Quảng Ninh
Quảng Ninh có tiềm năng du lịch lớn, là đỉnh của Tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc. Tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, như Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Du lịch Quảng Ninh du khách có thể chiêm ngưỡng những hang động thạch nhũ kỳ thú hay trải nghiệm cuộc sống thú vị của ngư dân trên những chuyến tàu đêm ở những làng chài mộc mạc.
Giới thiệu về Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, cách Hà Nội 196,8km. Quảng Ninh có đường biên giới với Trung Quốc 132,8km, giáp vịnh Bắc Bộ ở phía đông, giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương ở phía tây, giáp Hải Phòng phía nam và có đường bờ biển dài 250km.
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi giáp biển, 80% là đồi núi. Vùng núi được chia làm hai vùng lớn: Vùng núi phía Đông: bắt đầu từ Tiên Yên đến Móng Cái, hướng chủ yếu là Đông Bắc - Tây Nam. Gồm 2 dãy chính là Quảng Nam Châu với độ cao là 1.507 m và Cao Xiêm với độ cao 1.330m; Vùng núi phía Tây: bắt đầu từ Tiên Yên đến phía Bắc Đông Triều, gồm cánh cung Đông Triều với đỉnh Yên Tử cao đến 1.068 m và đỉnh Am Vấp cao 1.094 m.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển: gồm những dải đồi núi thấp xâm thực và phong hoá hình thành nên nên các cánh đồng trải dài từ các chân núi thấp dần đến bờ biển. Các khu vực gần các cửa sông thì được bồi lắng phù sa hình thành nên những bãi triều thấp.
Vùng biển và hải đảo: có địa hình độc đáo với hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 cả nước. Trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long có trên 1000 hòn đảo đá vôi karst bị nước bào mòn hình thành nên rất nhiều hình thù độc đáo.
Hiện nay, Quảng Ninh có 4 thành phố là thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái và Uông Bí, 2 thị xã là thị xã Quảng Yên và Đông Triều và 7 huyện là các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Cô Tô.
Diện tích tự nhiên Quảng Ninh là 6.100,243 km² và có hơn 1,2 triệu dân (2022) với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người kinh chiếm đa số 87%, người Dao chiếm 47,8% dân tộc thiểu số toàn tỉnh, người Tày chiếm 20,8% dân tộc thiểu số toàn tỉnh; người Sán Dìu chiếm 14,6% dân tộc thiểu số toàn tỉnh, người Sán Chay chiếm 11,2% dân tộc thiểu số toàn tỉnh, người Hoa chiếm 3,8%, còn lại là người Nùng, H'mông, Thổ, Giáy, Mường, Thái, Khơ Me chiếm 1,8% dân tộc thiểu số toàn tỉnh.
Nguồn gốc tên gọi Quảng Ninh
Vào ngày 30/10/1963 chính phủ gộp 2 tỉnh Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy một chữ cuối của mỗi tỉnh Hồng Quảng và Hải Ninh, ghép lại thành Quảng Ninh.
Thông tin cần biết về Quảng Ninh
- Dân số: 1,2 triệu người (2022)
- Diện tích: 6.100,243 km²
- Độ cao: 358
- Biển số xe: 14
- Mã vùng điện thoại: 0203
- Mã QH: 193
- Mã bưu chính/ Zip: 200000
Du lịch Quảng Ninh có gì hay? có gì đẹp?
Nhắc đến Quảng Ninh thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Vịnh Hạ Long và những bãi biển đẹp, nhưng Quảng Ninh còn đặc biệt du lịch văn hóa tâm linh với hơn 600 di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu như: Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử - một trong điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh, Di tích Bạch Đằng, nhà Trần Đông Triều, đền Cửa Ông (TX Cẩm Phả), chùa Long Tiên, đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn, Chùa Cái Bầu – Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn)... Du lịch Quảng Ninh thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Lịch sử
Từ xưa, Quảng Ninh đã có sự tồn tại rất sớm của con người từ thời kỳ đồ đá. Trong thời kỳ dựng nước, giữ nước của vua Hùng Vương, Quảng Ninh là một trong 15 Bộ của Nhà nước Văn Lang. Thời Tần, Quảng Ninh thuộc Liêm Châu, thời Hán thuộc Giao Chỉ, thời Đường thuộc Lục Châu.
Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng và mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho đất nước. Năm 1023, vua Lý Thái Tổ đổi tỉnh thành tỉnh Vĩnh An; Vào đời Lý Thái Tông, đổi thành trang Vân Đồn vào năm 1149; Năm 1242 đời Trần Thái Tông đổi là lộ Hải Đông. Năm 1343, đời Trần Dụ Tông, đổi thành Vân Đồn. Sau khi đánh thắng quân Minh, nhà Lê đổi tên An Châu thành An Bang.
Năm 1839, 2 phủ Quảng Yên và Hải Ninh được thành lập dưới thời vua Minh Mạng và cho đến ngày 30/10/1963 2 tỉnh này xác nhập thành Tỉnh Quảng Ninh.
