Lý Sơn
Đảo Lý Sơn được xem là địa điểm du lịch khá nổi tiếng trong những năm gần đây. Lý Sơn thu hút nhiều du khách nhờ vẻ đẹp hoang sơ và bầu trời trong xanh mát mẻ. Và đặc biệt hơn, nơi đây có những dấu vết văn hoá Sa Huỳnh và sự giao thoa của di sản văn hoá Chămpa và văn hoá Đại Việt.
Giới thiệu Lý Sơn
Đảo Lý Sơn không chỉ có nhiều cảnh đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, nhiều di tích quốc gia và đặc sản nổi tiếng mà con người nơi đây hiền lành, chăm chỉ, mến khách đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi đặt chân đến đây.
Nguồn gốc tên gọi Lý Sơn
Người dân địa phương còn gọi Lý Sơn là cù lao Ré. Bởi vì nơi đây có nhiều núi nhỏ và những cây Ré - loại cây họ gừng mọc rất nhiều ở đó. Sau này người dân Lý Sơn đọc chệch từ Ré Sơn của địa phương.
Giới thiệu Lý Sơn
Huyện đảo Lý Sơn toạ lạc ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi và cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi hơn 28km tính từ cảng Sa Kỳ. Đảo Lý Sơn gồm có 02 đảo: đảo Lớn (Cù lao Ré) và đảo Bé (Cù lao Bờ bãi) và bao gồm 03 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình. Diện tích 10,32 km2, dân số năm 2023 là 24.122 người, có trên 60% hộ gia đình sống nhờ vào biển và 30% hộ dân đảo.
Đây là nơi nhưng gần Hoàng Sa nhất, có vị trí tiền tiêu thiêng liêng của Tổ Quốc, với nhiều chứng tích gắn với lịch sử bảo vệ chủ quyền đất nước. Chính vì vậy mà hòn đảo này chiếm giữ vị trí quan trọng trong tâm niệm của người Việt, là cửa ngõ tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc. Có lẽ chính vì vậy mà nó thu hút về du lịch tâm linh của người Việt Nam. Vị trí thuận lợi trong liên kết với các tuyến điểm du lịch trên bờ và với vị thế quan trọng của nó ở trên biển, đã có đủ những điều kiện cần thiết cho phát triển nhiều loại hình du lịch…
Trên Đảo có rất nhiều di tích và hơn 45 điểm tham quan, đặc biệt là những di tích liên quan đến đội Hoàng Sa đã xác lập trong thời kỳ Chúa và Triều sau như Âm Linh tự và mộ liệt sĩ Hoàng Sa, nhà thờ Phạm Quang Ánh, nhà thờ Võ Văn Khiết... Nơi đảo cũng có dấu vết văn hoá Sa Huỳnh và sự giao thoa của di sản văn hoá Chămpa và văn hoá Đại Việt. Những nét đẹp văn hoá ấy tạo nên Lý Sơn nét độc đáo với sức mạnh lôi cuốn du khách tham quan khám phá.
Vẻ đẹp của thiên nhiên với kết cấu địa tầng gắn bó chặt với lịch sử hình thành vỏ trái đất mang cho Lý Sơn sự đặc biệt riêng như hai miệng núi lửa Giếng Tiên, Thới Lới cùng những vách đá quanh đảo đâm ra biển... tạo ra vẻ đẹp độc đáo trên vùng đảo khá mộc mạc này, rất phù hợp khi làm nơi thư giãn, nghỉ ngơi phục vụ du lịch.
Du lịch đảo Lý Sơn có gì hay?
Lý Sơn còn được coi là đảo Jeju của Việt Nam vì theo những nhà khoa học cho hay thì Đảo Lý Sơn được hình thành nhờ sự phun trào của núi lửa các đây hàng triệu năm… Hòn đảo nổi tiếng thu hút nhiều du khách trẻ đến khám phá bởi nó ẩn chứa một vẻ đẹp xao xuyến lòng người mà khó có nơi nào có được.
Lịch sử đảo Lý Sơn
Vào cuối kỷ Neogen, cách ngày nay khoảng 25 đến 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do kiến tạo địa chấn kết hợp với phun trào núi lửa. Kế thừa văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa Chămpa, phát triển từ những thế kỷ đầu sau Công nguyên. Dấu vết văn hóa vật chất của họ còn lưu lại qua các vết tích chứa đựng trong tầng văn hóa trên ở các di chỉ Xóm Ốc và Suối Chình.
Người Việt định cư tại các làng trên đảo vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17. Họ là ngư dân vùng An Hải, Sa Kỳ thuộc huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Gồm 15 tổ tiên của 15 dòng họ lớn di cư ra đảo chia vùng dân cư ở phía đông và phía tây đảo Lý Sơn. Lịch sử của đảo Lý Sơn gắn liền với cộng đồng sống trên đảo suốt hàng ngàn năm. Ba lớp cư dân Sa Huỳnh - Chămpa - Việt có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hình thành và phát triển đảo Lý Sơn.
