Hải Phòng
mask
Đã đi
Sắp đi
100,962 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Hải Phòng

Hải Phòng - thành phố Hoa Phượng đỏ, một tỉnh thành nằm trong vùng Duyên hải Bắc Bộ, được biết đến là trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và du lịch. Khi du lịch Hải Phòng, du khách sẽ được trải nghiệm lịch sử, văn hoá, ẩm thực, tham quan,... độc đáo sâu sắc trong không khí sôi động của thành phố này.

Giới thiệu về Hải Phòng

Hải Phòng thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ. Nhắc đến Hải Phòng ta sẽ nhớ đến cái tên mỹ miều khác là Thành phố Hoa Phượng Đỏ bởi sắc đỏ bao trùm trên những con đường, gắn liền với ký ức của bao thế hệ. Ngoài ra, nơi đây được mệnh danh là thành phố cảng của Việt Nam và là trung tâm công nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục… của cả vùng duyên hải Bắc Bộ. Biển, bờ biển, hải đảo… đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng của Hải Phòng, góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội, du lịch…

Về điều kiện tự nhiên, Hải Phòng mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa với nhiều nét độc đáo, đa dạng về động - thực vật. Điển hình là nơi đây có rừng quốc gia Cát Bà, nhiều loại được xếp vào những loài quý hiếm trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn có những bãi tắm, khu nghỉ dưỡng cùng những hoạt động trải nghiệm đa dạng cho du khách lựa chọn.

Hải Phòng còn là hơi hội tụ của những vẻ đẹp kiến trúc truyền thống ở các chùa, miếu hay kiến trúc Pháp tọa lạc ở những khu phố xưa cũ. Không những thế, khi nhắc đến du lịch Hải Phòng, du khách cũng sẽ nhớ đến nền ẩm thực nổi tiếng và những lễ hội độc đáo, đa dạng mang đậm nét văn hóa truyền thống. Những yếu tố như vậy đã góp phần thu hút lượng khách thập phương đến Hải Phòng nhiều hơn, để lại ấn tượng khó phai trong lòng khách du lịch trong và ngoài nước.

Nguồn gốc tên gọi Hải Phòng

Trong trận đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng thuộc tỉnh Hải Dương và Bình Định nhằm đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó, nhà Nguyễn và thực dân Pháp lập một cơ quan thuế vụ chung là Hải Dương thương chính quan phòng tại cảng Ninh Hải. Có thể được biết nguồn gốc địa danh Hải Phòng từ:

  • “Hải tần phòng thủ” - khu vực Duyên hải mà nữ tướng Lê Chân bảo vệ sau khi Hai Bà Trưng lên ngôi.
  • Tên rút gọn của một cơ quan từ thời vua Tự Đức ở Hải Dương: Hải Dương thương chính quan phòng
  • Bắt nguồn từ ty sở nha Hải phòng sứ do Bùi Viện lập vào năm 1870.

Thông tin cần biết về Hải Phòng

  • Diện tích: 1.507,57 km2
  • Dân số: 1.907.705 người
  • Thành phố thuộc trung ương: Hải Phòng
  • 7 Quận và 6 huyện ngoại thành
  • Huyện đảo: Cát Hải, Bạch Long Vĩ
  • Biển số xe: 15, 16
  • Mã điện thoại: 0225

Du lịch Hải Phòng có gì hay? có gì đẹp?

Lịch sử Hải Phòng

Đến thời điểm hiện tại, Hải Phòng mang dấu ấn hơn 130 năm tuổi và là vùng đất đi đầu trong truyền thống đấu tranh dân tộc. Theo dòng chảy của lịch sử, những cuộc chiến thủy quân giữa Mã Phục Ba và Lê Chân, trận chiến sông Bạch Đằng vang danh đã đủ chứng tỏ Hải Phòng là thành phố của những cửa sông. Vào thế kỉ 18, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung gọi là Hải Dương thương chính quan phòng, thiết lập cảng biển Ninh Hải. Đến năm 1888, thực dân Pháp tách một số huyện của tỉnh Hải Dương, từ đó tỉnh Hải Phòng được thành lập.

