Hòn Bà
Hòn Bà Vũng Tàu từ lâu trở thành một điểm đến du lịch tâm linh cực kỳ bí ẩn. Bởi Hòn đảo này bốn bể đều là nước, duy chỉ những ngày nước rút đặc biệt sẽ hiện ra ngay một con đường đi giữa biển rất thực kỳ bí dẫn lối đến Miếu Bà trên đảo. VÌ không phải ai cũng có thể may mắn được đặt chân đến hòn đảo này, nên nó càng trở nên thú vị và thu hút nhiều sự tò mò khám phá của các tín đồ du lịch Vũng Tàu, cũng như bày tỏ niềm tin tâm linh đến các vị thần linh trên ngôi miếu ở Hòn Bà.
Hòn Bà Vũng Tàu từ lâu trở thành một điểm đến du lịch tâm linh cực kỳ bí ẩn. Bởi Hòn đảo này bốn bể đều là nước, duy chỉ những ngày nước rút đặc biệt sẽ hiện ra ngay một con đường đi giữa biển rất thực kỳ bí dẫn lối đến Miếu Bà trên đảo. VÌ không phải ai cũng có thể may mắn được đặt chân đến hòn đảo này, nên nó càng trở nên thú vị và thu hút nhiều sự tò mò khám phá của các tín đồ du lịch Vũng Tàu, cũng như bày tỏ niềm tin tâm linh đến các vị thần linh trên ngôi miếu ở Hòn Bà.
Giới thiệu về Hòn Bà Vũng Tàu
Hòn Bà hay còn được gọi với tên gọi khác Hòn Ba Viên Đạn hoặc Hòn Archinard. Tọa lạc tít ngoài xa khơi, Hòn Bà nằm lẻ loi giữa biển, bốn bể đều là nước biển trong xanh, dưới chân hòn đảo sóng vỗ bờ tuyết trắng xóa. Vào những ngày thủy triều xuống sẽ xuất hiện ngay một con đường đất đá gồ ghề dẫn lối trực tiếp từ đất liền ra đảo vô cùng kỳ bí. Cả hòn đảo quanh năm xanh mát, bởi trên hòn đảo tí hon này được trồng nhiều loại cây xanh lấy bóng mát như dừa, dương, cau và cả hoa sứ,...
Ngay trên Hòn Bà có xây dựng một ngôi miếu cổ gọi là Miếu Bà được xây dựng vào năm 1881 bởi Ông Hồ Quang Minh người miền Trung, quanh năm được người dân địa phương phụng thờ và coi sóc. Hàng năm, vào các dịp đặc biệt, nhất là mùa nước rút, ngay trên Hòn Bà có tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc được tổ chức tại miếu Bà thu hút hàng loạt khách hành hương đến dâng hương, tham quan và khám phá hòn đảo. Từ chân đảo lên đến miếu có một con đường nhỏ, uốn khúc quanh co dẫn lối trực tiếp bằng bậc tam cấp, tuy có phần nguy hiểm, nhưng vừa di chuyển vừa ngắm nhìn biển khơi ở tọa độ này lại mang đến một trải nghiệm thú vị có 1-0-2.
Hòn Bà tuy nhỏ bé, nhưng nếu du khách đi dọc theo đường Hạ Long, đi qua núi Nhỏ, đến Bãi Trước, qua Bãi Dứa cho đến mũi Nghinh Phong nhìn ra biển, du khách đều có thể thấy đảo Hòn Bà uy nghiêm, lẻ loi nhưng cũng rất kiên cường giữa biển to, sóng lớn. Vì Hòn Bà cách bờ một đoạn không xa, du khách theo dõi lịch nước rút, hay đến vào mùa lễ hội như Tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 (Âm lịch) sẽ là dịp, cơ hội để du khách trực tiếp trải nghiệm đi bộ giữa biển khởi, hòa mình vào không khí lễ hội tại Hòn Bà.