Đầu những năm 1990, các thế lực thù địch ở nước ngoài và bọn phản động trong nước tập trung chống phá quyết liệt sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Về vấn đề này, đảng và nhà nước ta đã nghiêm túc phân tích, đánh giá đầy đủ vị trí chiến lược quan trọng của đảo Lý Sơn trong vùng biển Việt Nam, chủ trương tách Lý Sơn ra khỏi huyện Bình Sơn để thành lập một huyện mới thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, thành lập huyện đảo Lý Sơn theo Quyết định số 337-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tách 2 xã Lý Hải và Lý Vĩnh thuộc huyện Bình Sơn.
Văn hóa, con người Lý Sơn
Người dân ở đây nổi tiếng làm nghề trồng tỏi, hành và nghề đánh bắt hải sản. Lịch sử lối sống gắn với chinh phục biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc... đã trao cho Lý Sơn sự kiêu hãnh và hấp dẫn lạ kỳ. Hình ảnh về “Vương quốc tỏi” và nghề đánh bắt hải sản đã làm cho Lý Sơn trở lên nổi tiếng, trở thành yếu tố hấp dẫn du khách mạnh mẽ.
Trong quá trình sinh sống cộng đồng dân cư trên đảo Lý Sơn gắn liền với việc xây dựng cơ sở văn hóa tín ngưỡng của người Việt trên đảo. Dựa trên nền tảng văn hóa của người Chămpa, người Việt đã tiếp thu và phát triển đã hình thành nên một nền văn hóa pha trộn các giá trị văn hóa truyền thống của văn hóa Chămpa và văn hóa Việt Nam để tạo nên một nền văn hóa mang tính tiếp biến văn hóa đồng bằng Bắc Bộ.
Hiện nay, các hoạt động văn hóa cổ như: cúng tế ở chùa, cúng ở các miếu, tiêu biểu như lễ hội dồi bòng, đua thuyền, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa… Tất cả đều mang tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ kết hợp với các tín ngưỡng như tục thờ âm hồn, thờ cá Ông… và cùng với hệ thống di tích kiến trúc tín ngưỡng đình, chùa, miếu đã tạo nên một Lý Sơn giàu truyền thống văn hóa tín ngưỡng.
Khí hậu
Lý Sơn mang đặc trưng của khí hậu miền Trung với nhiệt độ không khí từ 21,8 - 33 độ C, độ ẩm tương đối từ 76 - 94,0% và lượng mưa giao động từ 0,1 đến 1244,2 mm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia làm 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
Mùa khô: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, trời nắng, gió nhẹ, khô ráo nhiệt độ 28 độ C - 36 độ C.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến tháng 2 năm sau. Mưa lớn, biển động và có thể có bão, nhiệt độ dao động từ 16 độ C đến 33 độ C.
Ẩm thực
Qua bao đời truyền dạy và bàn tay khéo léo, người dân đảo Lý Sơn đã tạo nên một nền ẩm thực độc đáo thấm đẫm văn hóa, lịch sử của vùng đất và con người nơi đây. Cũng như các tỉnh miền Trung khác, các món ăn của Lý Sơn thiên về vị cay và đậm đà. Tuy nhiên, có thể nói, nét tinh tế trong ẩm thực của vùng đất này nằm ở cách chế biến của người đầu bếp sao cho giữ được hương vị nguyên bản của món ăn.
Trong các ngày lễ cúng tổ tiên, Họ đã chuẩn bị các món ăn trước nhiều ngày. Trong đó có các món như trái cây, bánh chén, bánh tét, bánh in, thịt heo, gà, dê, chả giò... Nhiều lễ vật gửi đến dân làng lời chúc cuộc sống bình yên. Đặc biệt, trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, clan đã chuẩn bị các món ăn từ cá, tôm, cua, bên cạnh các vật phẩm như lễ vật nhà dài. Thích ứng với môi trường tự nhiên đã bộc lộ tính sáng tạo, linh hoạt của con người, tạo nên nét độc đáo riêng trong văn hóa ẩm thực Lý Sơn.
Lễ hội
Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Điển hình là Lễ hội đua thuyền Tứ Linh và Lễ khao lình Hoàng Sa.
Lễ hội đua thuyền Tứ Linh: diễn ra xuyên suốt trong 4 ngày, từ mùng 4 đến mùng 7 tết âm lịch hằng năm, đây là lễ hội lớn nhất trong năm của nhân dân đảo Lý Sơn. Được tổ chức nhằm tri ân tổ tiên có công khai khẩn, tưởng nhớ các anh hùng đội dân binh Hoàng Sa – Trường Sa năm xưa đã giăng buồm ra khơi dựng bia cắm mốc chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa.
Lễ khao thề lính Hoàng Sa: diễn ra vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ hội không chỉ góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo mà còn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời giáo dục truyền thống tự hào dân tộc và những giá trị nhân văn sâu sắc cho mọi tầng lớp nhân dân ở Lý Sơn.
