Đồng Nai
mask
Đã đi
Sắp đi
248,926 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Đồng Nai

Đồng Nai - một tỉnh nằm tại vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam, là một điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa. Với vị trí gần TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai không chỉ mang trong mình nét sôi động của đô thị mà còn tự hào với những địa danh du lịch độc đáo và lôi cuốn. Từ những khu rừng xanh mát, những di tích lịch sử và văn hóa đặc biệt, cho đến những khu du lịch giải trí nổi tiếng, du lịch Đồng Nai là điểm đến cho du khách gần xa khám phá và trải nghiệm.

Hình ảnh du lịch Đồng Nai
Hồ đá Hoá An
"Cơm cháy, nồi gang" tại BÀ ĐẤT HOMESTAY, ĐỒNG NAI
Mình đi Cắm trại ở Hồ Trị An T8/2022
Xem tất cả ảnh

Giới thiệu về Đồng Nai

Là một tỉnh được thành lập sau giải phóng đất nước (1976). Đồng Nai là sự hợp nhất giữa 3 tỉnh lỵ trước đây là: Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy. Tuy là một tỉnh được hợp nhất nhưng Đồng Nai lại mang cho mình một cái tên ý nghĩa và cùng với đó là những điều kỳ thú thu hút biết bao nhiêu là du khách.

Lịch sử Đồng Nai

Lịch sử Đồng Nai có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử khai hoang vùng đất Nam Bộ. Và người đã có công khai phá vùng đất Đồng Nai này chính là chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Ông được chúa Nguyễn Phúc Chu cử đi trông nom việc bình và việc dân ở Đàng Trong và đã xây dựng nên dinh Trấn Biên (tiền thân tỉnh Đồng Nai). Năm 1808, dinh Trấn Biên thay thành trấn Biên Hòa. Lúc bấy giờ, Trấn Biên Hòa là một trấn thuộc Gia Định thành dưới thời Gia Long.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, mãi cho đến tháng 02/1976, tỉnh Biên Hòa được sát nhập vào với tỉnh Phước Tuy và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai mới, tỉnh lỵ được đặt ở thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên, năm 1991, địa bàn tỉnh Phước Tuy cũ được tách ra để tái lập Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay.

Ngày nay, địa danh Biên Hòa chỉ còn được sử dụng để nói về thành phố Biên Hòa, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Đồng Nai.

Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Đồng Nai

Vị trí địa lý: 

Là tỉnh nằm ngay vùng Đông Nam Bộ và nằm gần trung tâm vùng cho nên Đồng Nai có thể được xem là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển ở nước ta - nhất là về hoạt động kinh tế công nghiệp.

Với diện tích khá là lớn 5.907,2 km2, Đồng Nai là tỉnh thành có diện tích đứng 24 trong tổng 63 tỉnh thành ở Việt Nam. Ngoài ra, Đồng Nai còn là tỉnh có diện tích lớn thứ 3 ở Nam Bộ sau Kiên Giang, Bình Phước và lớn thứ nhì ở vùng Đông Nam Bộ. 

Về các hướng tiếp giáp, Đồng Nai ngoài việc tiếp giáp với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ, nơi đây còn tiếp giáp với các tỉnh vùng Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

  • Phía Đông tỉnh Đồng Nai tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận;
  • Phía Đông Bắc tỉnh Đồng Nai tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng;
  • Phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai tiếp giáp với hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương;
  • Phía Nam tỉnh Đồng Nai tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
  • Phía Tây tỉnh Đồng Nai tiếp giáp với trung tâm sầm uất, sôi động nhất phía Nam - TP. Hồ Chí Minh.

Với lợi thế về mặt vị trí địa lý, là trung tâm nối liền với những địa điểm du lịch lớn bậc nhất của cả nước cho nên Đồng Nai có rất nhiều tiềm năng để phát triển mình ở mọi mặt. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn cho tỉnh trong việc tìm hướng phát triển du lịch mang dấu ấn đặc sắc cho riêng mình.

Phạm vi lãnh thổ:

Phạm vi lãnh thổ của tỉnh Đồng Nai bao gồm 11 đơn vị hành chính với 2 thành phố và 9 huyện lần lượt là: tp. Biên Hòa, tp. Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, huyện Định Quán, huyện Thống Nhất,  huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch, huyện Vĩnh Cửu, huyện Tân Phú, huyện Xuân Lộc và huyện Trảng Bom.