Thông tin cần biết về Hòn Bà Vũng Tàu
- Địa chỉ: 83FQ+HM8, Thùy Vân, Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Thời gian mở cửa: Cả ngày.
- Giá vé: Miễn phí
Sự tích về Hòn Bà
Hòn Bà Vũng Tàu không chỉ là một hòn đảo đẹp, hoang sơ, mà chính tại nơi đây còn lưu giữ nhiều câu chuyện tâm linh, dấu ấn lịch sử về sự tàn khốc của chiến tranh, tinh thần chiến đấu kiên cường. Trước kia vào những năm 1939, có một sĩ quan người Pháp tên Archinard có ý định bắn bể ngôi miếu Bà, ông đã cùng những đồng bọn thuộc hạ di chuyển đến đây để bắn phá ngôi miếu cũng như đàn áp những người dân vô tội. Theo lời kể thuật lại, viên sĩ quan đã bắn ba phát đạn vào miếu, nhưng chỉ duy nhất có một phát trúng vào thành miếu, không gây hư hại gì đến ngôi miếu này. Nhưng lại làm người dân khiếp sợ bởi sự hung ác của hắn, mọi người đều ra sức cầu nguyện, khấn vái đến Bà để mong qua kiếp nạn, quyết đồng lòng không để bọn chúng phá hủy ngôi miếu này. Và cũng chính tại đây, viên sĩ quan Archinard đã bỏ mạng bởi chính viên đạn cây súng của mình. Người dân tin rằng lời cầu xin đã ứng nghiệm, ra sức thờ phụng, bày tỏ lòng thành, niềm tin đến đấng đã phù trợ cho họ. Từ đấy, người ta còn hay gọi Hòn Bà là Hòn Ba Viên Đạn hay Hòn Archinard tương ứng với ba phát đạn tàn ác của viên sĩ quan người Pháp Archinard.
Hướng dẫn đi đến Hòn Bà Vũng Tàu
Hòn Bà có địa chỉ: 83FQ+HM8, Thùy Vân, Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hướng dẫn di chuyển: Sau khi du khách đã đến Vũng Tàu, du khách có thể dùng phương tiện xe máy, xe ô tô hay xe khách tiếp tục di chuyển đi dọc theo con đường ven biển đến chân dốc Thùy Vân, sau đó gửi xe tại đây. Từ bãi đổ xe, du khách có thể đi bộ trực tiếp đoạn đường ngắn khoảng 10 phút để đến bờ xuất phát.
Để từ đất liền ra đảo, du khách có thể đi bằng thuyền, tàu, bè, tuy nhiên, cách dễ dàng nhất để ra đảo là đi bộ ngay trên con đường rẻ biển độc đáo nhất Việt Nam khi thủy triều rút, có độ dài khoảng 200m, thời gian rút nước sẽ thường vào các ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng. Lưu ý, con đường giữa biển di chuyển ra biển này lại rất kỳ bí khi thoát ẩn thoát hiện trước sự vận hành của tự nhiên, nên để ra được đảo du khách phải theo dõi thời gian nước rút để di chuyển an toàn.
Tham quan Hòn Bà Vũng Tàu có gì hay, có gì đẹp?
Cảnh sắc Hòn Bà
Cảnh sắc Hòn Bà đẹp như tranh vẽ, khiến ai đến đây đều phải xuýt xoa trước cái đẹp khó từ nào có thể tả nỗi. Đứng từ Hòn Bà, du khách có thể tự do phóng ánh mắt ngắm nhìn biển khơi xa xôi, xanh ngời bốn bể đều là biển nước. Đảo xanh này lại vô cùng xanh mát, gió thoảng khiến hồn người thư thái, dễ chịu. Chốn thiên đường trần gian này khi đặt chân đến cũng khiến ai muốn nán lại đôi chút để ở lại tận hưởng cảm giác bình yên.