Với vị trí như vậy, nhiều người cho rằng Hải Phòng là nơi ghi lại những trang sử sách của toàn dân tộc. Đây là một trong những cái nôi đầu tiên tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tạo dấu ấn trên con đường cách mạng sau này. Vì có vị thế về hệ thống cảng, Hải Phòng đã ghi danh với “đường Hồ Chí Minh trên biển”, cuộc chiến trên không năm 1972… và hòa mình vào những năm tháng kháng chiến vì tổ quốc. Những khoảng thời gian trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử khiến nơi đây vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi, góp phần cho sự vững chãi, phát triển mạnh mẽ trên bản đồ Việt Nam.

Văn hóa, con người Hải Phòng

Khi du lịch Hải Phòng, khách du lịch sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo ẩn sâu bên trong vẻ nhộn nhịp vốn có của nơi đây. Nhắc đến Hải Phòng - Thành phố Hoa Phượng đỏ - một trong những biểu tượng nơi đây, người ta sẽ nhớ âm hưởng vang mãi trong bài hát cùng tên. Đồng thời, Hải Phòng còn được gọi là Thành phố Cảng - vùng đất của những cửa sông, biển. Đây còn là vùng đất có bề dày lịch sử lâu dài. Chính vì vậy, Hải Phòng có sự giao thoa giữa văn hóa nông nghiệp và văn hóa biển, là đầu mối giao thông nên sẽ có sự đa dạng về mặt văn hóa. 

Tiêu biểu là đảo Cát Bà, nơi đây phản ánh rõ nét đời sống lao động sáng tạo của người Việt cổ xưa và mang đậm nét biển khơi. Hay khu du lịch Đồ Sơn - nơi mang nhiều nét văn hóa biển độc đáo của người dân Hải Phòng, có nhiều truyền thuyết tín ngưỡng mang sắc thái của cư dân địa phương. Người Hải Phòng luôn có niềm tin vào những thế lực siêu nhân của biển cả, họ thờ Thủy thần, thần Biển - Thần Điểm Tước để cầu mong mưa thuận gió hòa, không có thiên tai, làm ăn thuận lợi…

Nói đến những người con Hải Phòng thì phải kể đến sự dũng cảm, đa mưu sáng tạo của họ trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ nhạy bén, siêng năng tháo vát và có tinh thần tập thể cao vì môi trường sống có sự ảnh hưởng từ biển. Cư dân nơi đây có cơ cấu tổ chức làng xã đa dạng kết hợp với các ngành nghề như đánh bắt cá, nghề muối… Họ khai thác mọi thế mạnh để tạo dựng cuộc sống ấm no đủ đầy. Vì vậy, du khách có thể được chiêm ngưỡng sự phong phú qua những câu chuyện dân gian, các hình thức tín ngưỡng thờ phụng đa dạng…

Lễ hội tại Hải Phòng

Khi du khách có dịp du lịch tại Hải Phòng, mọi người có thể xem những lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống lẫn văn hóa của vùng biển nơi đây, tiêu biểu có thể kể đến như: Lễ hội chọi trâu, hội đua thuyền…

Lễ hội chọi trâu: Một trong những lễ hội tiêu biểu tại Hải Phòng. Hình ảnh đặc trưng thường thấy là những con trâu mạnh khỏe lao vào nhau, thể hiện được tinh thần thượng võ của những con người nơi đây.

  • Thời gian tổ chức: 8/6 và 9/8 âm lịch
  • Địa điểm: Đồ Sơn, Hải Phòng

Lễ hội hoa phượng đỏ: Nhằm để quảng bá cho du lịch, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chủ đề gắn liền với biểu tượng nơi đây: trống hội, múa rồng, biểu diễn nghệ thuật…

  • Thời gian tổ chức: Ngày 7/5 - 13/5
  • Địa điểm: Nhà hát lớn tại thành phố Hải Phòng

Lễ hội đua thuyền: Du khách có thể xem những chiếc thuyền rồng đua trên sông. Lễ hội được tổ chức với mong muốn cầu phúc cho sức khỏe, công việc được như ý.

  • Thời gian tổ chức: Tháng 4, 5 dương lịch
  • Địa điểm: Cát Bà, Đồ Sơn…

Lễ hội đền Bà Đế: Du khách thập phương có thể ghé thăm để tỏ lòng thành kính đối với bà Đế, hòa mình vào không khí trang nghiêm và thanh tịnh tại đền.

