Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích đều đứng thứ 6 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh Sóc Trăng từ xưa đến nay được biết đến là nơi có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, chính trị của vùng Tây Nam Bộ. Sóc Trăng còn được thiên nhiên ban tặng với nhiều cảnh đẹp, những ngôi chùa mang nhiều kiến trúc độc đáo, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa của các dân tộc đặc biệt là đồng bào người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Bởi vì thế, du lịch Sóc Trăng đang là điểm đến lý tưởng, là nơi tìm về của chuyến đi du lịch miền Tây được ưa chuộng.
Giới thiệu về Sóc Trăng
Sóc Trăng điểm đến du lịch được rất nhiều du khách lựa chọn. Bởi lẽ, khi du lịch Sóc Trăng với nhiều điểm đến thú vị, nhiều chùa mang màu sắc âm hưởng đặc trưng chỉ có Sóc Trăng mới có. Nét đặc biệt tại Sóc Trăng đã níu giữ được biết bao trái tim yêu thiên nhiên, yêu du lịch và thích khám phá tại vùng đất này.
Nguồn gốc tên gọi Sóc Trăng
Tên gọi Sóc Trăng mang nét ý nghĩa là “xứ có kho chứa bạc của nhà vua”. Theo nhiều ghi chép ghi lại rằng, tên gọi hiện nay Sóc Trăng được dịch từ tiếng Khmer, của từ Srok Kh'leang. Srok mang nghĩa là "xứ", "cõi"; Kh'leang lại có nghĩa là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Mà từ đó, người Việt phát âm thành “ Sốc-Kha-Lang”. Rồi qua nhiều giai đoạn, theo nhiều cách đọc trại mà thành tên gọi Sóc Trăng đến nay.
Sóc Trăng có nhiều truyền thuyết, song có một truyền thuyết gần gũi với tên gọi Sóc Trăng này. Nói rằng, xưa kia nơi đây là nơi chúa vàng bạc của nguyên đời vua Cơ-Me (Khmer), hay có nguyên văn khác nói rằng nơi đây là nơi chứa bạc, chứa vũ khí, kho chứa lương thực của giặc khi đóng quân tại tỉnh này,... dẫu vậy, thì dù bất cứ theo nguyên tác nào thì Sóc Trăng vẫn có nghĩa là “kho chứa bạc”. Năm 1991, tỉnh Sóc Trăng được thành lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hậu Giang.
Giới thiệu về Sóc Trăng
Là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Tỉnh Sóc Trăng nằm tại hạ nguồn phía Nam của sông Hậu. Là địa phương có diện tích lẫn dân số đứng thứ 6 tại Đồng bằng Sông Cửu Long, với diện tích tự nhiên là 76,15 km2 và dân số năm 2022 là khoảng 1.197.823 người.
Chỉ cách TPHCM khoản 231 km, Cần Thơ khoản 62 km, du khách có thể di chuyển đến Sóc Trăng bằng phương tiện xe máy hay ô tô theo quốc lộ 1A. Sóc Trăng còn nối liền với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nam Bộ, là tuyến đường thu hút nhiều du khách lựa chọn du lịch miền Tây.
Sóc Trăng còn là nơi tâm linh nổi tiếng với các ngôi chùa mang nhiều nét độc đáo từ kiến trúc, nét văn hóa của Phật giáo Nam tông tạo sự hài hòa với sự liên kết chặt chẽ trong đời sống người dân địa phương và cả vùng đất Tây Nam Bộ này.
Ngoài ra, khi đi du lịch Sóc Trăng du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của các khu du lịch, những sản phẩm đặc sắc, thiên nhiên đa dạng với nhiều điểm thu hút nhiều du khách trong nước và cả quốc tế.
Thông tin cần biết về Sóc Trăng
- Diện tích: 76,15 km2
- Dân số: 1.197.823 người (2022).