Con đường rẽ biển độc đáo
Để đến được Hòn Bà du khách phải băng qua con đường rẻ biển độc đáo nhất Việt Nam. Thoát ẩn thoát hiện trước sự vận hành của tự nhiên, khi thủy triều trút cũng là lúc con đường đi giữa biển này hiện ra khiến ai cũng bất ngờ. Con đường đá tuy có phần gồ ghề, mạo hiểm nhưng cảm giác đi bộ, chinh phục hành trình ra đảo lại rất thú vị và độc đáo. Tuy vậy, thời gian thủy triều rút lại có hạn, nếu du khách đang say mê khám phá hòn đảo xinh đẹp này, cũng nên lưu ý thời gian thủy triều sẽ dâng, để kịp thời quay lại đất liền.
Miếu Bà linh thiêng
Du khách có thể ngắm nhìn Miếu Hòn Bà từ xa sẽ thấy ngôi miếu nằm trên hòn đảo nhỏ giữa biển giữ một vẻ đẹp tâm linh bí ẩn. Tổng quan kiến trúc của miếu Hòn Bà bao gồm cổng và tòa chánh điện. Cổng miếu đặc biệt gồm có hai trụ thẳng bằng bê tông cốt sắt đỡ cho toàn bộ ngói lợp. Khi men theo con đường bậc tam cấp sẽ dẫn lối lên đến tòa chánh điện. Tuy đơn sơ, không quá cầu kỳ hay long trọng, nhưng tòa chánh điện đều được nhang khói, thờ kính, phụng sự tạo nên một không gian tâm linh tín ngưỡng tôn nghiêm. Vị thần được tôn thờ ở đây chính là Thủy Long thần nữ có tên là Mẫu Thoải, vị nữ thần dân gian Việt Nam quản lý các miền biển, sông nước của ngư dân, được người dân yêu mến, tôn thờ, tổ chức cúng bái hàng năm.
Check-in tọa độ mới
Đến với Hòn Bà du khách đừng quên ghi lại trải nghiệm đặc biệt này bằng một tấm ảnh check-in cực chất. Khi tứ phương đều là biển nước, đặt chân đến hòn đảo lẻ loi giữa biển khơi này du khách sẽ có những bức ảnh độc đáo khó có thể đến nơi nào có cảnh sắc như thế. Check-in ở tọa độ cao mới này sẽ là trải nghiệm khó quên trong chuyến du lịch Vũng Tàu của du khách.
Nên ghé điểm tham quan Hòn Bà Vũng Tàu khi nào? lịch nước rút tại Hòn Bà?
Để thuận tiện nhất nên ghé tham quan Hòn Bà du khách cần theo dõi lịch nước rút trong tháng, cụ thể thường sẽ là những ngày 14, 15 âm lịch, thủy triều thời gian này rút rất sâu, để lộ con đường rẻ biển siêu khô thoáng. Trong khoảng hơn 17 giờ, du khách có thể tranh thủ để có thể di chuyển ra đến đảo. Tuy nhiên, nếu du khách đi vào các ngày này, thì có thể theo dõi lịch nước rút tại Hòn Bà Vũng Tàu để trực tiếp theo dõi hoạt động của thủy triều, lựa chọn thời gian ra đảo hợp lý nhất. Mẹo hữu ích: Trong ngày, thông thường vào khoảng 17g00 chiều, đây thường sẽ là khung giờ đẹp nhất xuất hiện ra con đường rẻ biển diệu kỳ, dẫn lối các tín đồ yêu xê dịch, thích khám phá hòn đảo xinh đẹp này.
Đặc biệt, nếu du khách muốn khám phá Hòn Bà kết hợp với hành hương, hay hấp dẫn hơn là hòa mình vào không khí lễ hội trên đảo, có thể đến đây vào tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch. Đây là thời điểm diễn ra các lễ cúng lớn nhất ở Hòn Bà, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự với các hoạt động sôi động và thú vị.