Nguồn gốc và tên gọi của tỉnh Đồng Nai

Có nhiều người thắc mắc rằng: Liệu có phải nơi đây nhiều nai hay sao mà lại được gắn “mác” là Đồng Nai? Đồng Nai có phải là nơi có nhiều đồng và nai không? Đã có nhiều giả thuyết đặt ra cho tên gọi này và cũng có những giả thuyết được mọi người chấp nhận. Một trong số đó có giả thuyết được giải thích là: trên những cánh đồng có những đàn nai. Phong cách đặt tên cho những địa danh bằng cách ghép dạng địa hình cùng tên động, thực vật rất phổ biến tại Nam Bộ. Ngoài ra, theo nhiều tài liệu tham khảo thì được biết rằng: khi xưa, những Nho sĩ trí thức đã chuyển tên vùng đất Đồng Nai này qua Hán tự thành Lộc Dã với ý nghĩa như trên (Lộc có nghĩa nai, Dã có nghĩa là cánh đồng).

Thông tin cần biết về Đồng Nai

  • Diện tích: 5.907,2 km2
  • Dân số: 3.236.248 người (năm 2021)
  • Tộc người sinh sống: Việt, Chơ Ro, Mạ, S’tiêng, Cơ Ho,...
  • Biển số xe: 39 và 60
  • Mã vùng điện thoại: 251
  • Vùng du lịch: Đông Nam Bộ

Du lịch Đồng Nai có gì hấp dẫn

Đồng Nai là một tỉnh có sự nhộn nhịp, rộn ràng và thiên nhiên ưu ái trù phú. Nơi đây còn giữ lại cho thế hệ sau những nét đẹp truyền thống văn hóa. Đồng Nai được xem như là địa điểm giao hợp hài hòa giữa lối sống hiện đại xen kẽ vào đó là nhịp sống rất đỗi bình yên với những sắc thái thiên nhiên tươi đẹp. Bạn sẽ có rất nhiều trải nghiệm kỳ thú khi đi du lịch Đồng Nai.

Văn hóa, con người Đồng Nai

Đồng Nai gây được sức hấp dẫn mãnh liệt với khách du lịch bởi các nét văn hóa đặc trưng, độc đáo, đi kèm với nó là nền ẩm thực vô cùng hấp dẫn và phong phú. Không những thế, nơi đây còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như: đan lát bằng mây, tre; làng nghề hủ tiếu, bánh đa, gò thùng thiếc ở làng Kim Bích.

Cư dân Đồng Nai ngoài tộc người Việt ở nhóm ngôn ngữ Việt Mường ra thì vẫn có nhiều nhóm người khác cùng chung sống xen kẽ với nhau, chẳng hạn như những tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer: Châu Mạ, Châu Ra, Cơ Ho, S’tiêng.

Người Đồng Nai trong giao tiếp, sinh hoạt, họ luôn giữ cho mình một thái độ niềm nở với mọi người, luôn sẵn sàng với người khác, họ giữ cho mình sự thân thiện, hòa nhập, gần gũi với người xung quanh.

Thời tiết, khí hậu Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 25 – 27 độ, tháng lạnh nhất ở đây cũng không dưới 23,5 độ, số giờ nắng trong năm rơi tầm khoảng 2.500 đến 2.800 giờ, độ ẩm trung bình khoảng từ 75 – 85%.

Trong năm ở tỉnh có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 11, lượng mưa tương đối lớn và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 của năm sau, nhiều nắng, khá nóng và độ ẩm thấp.

Lễ hội Đồng Nai

Lễ hội Kỳ Yên:

  • Thời gian: lễ hôi tổ chức 3 năm 1 lần, vào mùa xuân hoặc có thể vào mùa thu.
  • Địa điểm: một số đình làng chẳng hạn như đình Bình Kính (Biên Hòa) thờ chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, đình Tam Hiệp (Biên Hoa) thờ anh hùng chống thực dân Pháp Đoàn Văn Cự
  • Ý nghĩa: là một trong số những lễ hội nổi tiếng của tỉnh Đồng Nai. Lễ hội còn được biết đến với cái tên khác là lễ Vía thần linh. Mục đích của buổi lễ này là cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vạn vật đều bình an, sinh sôi nảy nở. Cũng như là lời cầu khấn cho một năm an lành, hạnh phúc cho mọi người,…

Lễ Sa Yang Va (cúng thần lúa) của người Châu Ro:

  • Thời gian: thường được diễn ra vào tháng 3 âm lịch hằng năm.
  • Địa điểm: ấp Ruộng Lớn, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. 
  • Ý nghĩa: Đây là lễ hội quan trọng của người Châu Ro, là cư dân nông nghiệp, làm kinh tế nương rẫy nên họ phụ thuộc vào thiên nhiên. Lễ hội này là dịp người Châu Ro tổ chức ăn mừng xong mùa thu hoạch và chuẩn bị cho mùa vụ tới. Lễ hội còn là nơi thể hiện cách ứng xử của người Châu Ro với các thần linh, tổ tiên, môi trường tự nhiên và cộng đồng đã có ảnh hưởng và tác động đến đời sống tinh thần của họ.

