Ngư: cũng như nhiều địa phương ven biển khác thì thành phố Phan Rang Tháp Chàm cũng tổ chức lễ Cầu Ngư để ghi nhớ công ơn thần Cá Voi và biển cả như nguồn sữa mẹ nuôi nấng họ. Lễ được tổ chức 3 năm một lần tại phường Đông Hải. Tại phần lễ, các vị cao niên sẽ thực hiện các nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thu được nhiều sản vật trong mỗi lần ra khơi. Sau đó là phần tham gia đua thuyền thúng và trình diễn múa siêu tái hiện lại cuộc sống đời thường của ngư dân ven biển.

Các địa điểm du lịch hấp dẫn

Đến với Phan Rang Tháp Chàm du khách có thể thả mình vào dòng nước biển trong xanh mát lạnh, hay nằm phơi mình trên những bãi cát trắng mịn. Không những thế du khách còn được chiêm ngưỡng đỉnh cao kiến trúc tháp Chăm - dấu ấn cho một thời kỳ phát triển huy hoàng của vùng đất Phan Rang Tháp Chàm.

  • Biển Ninh Chữ: với cung đường ven biển kéo dài 10km, uốn cong theo hình bán nguyệt dọc theo những trải cát, hầu như lâu nay chưa bị ảnh hưởng bởi bão. Du khách có thể hòa mình vào dòng nước trong xanh, tận hưởng không khí trong lành do chưa bị khai thác du lịch nhiều. Ngoài ra, còn có các hoạt động thú vị khác như đua xe mô tô nước, lướt ván diều, câu mực,...
  • Bờ kè Khánh Hội: là bờ kè chắn sóng tại khu vực thành phố, với con đường dài tít tắp ra giữa biển, xa xa là đường chân trời thơ mộng. Thời điểm lý tưởng nhất để đến bờ kè là vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Lúc này ngồi trên bờ kè, thả chân xuống dòng nước, ngắm nhìn biển trời, thi thoảng là những chiếc thuyền đánh cá sẽ mang đến cho du khách cảm giác yên bình và thư thái đến lạ.
  • Tháp Chăm Poklong Garai: được xây dựng vào thế kỷ 12 nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Poklong Garai. Công trình tháp gồm: tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. Dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, tháp Chăm Poklong Garai vẫn còn nguyên vẹn, trường tồn theo thời gian và là niềm tự hào của kiến trúc văn hóa Chămpa cổ đại.
Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 16/06/2023