  • Thời gian tổ chức: Đầu năm mới
  • Địa điểm: Đền bà Đế, phường Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng

Lễ hội bà Lê Chân: Để tưởng nhớ công lao của vị nữ tướng Lê Chân, không chỉ người dân Hải Phòng mà nhiều du khách gần xa đều đến tham gia lễ hội.

  • Thời gian tổ chức: 7/2 - 9/2 âm lịch
  • Địa điểm tổ chức: Quần thể Khu di tích Nữ tướng Lê Chân, Hải Phòng

Và còn rất nhiều lễ hội đặc sắc khác mà du khách có thể trải nghiệm khi du lịch Hải Phòng: Lễ hội rước heo, lễ hội cầu ngư - rước cá sủ vàng…

Ẩm thực Hải Phòng

Khi du lịch Hải Phòng, thật khó để bỏ qua nền ẩm thực đặc sắc nơi đây vì hương vị đặc trưng cùng những món đặc sản nhất định phải thử!

  • Bánh mì que Hải Phòng: Một món ăn “nhỏ mà có võ” khi nhắc đến Hải Phòng. Món ăn mà được bao du khách đến Hải Phòng đều phải thử bởi nguyên liệu pate, rau… lẫn cách chế biến không chê vào đâu được.
  • Bánh đa cua: Một món ăn phải thử trên cẩm nang du lịch Hải Phòng. Hấp dẫn bởi màu sắc hài hòa, nguyên liệu phong phú: bánh đa, gạch cua, cà chua, lá lốt… Tất cả tạo nên hương vị khó phai trong lòng thực khách xa xứ.
  • Nem cua bể: Đến Hải Phòng cũng phải thử “sương sương” vài chiếc nem cua bể mới có thể góp phần trọn vẹn khi du lịch Hải Phòng. Với “linh hồn” món ăn là thịt cua bể tươi rói trộn cùng thịt heo, mộc nhĩ… khiến cho thực khách không thể nào không mua làm quà.
  • Bún cá cay: Từng miếng cá giòn rụm được tẩm ướp kĩ lưỡng ăn với lòng cá chả cá cùng nước dùng cay cay rất đáng để thưởng thức trên chuyến foodtour khi du lịch Hải Phòng.
  • Các món ốc: Hàu nướng mỡ hành, sò dương, ốc len xào dừa… nghe thôi cũng muốn được thưởng thức ngay.
  • Các món chè, kem: Sau bao nhiêu món mặn, thật đáng tiếc nếu không thử các món chè nổi tiếng. 

Điểm tham quan hấp dẫn

Biển Đồ Sơn: Một địa điểm nhất định phải đến khi du lịch Hải Phòng, không chỉ vui chơi, tắm biển, du khách còn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động, lễ hội tại đây,

  • Địa chỉ: Khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng
  • Giá vé: Miễn phí
  • Giờ mở cửa: Cả ngày

Cát Bà: Đây là vườn quốc gia với sự kết hợp giữa các loại rừng, biển cùng nhiều loại gỗ quý, động - thực vật quý hiếm. Đến đây, du khách có thể “hòa mình vào thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ” bởi hệ sinh thái vô cùng đa dạng.

  • Địa chỉ: Quận Cát Hải, Hải Phòng
  • Giá vé: 80.000/1 người lớn - 50.000đ/ 1 trẻ em
  • Giờ mở cửa: 8h00 - 17h00 mỗi ngày

Bạch Đằng Giang: Một dấu ấn trường tồn trong dòng chảy của lịch sử đã diễn ra tại đây. Du khách sẽ được cảm nhận sự hùng vĩ, cảm giác về trận chiến hào hùng năm xưa để thể hiện niềm tự hào dân tộc.

  • Địa chỉ: Huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng 
  • Giá vé: Miễn phí 
  • Giờ mở cửa: Mỗi ngày

Nhà hát lớn Hải Phòng: Nơi có lối kiến trúc tinh xảo và mang giá trị về góc nhìn nghệ thuật cao, rất phù hợp để “sống ảo”.