Lễ hội cúng bà:

  • Thời gian: Điểm đặc biệt của lễ hội cúng bà này là không có thời gian tổ chức cố định. Tùy theo mỗi miếu mà sẽ được tổ chức phụ thuộc vào vía Bà. Có nơi thì năm nào cũng sẽ cúng, nhưng cũng có những nơi 2 hay 3 năm mới cúng một lần.
  • Địa điểm: ở các chùa, miếu có thờ các bà như: Ngũ Hành nương nương, bà Chúa Thượng ngàn, bà Thiên Hậu thánh mẫu, Liễu Hạnh công chúa,...
  • Do vía Bà thuộc mệnh âm cho nên lễ cúng Bà thường được tổ chức vào ban đêm. Ngoài ra, lễ vía sẽ có thể thực hiện tại nhiều nơi khác nhau chứ không bắt buộc phải thực hiện trong đình, chùa hay miếu.

Ẩm thực Đồng Nai

Những món ăn đặc sản của Đồng Nai luôn có sự lôi cuốn đối khi du khách đến đây thưởng thức. Một phần nữa là do gần trung tâm Sài Gòn nên nơi đây cũng là điểm đến được rất nhiều người ưu tiên cho những ngày phượt cuối tuần. Vậy, khi đến Đồng Nai, chúng ta sẽ thưởng thức những đặc sản gì? Dưới đây là một số món ăn dành cho mọi người khi đến đây nhé.

  • Gỏi cá Biên Hòa: Gỏi cá ở Biên Hòa chính là một trong những đặc sản bạn phải thưởng thức khi đến với vùng đất lý thú này. Cái ngon của món ăn là nhờ vào sự khéo léo của các đầu bếp nơi đây, cùng với đó là hàng loạt các loại rau rừng ăn kèm. Món ăn này đã trở nên đặc biệt hơn, thu hút các khách du lịch đến để thưởng thức.
  • Cơm gà cá mặn: Sở hữu cho mình một cái tên độc đáo, món ăn này tạo sự tò mò với khách du lịch ở gần xa. Nhờ sự thơm ngon tròn vị nên món cơm này chính là đặc sản từ những nhà hàng trang trọng cho tới những quán bình dân. Quý khách sẽ được tận hưởng sự thơm ngon của món ăn với những hạt cơm mềm dẻo được trộn với nhiều nguyên liệu như: cá mặn, thịt gà, chà bông… Khi ăn sẽ được phục vụ trong niêu đất để có thể giữ được độ nóng và thơm ngon của cơm. 
  • Lẩu lá khổ qua rừng: Lá khổ qua rừng là loại lá thường được thấy nhiều ở huyện Long Khánh. Lá có vị rất đắng nhẫn nhưng khi ăn quen rồi, ta lại càng cảm thấy được hương vị ngọt ngào đậm đà của lá. Lẩu lá khổ qua rừng rất là ngon khi được nấu cùng cá trào cững. Hoặc nếu không thì ta cũng có thể nấu với sườn non hay tôm khô cũng được.
  • Dế cơm chiên nước mắm: Là món ăn ngon đặc sản nức danh của Đồng Nai. Dế cơm khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị giòn của dế khi chiên; đậm đà hương vị của nước mắm; sự béo ngậy của dầu và béo thơm của đậu phộng rang. Tất cả tổng hòa lại, mang nét riêng biệt cho món ăn này.
  • Gà hấp bưởi: Cách xắp xếp con gà nằm bên trong vỏ bưởi sẽ khiến cho những du khách khi ghé Đồng Nai không khỏi ngạc nhiên, thích thú với món ăn lạ mắt lạ miệng này. Từng miếng thịt gà chín vàng óng ánh, dai mềm pha lẫn mùi thơm của bưởi. Khi ăn, ta sẽ được chấm cùng muối tiêu chanh ớt tạo cho món gà hấp bưởi này một hương vị độc đáo khó quên. 

Các điểm du lịch nổi tiếng tại Đồng Nai

Khu vui chơi Bò Cạp Vàng:

  • Địa chỉ: 203, ấp 3, Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai
  • Giờ mở cửa: 8h - 17h 
  • Giá vé: từ 100.000 - 220.000 đồng một vé

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên:

  • Địa chỉ: xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
  • Giờ mở cửa: 7h30 - 18h30 
  • Giá vé: khoảng từ 60.000 đồng một vé

Thác Giang Điền:

  • Địa chỉ: 104/04 ấp Hòa Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
  • Giờ mở cửa: 7h30 - 17h30 
  • Giá vé: khoảng từ 115.000 - 500.000 một vé

Khu du lịch Bửu Long:

