Ngay khi lần đầu ghé Kyoto, và cả sau này nhìn lại, tôi cảm thấy mình là một người lữ-khách-lạc-đường hơn là một kẻ dẫn đường. Và từ sâu thẳm, hiểu một Kyoto điềm đạm, thanh nhã trong từng hơi thở là điều không dễ chút nào.
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Ho Phuoc VuMatcha cream này mình mua ở chùa Thanh Thủy, 30yen(60k)/pcs đó bạn, tới kyoto mà ko ăn bánh mochi và kem liên quan đến trà xanh thì coi như chưa tới kyoto đó :))
Một buổi sáng mùa xuân ở Phiêng Cành - bản nhỏ của người Mông ẩn hiện trong sương giữa chập chùng núi rừng Tây Bắc.
Khói bếp toả ra từ những ngôi nhà trình tường, trẻ em nô nức xúng xính áo váy bên hoa mận hoa đào bung nở, nhà nhà trong bản sum vầy ở mảnh sân nhỏ để cổ vũ trận bóng mừng mùa mới.
Vạn vật nơi đây như trỗi dậy một sức sống mới, lúc mùa sang
NÀ KA MÙA HOA MẬN
Buổi sớm, chỉ có những đám mây vô định dập dìu giữa khoảng không trong thung lũng Nà Ka, trống trải và trong lành.
Mùa này, men theo con dốc vào Nà Ka từ phía trên cao nhìn xuống, cả thung lũng được phủ một màu trắng xoá bởi hoa mận, hoa cải.
Xuân đã ghé thăm miền rẻo cao rồi.
Đẹp như một miền cổ tích.
Không hào nhoáng phô trương, không lễ hội náo nhiệt, những nhánh mai anh đào cứ lặng lẽ đung đưa trong gió, chào đón những người đến và đi qua Đà Lạt rồi kể những câu chuyện của riêng mình. Về cái hữu hạn tuần hoàn của đời hoa, đời người trong cái vô hạn của đất trời, để thêm trân quý và biết ơn cuộc sống dù thăng hay trầm đang diễn ra xung quanh ta.
Có đi mô thì đi, ghé thành Vinh nhớ qua Nam Đàn rồi ngược về miền tây xứ Nghệ, ghé ốc đảo chè giữa hồ Thanh An, nghe đất trời reo vui giữa bốn bề non nước, nhấm nháp ly rượu sim rừng với đặc sản nút Thanh Chương dân dã.
Để rồi lơ lửng trong đầu:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết, như tranh họa đồ”
Nằm ngay dưới chân núi Rồng - đỉnh cực Bắc Tổ quốc - làng văn hóa Lô Lô Chải thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, là nơi sinh sống của người Lô Lô và người Mông, trong đó người Lô Lô chiếm khoảng 90%. Lô Lô Chải không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, mộc mạc, nguyên sơ, đây còn là nơi lưu giữ vẹn nguyên những nét văn hóa độc đáo của người Lô Lô trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
#everywherewithvu
Buổi chiều cứ đi và dừng lại khi bất chợt gặp một guồng sợi cô độc quay trong nắng nhạt, những bông hoa trên đá co ro vì áo mỏng, ngơ ngác đứng ven bờ taluy âm dương nhìn đám khách lạ đường xa, những gùi cỏ trĩu trên vai nhọc nhằn vất vả, một con dốc dài mà chiếc xe đạp nào qua cũng luôn phải còng lưng theo từng nhịp bước chân.
Đã có những buổi chiều đau đáu đi qua cuộc đời, như thế...
Suốt dặm dài miền dã sử Đồng Văn, tôi đã tình cờ gặp những thân cây độc hành xé đá sinh sôi ở miền phên giậu. Với người H’mông ở Hà Giang, sa mộc chính là người anh em đã gắn bó với họ từ bao đời nay, theo gió ngàn rừng về đâm chồi nảy búp, rồi sâu rễ bền cành, vươn lên ngay thẳng, chẳng ngại nắng mưa, che chở cho đồng bào miền biên viễn.