- Dân tộc chủ yếu: Khmer, Kinh, Hoa, và một số dân tộc khác
- Biển số xe: 83
- Mã điện thoại: 0299
- Mã QH: 941
- Mã ZIP: 96000
Du lịch Sóc Trăng có gì hay? có gì đẹp?
Sóc Trăng là vùng đất mang nhiều nét văn hoá đặc sắc, là điểm đến lý thú được nhiều du khách lựa chọn để đến thăm thú, du lịch. Đến thăm thú vùng đất với nét văn hóa đặc sắc, với con người đáng mến, với những món ăn ngon, những địa điểm hấp dẫn,.. là điều du khách không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này.
Lịch sử Sóc Trăng
Trải qua bao biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, của ý thức dân tộc, với tinh tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Người dân Sóc Trăng vẫn còn giữ mãi tinh thần bất khuất ấy mà gắn bó huyết thống, xây dựng tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau,... tạo nên đời sống con người nơi đây vô cùng vui vẻ, chan hòa.
Theo đó, hiện tại Sóc Trăng vẫn còn nhiều di tích lịch sử, cách mạng đang được bảo tồn với vẻ đẹp văn hóa truyền thống, kiến trúc vô cùng độc đáo tại địa phương như: Di tích lưu niệm danh nhân Bác sĩ nông học Lương Định Của (tại huyện Long Phú, Sóc Trăng), Di tích chứng tích chiến tranh - Địa điểm Mỹ Ngụy thảm sát thường dân (tại xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng), Di tích chùa Ô Chum,...
Văn hóa, con người Sóc Trăng
Là vùng đất được đại đa số người dân biết đến là nơi hòa hợp của nhiều dân tộc, trong đó có 3 dân tộc ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nơi đây là người Khmer, Hoa và người Việt. Văn hóa được người dân hun đút, hòa hợp tạo nên nền văn hóa đa màu sắc tại đây. Du khách khi đi du lịch Sóc Trăng có thể chiêm ngưỡng các nền văn hoá đặc trưng ấy qua các ngôi chùa, các ngôi nhà, và cả trong cách sống của người dân.
Đặc biệt, con người nơi đây rất trọng tình nghĩa. Trong giao tiếp, họ rất quý trọng tình nhân nghĩa, bộ trực và thẳng thắn, họ sống hào phóng, bình dị, chân thành cùng tình cảm gắn bó chân thành đối đãi. Đây cũng chính là truyền thống, là bản tính của người dân Nam Bộ nói chung và người dân địa phương Sóc Trăng nói riêng.
Thời tiết, khí hậu Sóc Trăng
Mang đặc điểm của khí hậu miền Tây Nam Bộ, với hai mùa chính là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ khoản tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô khoản từ tháng 11 đến tháng 4 năm tiếp theo.
Với nền nhiệt trung bình năm chỉ khoản 26 độ. Đây là thời tiết vô cùng thích hợp để đi du lịch quanh năm, bởi thế du khách có thể đến tham quan Sóc Trăng vào bốn mùa. Đặc biệt nhất, du khách có thể du lịch Sóc Trăng vào mùa nước nổi vào mùa mưa để thưởng thức cảnh đẹp, món ăn hấp dẫn chỉ có mùa nước lên mới có.
Ngoài ra, du khách có thể lựa chọn du lịch Sóc Trăng vào mùa lễ hội lớn tại đây vào tháng 10 (ÂL) với các lễ hội đặc sắc của người Khmer, hay đến du hí Sóc Trăng vào các mùa khác, Sóc Trăng vẫn sẽ chu đáo đón tiếp du khách với các địa danh hấp dẫn, những ngôi chùa với kiến trúc độc đáo.