Ăn uống khi đến Hòn Bà Vũng Tàu
Bánh khọt
Bánh khọt từ lâu trở thành món ăn quen thuộc của người dân địa phương, cũng như nức tiếng gần xa được khách du lịch yêu mến và thưởng thức. Bánh bột vàng ươm, giòn rụm, nhân hải sản lại tươi ngon, ăn kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt, tuy dân dã, bình dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn, thơm ngon, bắt miệng. Sau khi tham quan hòn đảo tí hon xinh đẹp này, du khách có thể tấp ngay vào quán bánh khọt gần đó, thưởng thức món ngon, nạp lại năng lượng cho chiếc bụng đói tức thì.
Các quán ăn tham khảo:
Bánh khọt Cây Đa Vũng Tàu
Địa chỉ: 21 Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Vũng Tàu.
Giờ mở cửa: 6h00 - 13h00
Quán bánh khọt Cây Sung
Địa chỉ: số 19 Hoàng Hoa Thám, Phường 3, Tp. Vũng Tàu
Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00
Bánh khọt miền Đông Vũng Tàu
Địa chỉ: số 59 Bà Triệu, Phường 4, Thành phố Vũng Tàu.
Giờ mở cửa: 6:00 – 21:00.
Bún chả cá
Bún chả cá tiếp tục là một món ăn bình dân quen thuộc, tuy đơn giản, không cầu kỳ nhưng hương vị lại thơm ngon khó cưỡng, ăn hết lại muốn ăn thêm nữa. Sợi bún thơm, béo lại tươi mới óng ả màu gạo mới, được làm tỉ mỉ, công phu để ra được sợi bún ngon. Chả cá của bún chả phải là loại chả mới, nước dùng thanh trong, mang đến món ăn với hương vị tươi mới, vừa miệng người ăn. Bắt đầu một ngày mới bằng một tô bún chả cá trước khi vi vu Vũng Tàu, khám phá Hòn Bà sẽ đem đến cho du khách nhiều năng lượng cho ngày dài phấn khởi.
Các quán ăn tham khảo:
79 Nha Trang Quán - Bún Chả Cá & Bún Sứa
Địa chỉ: 44C Bà Triệu, Phường 1, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
3 Cào - Bún Chả Cá Nha Trang
Địa chỉ: 23 C Tô Hiến Thành, Phường 4, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Bún Chả Cá – Huyền Trân Công Chúa
Địa chỉ: 142 Huyền Trân Công Chúa, Tp. Vũng Tàu, Vũng Tàu
Gỏi cá mai
Cá mai là loại cá sống rất nhiều tại vùng biển Vũng Tàu, cá sau khi bắt lên sẽ được người đầu bếp làm sạch, rút xương kỹ lưỡng sau đó tẩm ướp với ớt, chanh, tỏi, giấm cho cá chín đậm vị. Tiếp theo, sau đó cá mai sẽ được trộn với thính để lên mùi thơm nữa là ngon chuẩn vị. Gỏi cá mai có hương vị độc đáo, nhưng cũng không kén người ăn, du khách có thể thử món ăn này sau khi khám phá Hòn Bà xinh đẹp.
Các quán ăn tham khảo:
Quán Vườn Xoài
- Địa chỉ: 34/5 Hoàng Hoa Thám, TP Vũng Tàu
- Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
Quán Thiên Ân
- Địa chỉ: 195 Võ Thị Sáu, Thắng Tam, tp. Vũng Tàu
- Giờ mở cửa: 15:30 – 21:00
Quán gỏi cá mai Vũng Tàu – Ốc Thiên Nhiên
- Địa chỉ: 443 Trương Công Định, P.7, TP. Vũng Tàu
- Giờ mở cửa: 15h00 – 23h00
Hải sản tươi sống
Du lịch Vũng Tàu mà bỏ qua các món ăn chế biến từ hải sản tươi sống thì quả là điều thiếu sót. Hải sản sau khi được đánh bắt, sẽ được tiếp tục giữ tươi sống trước khi chế biến món ăn ngon. Không khó để có thể thưởng thức hải sản tươi sống tại đây, từ quán ăn vỉa hè bình dân, đến các quán ăn, nhà hàng sang trọng đều có các món ăn hải sản tươi sống thơm ngon như cua, ghẹ, ốc, mực, tôm,...
