Bắc Giang
mask
Đã đi
Sắp đi
67,031 Gody-er đã đến
Chevron Forward Chevron Forward

Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình đa dạng và phức tạp gồm nhiều núi cao và đan xen với đồng bằng. Khí hậu tương đối ôn hòa, mát mẻ. Du lịch Bắc Giang nổi tiếng là vùng đất di sản với phong cảnh kỳ vĩ, những làng nghề, các di sản văn hóa phi vật thể và những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận.

Giới thiệu Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc thuộc vùng Đông Bắc cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, giáp Lạng Sơn ở phía Bắc, giáp Quảng Ninh ở phía Đông, giáp Thái Nguyên và Hà Nội phía Tây, giáp Bắc Ninh và Hải Dương phía Nam.

Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng là tiểu vùng miền núi và tiểu vùng trung du và có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du gồm 1 thành phố và 2 huyện là thành phố Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa và huyện Việt Yên. Vùng miền núi gồm 7 huyện là các huyện Lục Ngạn, Yên Thế, Sơn Động, Lục Nam, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. 

Bắc Giang có địa hình miền núi chiếm tới 72%, bị chia cắt mạnh và phức tạp. Ở phía Đông Bắc Bắc Giang dãy núi cao Yên Tử, đây là dãy núi chính của vòng cung Đông Triều. Trong đó có các núi lớn như: Lôi Âm, Phật Sơn, Côn Sơn, Huyền Đinh, Tượng Sơn, Am Ni, Chúng Sơn, Thanh Mai, Bác Mã, Khám Lạng… Đỉnh cao nhất của dãy là Lôi Âm với độ cao gần 1.200m, Phú Lãm với độ cao gần 1.000m, còn lại các ngọn khác từ 800m trở xuống.

Có 3 con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang, cả 3 đều là đều có chiều dài trên 100km và cuối cùng chúng hợp thành một hệ thống sông Thái Bình.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,45 km², gồm 1 thành phố là thành phố Bắc Giang và 9 huyện là các huyện Sơn Động, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hoà, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.

Bắc Giang đang có 1,80 triệu dân (2022) và có hơn 45 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chiếm đa số là người Kinh chiếm 88,1%, người Nùng chiếm 4,5%, người Tày chiếm 2,6%, người Sán Chay chiếm 1.6%, người Sán Dìu chiếm 1,6%, người Hoa chiếm 1,2% và người Dao chiếm 0,5%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác.

Nguồn gốc tên gọi Bắc Giang

Bắc Giang thuộc Bộ Võ Ninh thời Hùng Vương khai nước Văn Lang. Thời Lý -Trần gọi là lộ Bắc Giang, vào thời Lê gọi là phủ Bắc Hà và sau đó đổi là phủ Thiên Phúc vào năm 1822, còn thời Tự Đức thì được gọi là Đa Phúc. Không có tài liệu nào được tìm thấy để chứng minh điều này, nhưng tên Bắc Giang có nghĩa là phía bắc của dòng sông.

Thông tin cần biết về Bắc Giang

  • Dân số: 1,80 triệu người (2022)
  • Diện tích: 3.825,45 km²
  • Độ cao: 600
  • Biển số xe: 98
  • Mã vùng điện thoại: 0240
  • Mã QH: 213
  • Mã bưu chính/ Zip: 230000

Du lịch Bắc Giang có gì hay? có gì đẹp?

Bắc Giang là vùng đất cổ thuộc vùng văn hóa Kinh Bắc, có truyền thống lịch sử gắn bó với cả nước trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm. Nơi đây là một trong những vùng cội nguồn, quê hương và phát tích đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, Bắc Giang còn được biết đến với nhiều lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa đặc sắc, độc đáo của và đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Hơn thế nữa, vùng đất này còn là cội nguồn của những làn điệu quan họ cổ, hát then hay những đặc sản như rượu dân ca Vân, bánh đa Thổ Hà, bánh Kế....