Ẩm thực Sóc Trăng
Về Sóc Trăng, du khách không thể nào bỏ qua các món ăn đặc sản, ngon miệng tại nơi đây. Hãy bỏ chút thời gian để thưởng thức các món ăn đặc sản với hương vị thơm ngon, cách chế biến độc đáo, cách nấu đặc biệt. Hãy thưởng thức các món ăn đậm nét văn hóa của người Khmer, các món ăn với nhiều loại gia vị của người Hoa, hay nhiều món ăn được nêm nếm theo công thức riêng của những dân tộc khác tại nơi đây đều là các món đặc sản đã ăn là chìm đắm trong hương vị khó quên.
Các món ăn nhất định phải thưởng thức khi đi du lịch Sóc Trăng: bún nước lèo, lẩu mắm, hủ tiếu cà ri, bún xào, cháo cá đắng, bún gỏi già, cháo cá lóc, bò nướng ngói, bánh pía,bánh phồng tôm, mè láo, các loại lạp xưởng từ thịt gà, khô trâu Thạnh Trị và tôm khô, tôm sú, củ hành tím, các loại trái cây miệt vườn.. mà du khách vừa có thể thưởng thức lại có thể mua về làm quà tặng cho người thân, bè bạn.
Lễ hội đặc sắc Sóc Trăng
Không chỉ là nơi giao thoa của nhiều văn hóa đặc sắc của Đồng bằng Sông Cửu Long, Sóc Trăng còn là nơi hội tụ nhiều nét đặc trưng của nhiều lễ hội , được xem là xứ sở của các lễ hội. Về du lịch Sóc Trăng, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những ngôi chùa mang nhiều nét cổ kính, hòa vào các không khí lễ hội sôi nổi của người dân nơi đây.
Lễ hội đua ghe Ngo: địa chỉ tại sông Maspero, phường 8, Sóc Trăng (khán đài)
Là lễ hội truyền thống của người đồng bào dân tộc Khmer, được tổ chức hàng năm vào 2 ngày 14 đến 15 tháng 10 (ÂL) hàng năm. Lễ hội tổ chức là dịp bà con lao động nơi đây có thời gian nghỉ ngơi sau vụ mùa vất vả, mang nhiều nét tâm linh, văn hóa với người dân tại Sóc Trăng. Lễ hội đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2021). Thu hút đông đảo bà con từ nhiều địa phương lân cận tham gia thi đấu, nhiều du khách khắp nơi về Sóc Trăng tham gian, hòa cùng lễ hội nhộn nhịp này.
Lễ hội cúng Phước Biển: địa chỉ tại:vùng biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Còn có tên gọi khác là Chrôium Check, là lễ hội dân gian cả người dân đi biển tại Sóc Trăng tổ chức vào ngày rằng tháng 2 âm lịch hàng năm (tức ngày 14 và 15/2 ÂL). Với các nghi thức truyền thống để cầu mong cho vụ mùa cá, tôm bội thu, ngư dân ra biển bình ăn, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Ngoài buổi lễ vô cùng trang nghiêm, các chương trình hội diễn ra với nhiều hoạt động vô cùng sôi nổi, đặc sắc như: các trò chơi dân gian, thi lượm củ hành, đấu bóng đá, thả diều, đẩy xiệp,.. thu hút rất đông người dân và du khách tham gia.
Lễ hội Thác Côn: địa chỉ tại: ấp An Trạch, An Hiệp, Châu Thành, Sóc Trăng
Lễ hội tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 3 (ÂL) hàng năm. Đây là dịp lễ hội mang nhiều ý nghĩa với tên gọi khác như lễ hội Cúng Dừa hay Thát Kôn, mang nhiều nét truyền thống và là một lễ hội lớn của người Khmer. Vào dịp lễ, người dân sẽ cúng chiếc bình bông được làm từ trái dừa, với các lễ vật khác mang nhiều ý nghĩa cầu an.
Du khách cũng có thể về Sóc Trăng tham gia các lễ hội khác như: lễ hội Dâng Bông, lễ hội sông nước miệt vườn Sóc Trăng, lễ hội Nghinh ông,..
