Lý Sơn
mask
Đã đi
Sắp đi
Gody-er đã đến

Đi du lịch Lý Sơn khi nào (tháng nào, mùa nào)?

Du khách có kế hoạch đi du lịch Lý Sơn nên tìm hiểu các thông tin liên quan đến thời tiết khí hậu, cũng như các sự kiện lễ hội hấp dẫn tại đây để có sự sắp xếp tốt nhất qua đó có cho mình chuyến đi nhiều trải nghiệm nhất.

Khí Hậu, thời tiết ở Lý Sơn

Lý Sơn là một đảo nhiệt đới có môi trường tự nhiên hấp dẫn, tiềm năng sinh thái đa dạng và độc đáo và có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị vì đây sẽ là một điểm đến còn mới trong tương lai sẽ thu hút được nhiều khách du lịch. Địa hình trên đảo đa dạng, chứa đựng các danh thắng nổi tiếng, biển có san hô thuận lợi để phát triển du lịch lặn biển ngắm san hô; Có thể phát triển, tổ chức hoạt động du lịch được phần lớn thời gian quanh năm; Có vị trí gần với khu kinh tế Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi, đồng thời có khả năng kết nối thuận tiện với đường xuyên Á và hành lang Đông Tây; Gần với các cảng chính của Quảng Ngãi như Sa Kỳ, Phú Thọ thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận đảo.

Hòn đảo nhiệt đới này, có nhiệt độ nền khá cao tùy vào từng khu vực địa hình mà có sự chênh lệch nhất định. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25,5 đến 26,5 độ C, nóng đỉnh điểm lên đến 42 độ C, lạnh đỉnh điểm không dưới 12 độ C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, từ tháng 1 đến tháng 8 mưa ít chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm. Chính vì vậy đây cũng là mùa nắng nóng đỉnh điểm, thời tiết nắng nóng cộng với khối khí từ phía Tây từ Lào tràn sang làm cho môi trường càng khắc nghiệt.

Tháng 2 - 3 và đầu tháng 12, thời điểm này Lý Sơn bắt đầu vào vụ thu hoạch những đồng tỏi nên du khách cũng có thể đến nơi để trải nghiệm qua mùa tỏi hết sức kỳ thú. Sau thu hoạch du khách sẽ có thể ăn đĩa nộm tỏi ngon và mua tỏi về dùng hoặc tặng người thân và gia đình. Tuy nhiên đầu tháng 12 lại bị tác động của thời tiết nên có thể khả năng tàu đến lý sơn sẽ phải ngừng hoạt động. 

Khoảng thời gian đẹp nhất cho những chuyến du lịch Lý Sơn là khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Thời tiết khô ráo, nắng đẹp, cảnh vật cây cối xanh tươi, đặc biệt là tránh tình trạng mưa ẩm ướt rất bất tiện cho việc di chuyển. Thời tiết nắng đẹp phù hợp cho nhiều hoạt động vui chơi, thắng cảnh, tắm biển. Đi vào khoảng thời gian này sẽ có những thời điểm nắng nóng đỉnh điểm vì vậy du khách cần chuẩn bị đầy đủ đồ đạc, trang phục, phụ kiện an toàn để chuyến đi diễn ra an toàn. Tuy nhiên để chuyến du lịch của du khách trở nên đáng nhớ thì nên tránh mùa cao điểm từ tháng 4 đến tháng 6, để không phải chịu cảnh đông đúc. 

Đặc biệt vào thời điểm này khoảng tháng 6-7 là chính vụ dưa. Dưa hấu ở Lý Sơn được đánh giá là ngon và độc đáo. Dưa hấu Lý Sơn quả to, vỏ mỏng, mọng nước và độ ngọt thanh cả quả. Phần ruột bên trong chín mọng, đỏ, không bị rỗng cứng và chìm hẳn vào trong như dưa ở vùng khác. Vùng thổ nhưỡng phù hợp cùng vốn kinh nghiệm trồng dưa hơn nửa thế kỷ của người Lý Sơn đã tạo cho dưa đất này có mùi vị riêng biệt không hoà lẫn vào đâu được. 