Lịch sử

Xưa kia, Bắc Giang thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang thời Hùng Vương, vào Thời Lê, thuộc thừa tuyên Kinh Bắc, sau đổi thành Kinh Bắc và Bắc Ninh. Dưới triều Minh Mạng (1821), Bắc Giang thuộc phủ Thiên Phúc và đổi tên là tỉnh Bắc Ninh.

Tháng 10/1895, Toàn quyền Đông Dương thành lập tỉnh Bắc Giang trên cơ sở Đa Phúc và Lạng Giang của tỉnh Bắc Ninh và cho đến tháng 10/1962, Bắc Giang hợp nhất với Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc.

Tháng 11/1996, chính phủ quyết định khôi phục hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Tháng 6/2005, chính phủ thành lập thành phố Bắc Giang trực thuộc tỉnh Bắc Giang trên cơ sở tổng diện tích, dân số của thị Xã Bắc Giang.

Văn hóa con người Bắc Giang

Bắc Giang là nơi giao thoa của nhiều vùng văn hóa. Các điều kiện tự nhiên như địa lý, địa hình và sự chung sống của nhiều dân tộc anh em đã làm cho Bắc Giang đa sắc màu văn hóa.

Bắc Giang còn gìn giữ nhiều Đình cổ kính chứa nhiều giá trị kiến ​​trúc, nghệ thuật như: Đình Lỗ Hạnh, Đình Phù Lão, Đình Hương Cau, Đình Thổ Hà... hay nhóm lăng mộ triều Lê như: lăng Đinh Hương, lăng họ Ngô, lăng Bầu.

Trong đời sống lao động sản xuất của cư dân Bắc Giang đã mang đến cho vùng đất đang dạng dân tộc, giàu truyền thống khoa bảng, tín ngưỡng, tôn giáo tiêu biểu như các lễ hội dân gian đặc sắc và các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc. Có thể kể đến một số làng nghề như: làng gốm Thổ Hà, làng mây tre đan Tăng Tiến, làng rượu Vân, làng bún Đa Mai. Nét văn hóa đặc trưng của làng nghề từ lâu đã trở thành một bộ phận văn hóa dân gian không thể thiếu, làm phong phú và nâng tầm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Người Kinh ở Bắc Giang có câu hát Ví, hát Ống, hát Trống Quân; Ta Trù, Quan Họ, Tuồng, Chèo.... Những làn điệu dân ca này đã định hình nên bản sắc văn hóa Việt với các làng hát tuồng, hát chèo truyền thống, có thể kể đến như họ chèo Tân Yên, chèo Việt Yên; Các làng quan họ như Hữu Nghị, Thổ Hà, Sen Hồ, Mai Vũ, Nội Ninh, Giá Sơn, Trung Đồng và nhiều làng quan họ khác....

Bên cạnh đó là kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc thiểu số. Tiêu biểu như dân tộc Tày- Nùng có Sli- lượn, dân tộc Sán Chí có Cnắng cọô, dân tộc Cao Lan có Sịnh ca, dân tộc Sán Dìu có Soọng cô, dân tộc Dao có Páo dung, người Hoa có Sơn ca. Cùng với điệu dân ca, họ còn có những điệu múa riêng, đặc sắc kèm theo các loại nhạc cụ dân tộc để tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo mang đặc trưng bản sắc riêng của họ.

Ẩm thực

Văn hóa ẩm thực Bắc Giang rất đặc sắc và phong phú và có thể chia làm 3 nhóm sau:

Nhóm các món ăn được chế biến tại các lễ hội chùa chiền, cộng đồng như món chay, món mặn... Các món ăn này thường không được dùng để phục vụ du lịch mà là các món ăn linh thiêng, được sử dụng trong nghi lễ cúng Phật, cúng tế, cầu phúc sau này.