Lễ hội Dồi Bồng: diễn ra trong ngày mùng 7 tháng giêng tại ở làng An Hải, huyện Lý Sơn. Đây là lễ hội đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở miền Trung nước ta, với mong muốn cầu nắng, cầu mưa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của nhân dân, tạo thiện cảm, thắt chặt tình người mà còn phản ánh những nghi lễ, tín ngưỡng dân gian độc đáo của người Việt, góp phần tạo nên một làng quê giàu bản sắc văn hóa truyền thống.
Các địa điểm du lịch tại Đảo Lý Sơn
Với những giá trị độc đáo về sự hình thành đặc biệt và những người con của hòn đảo này, Nó được ví như đảo Jeju nổi tiếng của Hàn Quốc. Du lịch đảo Lý Sơn cho thấy tiềm năng lớn trở thành điểm du lịch quốc gia. Du khách đến Ly Sơn đều sẽ có ấn tượng đặc biệt về một số địa điểm như Cổng tò vò, Chùa hang, Đảo Bé, Cột cờ Lý Sơn,Hang Câu…
Cổng tò vò
Có địa chỉ tại thôn Tây, Lý Sơn, Quảng Ngãi. Cổng Tò Vò là một “vòm” bằng đá cao 2,5m. Cổng tò miễn phí vé vào. Nơi đây được hình thành do núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ. Xung quanh cổng Tò Vò là một dải nham thạch đen mịn, muôn hình vạn trạng ẩn hiện giữa làn nước biển trong vắt của Lý Sơn. Từ vị trí cổng Tò Vò có thể nhìn bao quát toàn cảnh làng chài trù phú phía Bắc và núi Giếng Tiền phía Nam.
Chùa hang
Tọa Lạc tại xã An Hải Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nằm dưới chân núi Thới Lới - ngọn núi lửa lớn nhất trên đảo Lý Sơn. Vé vào thăm Chùa Hang hoàn toàn miễn phí. Chùa được xây dựng trong hang đá lớn nhất của dãy núi Thới Lới, với chiều dài 20m, chiều rộng 20m, chiều sâu 24m và chiều cao 3,2m. Trước đây, ngôi chùa này ban đầu là một ngôi đền được người Champa sử dụng để thờ các vị thần của Bà La Môn. Vào đầu thế kỷ 17, khi người Việt khai phá đảo Lý Sơn, ngôi đền được sử dụng như một nơi thờ Phật. Ngày 20/07/1994 chùa đã được xếp hạng thắng cảnh quốc gia bởi Bộ Văn Hoá – Thể Thao Và Du Lịch.
Đảo Bé
Đảo bé thuộc xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một địa điểm du lịch miễn phí. Để di chuyển đến đảo Bé du khách có thể đi bằng tàu hoặc cano và du khách phải đặt mua vé từ cảng Lý Sơn. Tàu sẽ xuất bến từ 8h và quay về lúc 14h30, vé thuyền khoảng 30.000đ/người còn giá vé ca nô là 60.000đ/người. Đến được bến, du khách có thể lựa chọn xe điện, xe ôm, xe tuk tuk để di chuyển thỏa mái qua các tham qua các địa điểm.
Cột cờ Lý Sơn
Cột cờ Lý Sơn nằm ở núi Thới Lới huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là công trình khởi nguồn từ chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc năm 2013”. Cột cờ có chiều cao hơn 20m. Lá cờ hướng ra quần đảo Hoàng Sa, Trường xa, tung bay phấp phới trước gió trời càng thể hiện mãnh liệt chủ quyền biển. Khi du khách đặt chân đến tham quan Cột cờ Lý Sơn thì du khách sẽ được chiêm ngưỡng một không gian mở rộng mở, dưới ánh nắng nhè nhẹ, sóng biển dập dù và phóng tầm mắt ra đường chân trời tạo nên một phong cảnh khắc sâu trong tim du khách.
Hòn Mù Cu Lý Sơn
Hòn Mù Cu là nằm ở phía đông cách cầu cảng Lý Sơn tầm 3km và gần sát với âu neo đậu tàu thuyền An Hải. Hòn Mù Cu không chỉ là một địa điểm vui chơi lý tưởng mà nó còn là một địa điểm check in siêu xịn và hoàn toàn miễn phí. Hòn này có dải đá đen núi lửa trải dài và ngọn hải đăng khá đặc trưng.
Hang Câu
Hang Câu Lý Sơn thuộc thôn Đông, An Hải, Quảng Ngãi. Hang được tạo nên bởi sự bào mòn của sóng biển quanh năm và khoét sâu vào lòng núi qua hàng ngàn năm. Được tạo hóa ban tặng cho vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, một tác phẩm nghệ thuật sống động giữa đời thực. Vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi rừng kết hợp với vẻ đẹp thơ mộng của biển cả, Hang Câu hút hồn biết bao du khách khi đã đặt chân đến. Rau câu bao phủ rất nhiều trên các vách đá nên cái tên Hang Câu ra đời và lưu truyền nơi này được gọi là Hang cau qua bao ngàn đời nay.