Điểm du lịch hấp dẫn, đặc sắc tại Sóc Trăng
Đi du lịch Sóc Trăng du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên sông nước mát mẻ, thoải mái, các vườn cây trái trĩu quả hay các khu rừng tràm, rừng đước mênh mông, bát ngát của vùng hạ lưu con sông Hậu hữu tình, thân thương mến khách đem lại cảm giác thân thương, sự thoải mái, hấp dẫn.
Các điểm du lịch nổi tiếng tại Sóc Trăng:
Chợ nổi Ngã Năm: tọa lạc tại thị xã Ngã Năm, Thạnh Trị , Sóc Trăng
Là khu chợ nổi tiếng tại Sóc Trăng. Cái tên Ngã Năm gắn liền với chợ nổi bởi chợ nằm ngay vị trí trung tâm của 5 nhánh sông chảy về các địa phương khác trong vùng Tây Nam Bộ. Chợ hoạt động hầu như xuyên suốt với nhiều ghe xuồng, buôn bán tấp nập trên sông.
Chùa Sêrâytêchô-Mahatup (còn gọi là Chùa Mã Tộc, hay Chùa Dơi): tọa lạc tại đường Mai Thanh Thế, khóm 9, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Ngôi chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia về cảnh quan du lịch (năm 1999). Ngôi chùa có kiến trúc quan trọng trong tín ngưỡng người Khmer, là địa điểm sinh hoạt cộng đồng địa phương, cũng là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer tại đây. Qua nhiều thăng trầm, nơi đây vẫn giữ được nét truyền thống vốn có với màu vàng đặc trưng, với các hình tượng rắn Naga truyền thống, các bảo tháp, miếu bà.. đặc biệt là khuôn viên chùa có nhiều cây dầu, cây sao là nơi trú ẩn của các loài dơi, là đặc điểm tạo nên tên gọi của chùa mà nhiều người biết đến.
Chùa Kh’leang: tọa lạc tại khóm 5, phường 6, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc Gia về kiến trúc vào năm 1990. Là ngôi chùa với kiến trúc độc đáo, là một trong những ngôi chùa cổ tại khu vực Tây Nam Bộ của người Khmer. Đến đây, du khách có thể chiêm ngưỡng những cảnh quan hấp dẫn với những cây cổ thụ, cây thốt nốt, hay những câu chuyện truyền thuyết của người Khmer, thư tịch cổ xưa Khmer,..
Vườn cò Tân Long – Thạnh Trị: nằm trên ấp Tân Bình, xã Long Bình, Ngã Năm, Sóc Trăng.
Nơi đây được mệnh danh là khu bảo tồn các loài cò, bởi nơi đây không chỉ có thiên nhiên đầy sức hấp dẫn, mà còn là nơi sinh sống và phát triển của các loài chim cò. Về du lịch vườn cò, du khách có cơ hội nhìn ngắm thiên nhiên ưu đãi, mát lành, các loài chim muông bay lượn trong thiên nhiên trong xanh, bao la.
Thắng cảnh Cồn Mỹ Phước: tọa lạc tại xã Nhơn Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng.
Là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích không khí miền quê đầy nét giản dị, nên thơ. Về ghé thăm cồn, du khách vừa có thể chụp ảnh với các khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, mát lành bao la. Thưởng thức ngay tại vườn cây các loại trái cây tươi ngon, và có thể mua về làm quà với giá vô cùng rẻ.
Ngoài các điểm đến trên, du khách còn có thể tham quan các điểm đến hấp dẫn khác tại Sóc Trăng như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (Đền thờ Bác Hồ) được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia (tọa lạc tại xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng), khu căn cứ Tỉnh ủy được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia (tọa lạc tại xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng, chùa Bửu Sơn Tự, chùa Sà lôn, chùa Bốn Mặt, hồ nước ngọt Sóc Trăng, khu du lịch Bình An,...