Nhóm sản vật thô tự nhiên bao gồm: Măng chua Yên Sơn, Sơn Động, Hạt dẻ Mai Sưu, Vải thiều Lục Ngạn, Ghẹ... Món ăn đặc sản mang đặc trưng của từng dân tộc được sử dụng trong các lễ hội như heo quay, xôi trứng kiến ​​của dân tộc Cao Lan - Sán Chỉ, bánh vai của dân tộc Tày - Nùng, bánh tét và các món như xôi ngũ sắc, cá nướng, thịt treo gác bếp, thịt cá, nước mắm, gà nướng, cơm lam…

Nhóm ẩm thực chế biến có thương hiệu như: Mỳ Chũ, Bánh Kẻ, Bún Đa Mai, Rượu Làng Vân, Nem Thổ Hà, Nem chua Lim, Vải thiều, Khô Lục Ngạn, Rượu Kiến Thành...

Khí hậu, thời tiết

Tỉnh Bắc Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc, với bốn mùa rõ rệt trong năm, mùa đông có thời tiết khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm còn mùa xuân và mùa thu thì có thời tiết ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23-24 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.533 mm, lượng mưa lớn từ tháng 4 đến tháng 9 và độ ẩm tương đối từ 74% đến 87%.

Lễ hội

Với truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều dân tộc anh em sinh sống, Bắc Giang, vùng đất Kinh Bắc xưa, còn được biết đến ngoài phong cảnh đẹp còn biết đến với nhiều lễ hội. Lễ hội Bắc Giang phong phú về thể loại, đông đảo về số lượng, đang dạng về hình thức, nội dung. Đặc biệt là ở hầu hết các làng quê Bắc Giang là nơi nào có đình hay chùa chiền thì nơi ấy có hội.

Lễ hội đền Từ Hạ: diễn ra từ ngày 6 – 8/1 âm lịch hằng năm tại huyện Lục Ngạn, để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Tướng quân Thân Cảnh Phúc và lễ rước tái hiện sự tích.

Hội đình Thổ Hà: diễn ra từ ngày 19 -21/1 3 hằng năm và 3 năm 1 lần rước lớn tại huyện Việt Yên, để xin Thần linh ban cho dân làng một năm mới dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, vạn sự như ý, gia đình ấm no, hạnh phúc...

 

Hội chùa Bổ Đà: diễn ra từ ngày 16 – 18/2 âm lịch hàng năm tại huyện Việt Yên, là ngày kỷ niệm thành lập chùa. Ngoài phần tế lễ trang nghiêm, thành kính, lễ hội chùa Bổ Đà còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, cướp cầu, đu quay và Hội hát Quan họ.

Hội Xương Giang: diễn ra vào ngày 6, 7/1 âm lịch hàng năm tại phường Xương Giang, TP Bắc Giang, để tưởng nhớ các anh hùng Đại Việt trong chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang tiêu diệt gần 100.000 quân Minh xâm lược vào năm 1427.

Hội đền Suối Mỡ: diễn ra vào ngày 1/ 4 âm lịch hàng năm tại huyện Lục Nam, để tưởng nhớ công chúa Quế Mỵ Nương, con gái Hùng Định Vương, cô công giúp dân khởi nguồn suối lấy nước làm ruộng, trồng trọt, giúp dân làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hội chùa La: diễn ra vào ngày 14/ 2 âm lịch hàng năm tại huyện Yên Dũng, để quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến ​​trúc, nghệ thuật đặc sắc của di tích quốc gia đặc biệt này.

Lễ hội đền Dành: diễn ra vào ngày 19, 20/1 hàng năm tại huyện Tân Yên, để cầu cho thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu, người người mạnh khỏe, gia đình ấm no hạnh phúc, lễ hội thể hiện nét văn hóa đặc trưng của vùng quê xã Liên Chung.

Lễ hội Đình Vồng: diễn ra vào ngày 15, 16/1 âm lịch hàng năm tại huyện Tân Yên, để tưởng nhớ các anh hùng có công dựng nước. Đây là lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ thần Cao Sơn - Quý Minh và các nhân vật họ Dương là công thần của nhà Mạc.