Thành phố Hạ Long thành lập vào ngày 27/12/1993 trên cơ sở diện tích, dân số và các đơn vị hành chính của thị xã Hồng Gai cũ.
Thành Phố Cẩm Phả thành lập vào tháng 02/2012 trên cơ sở diện tích và dân số của thị xã Cẩm Phả.
Thành lập thành phố Móng Cái vào ngày 24/09/2008 trên cơ sở 52.00 diện tích và 57.000 dân số của huyện Hải Ninh.
Thành lập thành phố Uông Bí trên cơ sở thị xã Uông Bí vào ngày 25/02/2011.
Thành lập thành phố Hạ Long vào ngày 27/ 12/1993 trên cơ sở diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai cũ.
Văn hóa con người
Hầu hết, cư dân tỉnh Quảng Ninh đều xuất phát từ vùng ven biển miền Trung, di dân sang theo con đường đánh cá. Chính vì vậy, họ mang theo lời hò chèo thuyền ở Quảng Ninh có lai với hò sông Mã (Thanh Hóa). Dân ca miền Trung lại với hát đúm, hát giao duyên.
Không những vậy, tỉnh Quảng Ninh còn là mảnh đất giàu di sản văn hoá phi vật thể với hơn 2.800 hồ sơ.
Trong đó có, 64 lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc cư dân xứ Yên; Nhiều loại hình văn học dân gian như sử thi, ca dao, câu đối, truyện cổ tích, truyện trạng, dân ca, tục ngữ, hò, vè... ; Cùng các nghệ thuật trình diễn dân gian như ca nhạc, múa hát, sân khấu… ; Tập quán như tục hương ước nổi tiếng, tri thức dân gian và nghề thủ công truyền thống…
Khí hậu, thời tiết
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á, tuy nhiên không đồng nhất vì địa hình phức tạp dù tỉnh nằm ngay ven biển, nhiệt độ trung bình năm trên 22 độ C, lượng mưa trung bình năm là 1600 - 2700 mm/năm và độ ẩm bình quân năm 84%. Quảng Ninh được phân thành 2 màu rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; Mùa đông lạnh khô và ít mưa.
Ẩm thực
Văn hóa ẩm thực Quảng Ninh có đặc điểm chung là cùng một món ăn nhưng có nét riêng biệt và mang đặc trưng của vùng miền riêng. Chẳng hạn, ở các huyện đảo có những món nổi tiếng vi cá mập ở Quảng Yên, Vân Đồn, Hạ Long, Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái... nhưng gốc ở Quảng Yên. Người Vân Hải (Vân Đồn) trước không biết đánh cá, sau mới biết có người ở lại đây lập gia đình, lập gia đình, mưu sinh, rồi vì người Quảng Yên mà đến, đánh cá cho qua. đến gia đình họ...
Ngoài ra, Quảng Ninh còn nổi tiếng món nem chua, bánh giò, các món ăn này thường được dùng khi uống rượu, trong các bữa cỗ mừng gia đình hay liên hoan chung. Mọi người cũng mua chúng làm quà tặng cho bạn bè và gia đình. Ngoài ra còn rong biển.
Ở khu Hàng Nồi thì nổi tiếng với các món bánh cuốn nhân tôm ăn với mực nướng, nổi tiếng nhất. Đặc biệt, ở đây có một thức uống khó quên, đó là rượu ngán phổ biến ở TP Hạ Long, Cẩm Phả và huyện Vân Đồn.
Ở huyện Vân Đồn có làng chè trà Bản, trà Vân. Những cây trà ở dây đã có từ hàng ngàn năm trước khi con người đến đây định cư. Người dân nơi đây coi cây chè là nghề chính nên có nhà trồng hàng chục sào chè, nhà nào cũng có 5-10 sào chè. Chè được cho là thức uống chính của những người đi biển. Trà Vân khi pha rất dễ uống, màu nước trà nâu sẫm, mùi thơm và có vị ngọt sau khi uống.
Lễ hội
Vào bất kỳ dịp lễ hội nào, người dân Quảng Ninh thường tổ chức các lễ hội không chỉ để để thể hiện lòng biết ơn với những người có công với quê hương, đất nước mà còn cầu mong một vụ mùa bội thu, cuộc sống bình yên, ấm no, đồng thời được nghỉ ngơi, vui chơi sau 1 năm làm việc vất vả đã tạo nên sắc màu rực rỡ, sôi động cho các lễ hội, tạo sức hút lớn đối với du khách gần xa mong muốn được tham gia các hoạt động, tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng địa phương.
Lễ hội Yên Tử: diễn ra từ 10/1 đến hết tháng 3 âm lịch hằng năm tại TX. Uông Bí, là dịp để người dân hành hương, chiêm bái vào những ngày đầu năm và bày tỏ lòng thành kính, cầu mong thần linh ban phước và sự bình an.
Lễ hội chùa Long Tiên: diễn ra vào ngày 24/03 hằng năm tại TP. Hạ Long, lễ hội đặc sắc với lễ rước kiệu, dâng hương lễ Phật để cầu mong sự may mắn và tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn.