  • Địa chỉ: Huỳnh Văn Nghệ, khu phố 4, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: khoảng từ 60.000 - 120.000 

Khu du lịch sinh thái vườn Xoài:

  • Địa chỉ: 537 Đinh Quang Ân, ấp Tân Can, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: từ khoảng 70.000 - 100.000 

Đá Ba Chồng:

  • Địa chỉ: 231 QL20, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: miễn phí

Núi Chứa Chan:

  • Địa chỉ: xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
  • Giờ mở cửa: 24/07
  • Giá vé: miễn phí

Khu du lịch Đảo Ó:

  • Địa chỉ: 01B Tôn Đức Thắng, tổ 3B, khu phố 8, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
  • Giờ mở cửa: 7h - 17h các ngày trong tuần
  • Giá vé: 100.000 đồng một vé

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00"Đ, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận Phía tây giáp tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phía bắc giáp các tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 kéo dài đến tháng 9.Thời điểm này xuất hiện các cơn mưa rào, mưa dầm không ngớt vì vậy bạn tránh đi du lịch vào các tháng này. Nếu không đến đây chỉ khám phá ẩm thực ăn và ngủ thôi đấy nhé! Các tháng còn lại thời tiết mát mẻ thuận lợi cho việc tham quan ngắm cảnh, vui chơi giải trí.

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó, chiến khu Đ, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh), khu du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le (Xuân Lộc), trung tâm hành hương Đức Mẹ núi Cúi (Gia Kiệm), khu du lịch Suối Mơ, làng du lịch Tre Việt, khu du lịch Bò Cạp Vàng, khu du lịch sinh thái Thuỷ Châu

4. VĂN HÓA

Đồng Nai còn có nhiều nghề nghiệp tiểu thủ công nghiệp truyền thống như đan lát, mây tre lá nhờ nguồn tài nguyên là các rừng lá buông của địa phương, các làng nghề khác như bánh đa, hủ tíu, gò thùng thiếc làng Kim Bích. Gia công đồ mỹ nghệ, làm các sản phẩm từ gỗ công nghệ, chế biến nông sản, sản xuất gạch ngói, đúc đồng, đúc gang... là những ngành nghề truyền thống nổi tiếng của Đồng Nai. Nắm bắt được thế mạnh này, Đồng Nai ra sức bảo vệ nghề truyền thống và thành lập các cụm công nghiệp nghề truyền thống, mở các lớp đào tạo nghề truyền thống là giải pháp then chốt và mới mẻ nhưng có tính cách lâu dài và là bước đi đúng đắn bảo vệ ngành nghề truyền thống trước sức ép phát triển của quá trình đô thị hóa, hội nhập kinh tế và đầu tư nước ngoài cho các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại

2. Phương tiện

1. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Di chuyển bằng xe taxi, du khách có thể tận hưởng Sài Gòn theo một cách rất riêng. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu ở Sài Gòn: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn. Những câu chuyện đời, rất Sài Gòn và rất thực được chia sẻ trên đường đi hẳn sẽ là một trong những kỉ niệm đáng nhớ của bạn trong chuyến du lịch Sài Gòn. Sài Gòn, đôi khi khiến người ta thương vì những điều nhỏ xíu như vậy đấy. Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất Sài Gòn. Đến Sài Gòn, một lần trải nghiệm ngồi trên những chuyến xe buýt đi quanh thành phố, ngắm nhìn phố xá đông đúc. Sài Gòn chiều mưa bay lất phất, ngồi bên ô cửa sổ xe buýt nhìn ra, mọi thứ đều nhòe nhoẹt, song đẹp và lãng đãng đến lạ kì. Du lịch Sài Gòn, đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm phương tiện di chuyển thú vị này. Xích lô Hẳn là nhiều du khách không nghĩ đến phương tiện di chuyển này khi du lịch Sài Gòn. Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chế xe xích lô, đôi lúc có thể dừng lại nhà thờ Đức bà hay dinh độc lập chụp ảnh. Du lịch bằng xe xích lô, ở Sài Gòn là một ý tưởng không tệ phải không?

2. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có

3. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách

3. Mạng & internet

1. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

2. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng.

2. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD. Đổi tiền tại các ngân hàng lớn.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Dơi xào lăn. Gỏi cá Biên Hòa. Cơm gà cá mặn. Ươi rừng. Dế cơm chiên mắm. Canh chua lá giang. Nấm mối. Lẩu lá khổ qua.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Lễ Kỳ Yên (lễ vía thần) Thời gian: 26/6 âm lịch. Địa điểm: Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. ... Lễ Kỳ Yên ở đền Nguyễn Tri Phương. Thời gian: 16 - 17/ 10 âm lịch. Địa điểm: Đền thờ Nguyễn Tri Phương, phường Bửu Hòa, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 08/12/2024