Hội Tiên Lục: diễn ra vào ngày 9/1 hằng năm âm lịch tại huyện Lạng Giang, lễ hội có nhiều ảnh hưởng tích cực đến đời sống, văn hóa tín ngưỡng của cư dân Lạng Giang. Đây là nơi mà họ có thể gửi gắm niềm tin và ước nguyện cho một năm bình an, cuộc sống viên mãn.

Các điểm du lịch phổ biến ở Bắc Giang

Du lịch Bắc Giang có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hồ Cấm Sơn với phong cảnh đẹp mê hồn với nhiều hòn đảo được bao bọc bởi núi rừng xanh tươi; Dãy núi Nham Biền có vẻ ngoài một cây sào cưu mang hai dòng sông sông Thương và sông Cầu tạo nên vẻ đẹp hiếm có, gồm 99 ngọn núi thoai thoải gắn với truyền thuyết, 99 con phượng hoàng và vị hoàng đế. Ngoài ra, Bắc Giang còn mang đậm dấu tích của vùng đất cổ gắn liền với không gian văn hóa Kinh Bắc xưa, được kế thừa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có hệ thống đình, chùa, đền, miếu phong phú và đa dạng, tỉnh có tới 2.237 di tích lịch sử - văn hóa nằm rải rác trên địa bàn tỉnh, trong đó có 711 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Du lịch huyện Hiệp Hoà 

Lăng Dinh Hương: Đức Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Lăng họ Ngọ: Thái Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Đình Chợ Vân: Hoàng An, Hiệp Hòa, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Du lịch huyện Lang Giang

Đình Phù Lão: Tây Lò, Đào Mỹ, Lạng Giang, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Làng cổ Chi Lễ : Mỹ Thái, Lạng Giang, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Đình Trừng Hà: Đào Mỹ, Lạng Giang, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Đình Tráng Quán: Quán, Lạng Giang, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Du lịch huyện Lục Nam

Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ: Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang

Giá vé: 20.000 đ/vé

Thác Rêu: Cẩm Lý, Lục Nam, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Hồ Suối Nứa:Đông Hưng, Lục Nam, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Suối Nước Vàng và thác Giót: Lục Sơn, Lục Nam, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Chùa Khám Lạng: Khám Lạng, Lục Nam, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Du lịch huyện Lục Ngạn

Chùa Sẻ: Thanh Hải, Lục Ngạn, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Hồ Cấm Sơn: Lục Ngạn, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Hồ Khuôn: Thần Lục Ngạn, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Du lịch huyện Sơn Động

Cao nguyên Đồng Cao: Đồng Cao, Sơn Động, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Vũng Tròn Khe Rỗ: An Lạc, Sơn Động, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Tây Yên Tử: Tuấn Mậu, Sơn Động, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Khu du lịch sinh thái hồ Khe Chão: Thôn Tẩu, Sơn Động, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Thác Ba Tia: Thanh Sơn, Sơn Động, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Du lịch Tân Yên

Chợ Mọc: TT. Cao Thượng, Tân Yên, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Chùa Tứ Giáp: TT. Nhã Nam, Tân Yên, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Núi Dành: Hợp Đức, Tân Yên, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Đền Dành: Liên Chung, Tân Yên, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Đồi Phủ TT. Nhã Nam, Tân Yên, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Du lịch Việt Yên

Chùa Bổ Đà: Tiên Sơn, Việt Yên, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Đình Thổ Hà: Làng Thổ Hà, Việt Yên, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Làng Gốm Thổ Hà: Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

Làng rượu Vân Hà: Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang

Giá vé: miễn phí

1. Tổng Quan

1. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Khí hậu trên Bắc Giang rất mát mẻ nên bạn có thể đi vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng thời điểm lý tưởng nhất là vào mùa hè (tháng 5-7) vì đây là lúc Bắc Kạn có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu nhất.

2. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Rừng Khe Rỗ – Điểm du lịch không thể bỏ qua ở Bắc Giang Thành cổ Xương Giang – Điểm du lịch ấn tượng ở Bắc Giang Làng gốm Thổ Hà – Điểm du lịch văn hóa ở Bắc Giang Suối Mỡ – Điểm du lịch không thể bỏ qua ở Bắc Giang Chùa Vĩnh Nghiêm (Chùa Đức La) Đồng Cao – Điểm du lịch hấp dẫn ở Bắc Giang

3. VĂN HÓA

Bắc Giang là sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ và văn hóa Tày Nùng. Những người dân tộc Thái, dân tộc Dao… vẫn có nét riêng trong sinh hoạt nhưng họ học tiếng Kinh, mặc quần áo người Kinh.

4. ĐỊA LÝ

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều.

2. Phương tiện

1. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Xe khách

2. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Taxi Taxi hẳn sẽ là lựa chọn hàng đầu khi du lịch đến bất cứ nơi đâu. Vừa tránh được nắng nóng gay gắt, lại có thể di chuyển một cách nhanh chóng, đi được nhiều người và tương đối an toàn so với những phương tiện di chuyển khác. Hiện nay, có thêm dịch vụ book chuyến đi bằng Grab hay Uber, nhanh chóng và tiết kiệm. Xe máy Có hai hình thức di chuyển bằng xe máy chủ yếu: xe ôm và thuê xe máy tự lái. Khi đi xe ôm, bạn chỉ cần nói địa chỉ và yên tâm ngồi sau những bác xe ôm dễ thương để đến được địa điểm mà mình muốn. Xe bus Xe buýt là phương tiện công cộng rẻ nhất. Xích lô Xích lô không chỉ được du khách nước ngoài mà còn cả du khách trong nước ưa chuộng. Tham quan thành phố, cùng ngắm nhìn dòng xe đông đúc qua từng vòng quay chầm chậm của chiếc xích lô.

3. SÂN BAY QUỐC TẾ

Không có

3. Mạng & internet

1. MẠNG

Các nhà mạng phổ biến: Mobiphone, Viettel, Vinaphone,...

2. INTERNET

Mạng 3G, 4G Wifi có ở nhiều nơi khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,..

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Các trung tâm thương mại lớn chấp nhận vẻ Visa & Master. Một số cửa hàng ăn uống và nhà hàng cũng sử dụng.

2. MỨC TIÊU THỤ

1,5 lít nước khoáng: 20.000-30.000 đồng, Một bát phở 20.000-90.000 đồng, Một cơm chiên 30.000-100.000 đồng, tùy theo cấp bậc và địa điểm của nhà hàng

3. ĐỔI TIỀN

Đồng tiền của Việt Nam là Việt Nam Đồng, viết tắt là VND, đồng đô la Mỹ cũng có thể được sử dụng, ngân hàng và một số khách sạn có thể được trao đổi,nhưng tỷ giá hối đoái rất kém. Đồng đô la Mỹ được đổi lấy đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái mệnh giá lớn cao hơn tỷ giá hối đoái mệnh giá nhỏ, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái 100 USD cho tỷ giá hối đoái> 50 USD. Đổi tiền tại các ngân hàng lớn.

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Mỳ Chũ Bánh đa Thổ Hà Gà đồi Yên Thế Vải thiều. Bún Đa Mai. Chè kho Mỹ Độ Xôi trứng kiến. Cua da.

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Hội đình- đền Lễ hội đền Dành xã Việt Lập và Liên Chung, huyện Tân Yên Hội đình Vồng xã Song Vân, huyện Tân Yên Lễ hội Y Sơn xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà: Hội Suối Mỡ xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam Hội Tiên Lục xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang * Hội chùa: Hội chùa Bổ Đà xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Các số điện thoại khẩn cấp: Cứu thương 115 Phòng cháy chữa cháy 114 Cảnh sát cơ động 113

2. Y TẾ

Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc cho các bệnh thường như cảm, ho, sổ mũi. Bệnh nặng và các trường hợp khẩn cấp liên hệ bệnh viện gần nhất.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 02/03/2024