Lễ hội chùa Ba Vàng: diễn ra vào tháng 1 âm lịch hằng năm tại TP. Uông Bí, gồm các nghi thức đặc biệt như thỉnh chuông, dâng hương, gióng trống, thả bóng bay để cầu đất nước yên bình và lan tỏa những giá trị tinh thần tốt đẹp.
Lễ hội đình Trà Cổ: diễn ra từ ngày 30/5 – 6/6 âm lịch hằng năm tại TP. Móng Cái, lễ hội có nhiều nghi thức thể hiện sự biết ơn các vị thành hoàng như rước thần trên biển, lễ rước cỗ, gióng trống, lễ đại tế...
Lễ hội đền Cửa Ông: diễn ra vào ngày 2/3 âm lịch hằng năm tại TP. Cẩm Phả, lễ hội thể hiện sự biết ơn đối với vị tướng Trần Quốc Tảng - người đã có công đánh giặc, đem lại bình yên cho cư dân.
Lễ hội Bạch Đằng: diễn ra vào ngày 8/3 âm lịch hằng năm tại huyện Yên Hưng, để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc bảo vệ đất nước, tổ chức nhiều cuộc thi và các trò chơi dân gian nhằm tái hiện lại những cuộc tập trận và những chiến tích lừng danh dân tộc.
Lễ hội Quan Lạn: diễn ra vào ngày 18/6 âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ các vị anh hùng trong chiến thắng Nguyên Mông, lan tỏa những nét đẹp văn hóa lịch sử của dân tộc ta.
Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản: diễn ra vào tháng 3, tháng 4 hằng năm tại thành phố Hạ Long, ngoài không gian hoa anh đào khoe sắc và vẻ đẹp rực rỡ của mai vàng Yên Tử, lễ hội còn có nhiều tiết mục giao lưu văn hóa Việt - Nhật.
Lễ Hội Tiên Công: diễn ra ra vào ngày 7/1 âm lịch hằng năm tại TX. Quảng Yên, để tưởng nhớ 17 vị Tiên Công đã khai nên vùng đảo, ngoài ra cư dân địa phương còn xem đây là ngày lễ mừng thọ, là dịp tỏ lòng biết ơn để tổ tiên, ông bà.
Các địa điểm du lịch phổ biến ở Quảng Ninh
Với đường bờ biển dài hơn 250km, thiên nhiên ban tặng Quảng Ninh một hệ thống tài nguyên du lịch biển, đảo nối vịnh Hạ Long với vịnh Bái Tử Long, vườn quốc gia Bái Tử Long, quần đảo Trà Cổ, Cô Tô, Vĩnh Thực… Những nơi này có lợi thế là vùng thoáng, còn hoang sơ chưa chịu nhiều tác động của con người, nổi bật với bãi tắm đẹp như: Hồng Vàn, Vàn Chảy, Quan Lạn, Minh Châu… Không chỉ vậy, hệ thống đảo còn được thiên nhiên ban tặng những cánh rừng nguyên sinh tuyệt đẹp, hệ sinh thái, động thực vật vô cùng phong phú với nhiều loài sò ốc quý hiếm.
Du lịch Hạ Long
Bảo Tàng Tranh 3d Funny Art: Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
Giá vé: 200.000đ/vé
Đảo Tuần Châu: Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh
Giá vé: 150.000đ/vé
Sunworld Halong Complex: Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Giá vé: 300.000đ/vé
Công Viên Đại Dương Hạ Long: Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Giá vé: 380.000đ/vé
Du lịch thành phố Cẩm Phả
Đền Cửa Ông: Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Vịnh Bái Tử Long: Cẩm Phả, Quảng Ninh
Giá vé: 300.000đ/vé
Đảo Rều Đất: Bãi Cháy, Cẩm Phả, Quảng Ninh
Giá vé: 300.000đ/vé
Khu di tích lịch sử Vũng Đục: Diêm Thuỷ, Cẩm Phả, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Suối nước nóng Quang Hanh: 9B, Cẩm Phả, Quảng Ninh
Giá vé: 1.000.000đ/vé
Đảo Thẻ Vàng: Bái Tử Long Cẩm Phả, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Du lịch thành phố Móng Cái
Đảo Cái Chiên: Hải Hà, TP. Móng Cái, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Đảo Vĩnh Thực: Vĩnh Thực, TP. Móng Cái, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Đảo Vĩnh Trung: Vĩnh Trung, TP. Móng Cái, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Mũi Sa Vĩ: P. Trà Cổ, TP. Móng Cái, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Bãi Đá Đen: Bình Ngọc, TP. Móng Cái, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Biển Trà Cổ: P. Trà Cổ, TP. Móng Cái, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Du lịch thành phố Uông Bí
Chùa Ba Vàng: Quang Trung,TP. Uông Bí, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Nam Mẫu, TP. Uông Bí, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Hồ Yên Trung: Phương Đông, TP. Uông Bí, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Chùa Đồng Yên Tử: Nam Mẫu, TP. Uông Bí, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí
Chùa Giải Oan: Yên Tử, TP. Uông Bí, Quảng Ninh
Giá vé: miễn phí