  • Địa chỉ: 56 Đinh Tiên Hoàng, Hồng Bàng, Hải Phòng 
  • Giá vé: Miễn phí
  • Giờ mở cửa: Thứ hai - Chủ nhật

Bảo tàng Hải Phòng: Du khách sẽ được xem những hiện vật lâu đời và chiêm ngưỡng lối kiến trúc theo hướng Châu Âu, đồng thời mở mang kiến thức về lịch sử tại vùng đất Hải Phòng

  • Địa chỉ: 66 Điện Biên Phủ, Hồng Bàng, Hải Phòng 
  • Giá vé: 5.000VND / lượt 
  • Giờ mở cửa: 8h00 - 10h30, 14h00 - 16h30 từ thứ ba đến Chủ nhật 

Hồ Tam Bạc: Nơi có hàng cây hoa phượng đỏ siêu thích hợp để check in “sống ảo”, gắn liền với lịch sử Hải Phòng, du khách sẽ có thể thư giãn khi ngắm nhìn phong cảnh quanh hồ.

  • Địa chỉ: Hồng Bàng, Hải Phòng 
  • Giá vé: Miễn phí 
  • Giờ mở cửa: Mỗi ngày

Và rất nhiều địa điểm khác mà du khách có thể đến thăm, và hoàn thành chuyến đi của mình một khách trọn vẹn khi du lịch Hải Phòng như: Chùa tháp Tường Long, Phố cổ Hải Phòng, Bến Nghiêng - Bến tàu không số K15…

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Hải Phòng là một thành phố ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh Phía tây giáp tỉnh Hải Dương Phía nam giáp tỉnh Thái Bình Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông. Thành phố Hải Phòng cách huyện đảo Bạch Long Vĩ (thuộc thành phố) khoảng 70km, cách Hà Nội 120km về phía đông đông bắc.

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Bạn nên đến Hải Phòng từ tháng 4 – tháng 10 vì lúc này là mùa hè có thể tắm biển. Không nên đến từ tháng 11 – tháng 3 năm sau vì giai đoạn này là mùa đông thời tiết rất lạnh.

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Chùa Cao Linh Các làng nghề truyền thống Khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng nhất tại Hải Phòng

4. VĂN HÓA

Nền văn hóa cổ của Hải Phòng, còn lưu đọng đến bây giờ những điệu hát dân ca, những tích chèo, múa rối... như hát trù, hát đúm ở Thủy Nguyên; hát chèo, nhạc múa rối ở Tiên Lãng, Vĩnh Bảo; các điệu hò kéo thuyền vùng ven biển... Những làn điệu ấy gắn liền với nền văn minh lúa nước, tạo thành bản sắc của cư dân vùng đất nơi đầu sóng ngọn gió.

2. Phương tiện

1. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách Sân bay Cát Bi

2. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn. Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất. Xích lô Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chiếc xích lô.

3. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có

3. Mạng & internet

1. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

2. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng.

2. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD. Đổi tiền tại các ngân hàng lớn.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Nem Hải Sản Bảo Khang. Bánh cuốn nhân tôm Đồ Sơn. Bánh đa cua bà cụ Lẩu cua Đồng. Thịt trâu chọi Đồ Sơn. Bánh đúc tàu. Ruốc Tôm.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Liên hoan Du lịch "Đồ Sơn biển gọi": diễn ra vào ngày 30-4 đến 2-5 hàng năm với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn nhằm quảng bá về du lịch Hải Phòng. Hội chọi trâu Đồ sơn: Ngày Hội chọi trâu là ngày vui nhất trong những ngày hội làng ở Đồ Sơn. Bởi lẽ, ngày Hội vừa mang tinh thần thượng võ của dân tộc, vừa là biểu tượng bao đời của nền nông nghiệp Việt Nam, con trâu gắn liền với xứ sở trồng lúa nước. Hội vật cầu làng Kim (Kim Sơn, Kiến Thụy) sáng mồng 6 tháng giêng Lễ hội đua thuyền rồng trên biển Đồ Sơn Lễ hội làng cá Cát Bà Lễ hội núi Voi (huyện An Lão) Lễ hội Hoa Phượng đỏ: đây là hoạt động du lịch mới của thành phố, bắt đầu từ năm 2012. Lễ hội tại khu tưởng niệm Vương triều Mạc: Từ ngày 21 đến 22/8al ngày mất của Thái tổ Mạc Đăng Dung và Lễ hội ngày mồng 6 tháng giêng. Lễ giỗ Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (Vợ vua Mạc thái Tổ) ngày 15/6 âm lịch tại Từ đường họ Mạc cổ trai xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy Lễ hội đình Đồng Giới ở huyện An Dương là một trong những lễ Hội được thành phố Hải Phòng công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Minh thề

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 02/03/2024