Và tránh mùa mưa bão hay lũ lụt ta không nên đi từ tháng 9 đến tháng 12. Từ đầu tháng 1 đến tháng 4 là mùa rêu xanh phủ khắp những bãi đá ven biển Lý Sơn, khí hậu ấm áp và đẹp nhất trong năm du khách sẽ bị choáng ngợp với thảm thực vật nơi đây.

Sự kiện - Lễ hội ở Lý Sơn

Vùng biển, đảo Quảng Ngãi còn là "mảnh đất vàng” về di sản. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, những lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân. Điển hình tại Lý Sơn có lễ khao thế lính Hoàng Sa và đua thuyền Tử Linh.

Lễ hội đua Từ lĩnh

Lễ hội đua Từ lĩnh đầu Xuân mới là lễ hội lớn nhất trong năm của nhân dân đảo Lý Sơn, lễ hội đua thuyền Tứ linh ở Lý Sơn sẽ được diễn ra xuyên suốt trong 4 ngày, từ mùng 4 đến mùng 7 tết âm lịch hằng năm. Lễ hội đua thuyền được tổ chức nhằm tri ân tổ tiên có công khai khẩn, tưởng nhớ các anh hùng đội dân binh Hoàng Sa – Trường Sa năm xưa đã giăng buồm ra khơi dựng bia cắm mốc chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa. Đồng thời thông qua lễ hội đua thuyền, các tộc họ trên đảo cầu mong thần linh che chở; cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt. Lễ hội này còn thể hiện nét sinh hoạt độc đáo của cư dân vùng biển và cũng là dịp để những chàng trai là những ngư dân trẻ trên đảo rèn luyện, thi thố tài năng điều khiển ghe thuyền trên biển. Cùng với tiếng trống giục, cờ phát là tiếng reo hò vang dậy suốt dọc bờ biển trong những ngày đầu Xuân khiến không khí ứng lăng hàng ngày đã hoàn toàn được xua tan, thay vào đó là niềm vui tươi, phần chắn. Người ta tin rằng những thuyền đua tháng cuộc thi việc làm ăn trong năm sẽ được khám phá, phát đạt và gặp nhiều may mắn.

Lễ khao thề lính Hoàng Sa

Tháng 2 âm lịch hàng năm, cư dân làng An Hải lại tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nó không chỉ tri ân những người lính đã vượt hàng trăm cây số ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hoàn thành tuyến đường khảo sát, thu gom hàng hóa, cắm mốc chủ quyền mà còn giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần đoàn kết, yêu nước, yêu biển, đảo quê hương. Đây là một nghi lễ văn hóa mà không nơi nào  trong cả nước , bởi ngoài những nghi lễ  văn hóa cổ truyền còn thấy ở nhiều nơi khác bởi những nét độc đáo của yếu tố văn hóa hòn đảo này. Hơn thế nữa, nó có tầm quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa của ngư dân Lý Sơn và có tầm quan trọng to lớn trong việc thực thi chủ quyền lãnh thổ của chúng ta. Lễ hội không những vừa góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà  vừa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời giáo dục truyền thống tự hào dân tộc và những giá trị nhân văn sâu sắc cho mọi tầng lớp nhân dân. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa Lý Sơn năm nào cũng vậy, vào dịp Hội xuân, người dân đảo Lý Sơn lại tưng bừng mở hội đua thuyền đầu xuân để tưởng nhớ tiền nhân và đội hùng binh Hoàng Sa. Trường Sa đã có công bảo vệ biên cương của Tổ quốc, là cầu nối đem lại hòa bình cho dân tộc, đem lại ấm no cho nhân dân, giúp ngư dân ra khơi thuận lợi bằng nghề khai thác thủy hải sản, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền của hai Hoàng Sa - Quần đảo Trường Sa. Tinh thần đoàn kết là đặc trưng nhất ở Lễ hội Thế lính Hoàng Sa, Không phải trai tráng Lý Sơn chỉ là tranh tài mà còn thể hiện ý chí biển khơi, thể hiện sự tài giỏi của con người Lý Sơn và truyền thống nhớ ơn cội nguồn của dân tộc ta.