Làng gốm Bàu Trúc - Phan Rang
Bàu Trúc là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, nổi tiếng với sản phẩm thủ công mỹ nghệ và kỹ thuật nung gốm độc đáo, được ca ngợi như sản phẩm “ấm bàn tay con người” nhất với đậm chất văn hóa Chăm. Nếu đến Ninh Thuận, nhớ là phải ghé qua ngôi làng này một chút nhé.
1. GIỚI THIỆU LÀNG GỐM BÀU TRÚC
Nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 10km về phía Nam, ngay trên đường quốc lộ 1A, làng gốm Bàu Trúc là địa giới thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Làng gốm truyền thống Bầu Trúc một làng nghề cổ xưa đã tồn tại và phát triển qua 7 thế kỷ từ khi ông bà PôKlông Chang đưa người Chăm từ vùng núi về đồng bằng sinh sống. Tại đây lưu giữ nhiều nét đặc sắc hiếm có trong nghệ thuật làng gốm của người Chămpa xưa. Từ đó, làng hốm trở thành làng nghề cổ nhất Đông Nam Á và nổi tiếng bới nhiều sản phẩm gốm thủ công tuyệt hảo.
2. NÉT ĐỘC ĐÁO NGHỆ THUẬT LÀNG GỐM BÀU TRÚC
Làng gốm Bàu Trúc (tiếng Chăm: Paley Hamu Trok) thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 10 km về hướng Nam, nằm ngay trên Quốc lộ 1A, Làng gốm Bàu Trúc được xem là làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn bảo lưu khá tốt truyền thống làm hoàn toàn bằng thủ công.
Bà con trong làng gốm Bàu Trúc đã lập cả đền thờ, tổ chức cúng tế long trọng để nhớ ơn của tổ nghề Poklong Chanh vào dịp lễ hội Kate hàng năm.
Nhà trưng bày gốm Bàu Trúc nằm ngay giữa trung tâm làng, là điểm đến lý tưởng đối với du khách thập phương để ngắm nhìn người phụ nữ Chăm tỉ mỉ, nhịp nhàng thổi hồn vào từng thớ đất thành những sản phẩm gốm độc đáo. Nhà trưng bày rộng rãi, tọa lạc trên một khuôn viên chừng 0,3 ha. Du khách sẽ thấy thích thú trước một rừng gốm với nhiều chủng loại khác nhau. Nhiều nhất là các bình hoa đủ hình dáng sắc màu. Kế đến là những tháp hương được mô phỏng, các vũ nữ Apsara, bình, ấm nước, nồi niêu, chum vại…
Ninh Thuận có khá nhiều làng Chăm, nhưng chỉ riêng đất sét làng Bàu Trúc mới tạo nên được những đồ gốm nỏi tiếng. Các nghệ nhân chế tác, qua những hoa văn, họa tiết, hình thể, bố cục trên những tác phẩm như đã thổi hồn và nỗi lòng riêng của mình vào gốm.
Để làm ra những sản phẩm gốm Bàu Trúc, người ta đã dùng loại đất sét có độ dẻo cao thường được lấy từ các lớp đất nằm sâu ở triền sông Quao. Sau đó, đất được rửa sạch, đập nhuyễn, ngâm nước và nhồi với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ: 2 đất sét – 1 cát. Sản phẩm gốm dù lớn hay nhỏ cũng được các nghệ nhân làm một cách tỉ mỉ, cận thận.
Hoa văn trên gốm Bàu Trúc chủ yếu là hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, hoa văn thực vật, vỏ sò…Gốm Bàu Trúc không nung bằng lò, mà chất thành từng đống, ủ rơm rạ thủ công. Sau đó, bằng cách kết hợp pha màu, ém khói khi nung, các nghệ nhân tạo ra các vết màu loang đặc sắc trên từng sản phẩm gốm như: Vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu…
Một chuyến du hành từ miền gió cát Nam Trung Bộ, dạo chơi, tìm hiểu, quan sát nghệ thuật chế tác, làng gốm của đồng bào dân tộc Chăm Bàu Trúc sẽ là “tour” du lịch thư giãn nhiều thú vị và bổ ích cho bạn.
3. NÉT TÂM LINH, TÍN NGƯỠNG ĐỐI VỚI TỔ NGHỀ NGƯỜI CHĂM BÀU TRÚC
Khác với những ngành nghề của người Việt tại Ninh Thuận trong tín ngưỡng tạ ơn tổ nghề. Nghề gốm của người Chăm tại làng Bàu Trúc có một sự ôn thờ, nhớn ơn sâu sắc với những người đã tạo ra nó. Điều này được thể hiện qua nghi lễ, nguyên tắc trong từng phần của việc tổ chức một ngày trọng đại.
Ngày 21 tháng 10 hàng năm (nhằm ngày mùng 3 tháng 7 Chăm lịch). là ngày giỗ tổ nghề của đồng bào Chăm tại làng Bàu Trúc.
4. HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI ĐẾN LÀNG GỐM BÀU TRÚC
Chỉ cách trung tâm thành phố Phan Rang 10km nên rất tiện cho du khách tham quan. Làng gốm phía nam thành phố nên rất thuận tiện cho du khách tham quan trên đường về. Từ trung tâm thành phố Phan Rang bạn đi theo hướng đường Thống Nhất hặc Trần Phú. Sau đó đi thẳng đường Trần Phú qua siêu thị Co.op-mart Thanh Hà sẽ gặp một vòng xoay. Tiếp tục đi qua vòng xoay vào quốc lộ 1A. Đi thẳng đường quốc lộ 1A nhìn sang tay phải sẽ thấy đường vào làng gốm Bàu Trúc.
5. GIÁ VÉ THAM QUAN LÀNG GỐM BÀU TRÚC
Tham quan làng hốm Bàu Trúc hoàn toàn miễn phí, bạn được thoải mái tham quan, mặc dù là không tốn chi phí nhưng bạn nên mua một vào đồ gốm coi như ủng hộ người làm nghề cũng như góp phần bảo vệ làng nghề.
6. ĐIỂM THAM QUAN GẦN LÀNG GỐM BÀU TRÚC
- Đồi cát Nam Cương
- Làng dệt thổ cẩm Mỹ nghiệp
- Bãi biển Cà Ná
Nguồn: Tổng hợp