Bún bề bề
Bề bề hay còn được người dân gọi là tôm tích, đây là một loại hải sản khá giàu dinh dưỡng, thịt dai và ngọt, sinh sống và phát triển tốt ở bờ biển Vũng Tàu. Bún bề bề Vũng Tàu nổ tiếng mang hương vị ngọt thanh, bắt miệng, giàu dinh dưỡng cũng như giá thành lại rất phải chăng.
Các quán ăn tham khảo:
Bún Bề Bề Vũng Tàu
- Địa chỉ: 42 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu
Lộc Dương Quán
- Địa chỉ: 125 Võ Thị Sáu, Phường 2, Thành phố Vũng Tàu
Quán ngon 39
- Địa chỉ: 39 Tú Xương, Phường 4, Thành phố Vũng Tàu
Lưu trú khi đến Hòn Bà Vũng Tàu
Lựa chọn lưu trú gần khu vực Hòn Bà Vũng Tàu cũng là một lựa chọn lý tưởng đáng để cân nhắc. Bởi khu vực này vô cùng thoáng đãng, lại gần biển, nên đa phần các khách sạn lưu trú ở đây thường xây dựng có view biển vô cùng hút mắt. Du khách có thể tham khảo một vài địa chỉ khách sạn mà Gody gợi ý sau đây để có thể có cho mình một chuyến đi trọn vẹn:
Khách sạn Imperial Vũng Tàu
- Địa chỉ: 159 Thùy Vân, Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Khách sạn Premier Pearl Vũng Tàu
- Địa chỉ: 69 Thuỳ Vân, Phường 2, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hoang Linh Hotel
- Địa chỉ: 45/32 Thùy Vân, Phường 2, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngoc Hanh Hotel
- Địa chỉ: 47 - 49 Thùy Vân, Phường 2, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Các điểm tham quan gần Hòn Bà Vũng Tàu
- Mũi Nghinh Phong: 500 m
- Bãi Sau: 800 m
- Chùa Quan Âm Nam Hải: 1,8 km
- Niết bàn Tịnh xá: 1,9 km
- Tượng Chúa Kito Vua: 2,7 km
- Bãi Trước: 3,2 m
- Hồ Mây ParK: 4,6 km
- Hải Đăng Vũng Tàu: 5,8 km
- Tượng Đài Đức Mẹ Bãi Dâu: 7,5 km
Kinh nghiệm đi Hòn Bà Vũng Tàu
Sau đây là một vài kinh nghiệm đi Hòn Bà dành cho du khách yêu thích khám phá hòn đảo xinh đẹp thêm trọn vẹn và an toàn hơn, chuyến đi du lịch Vũng Tàu sẽ thêm trọn vẹn và ý nghĩa khi du khách lưu lại ngay những điều sau:
- Du khách nên thường xuyên theo dõi thời tiết chuyến đi, tránh di chuyển khi những ngày có thời tiết xấu, nguy hiểm do sóng to, gió lớn hay mưa giông.
- Để thuận tiện du khách nên theo dõi lịch nước rút tại Hòn Bà Vũng Tàu trước khi di chuyển, vì khi nước rút, con đường ra đảo mới hiện ra, dễ dàng cho việc di chuyển.
- Du khách nên lựa chọn những trang phục lịch sự khi đến Hòn Bà, bởi trên đảo có Miếu Bà thờ phượng tôn nghiêm nếu du khách có ý định vào tham quan miếu. Nên mang theo giày, dép phù hợp, vì con đường ra đảo này gồ ghề và có phần nguy hiểm.
- Nếu du khách có đi cùng trẻ em hãy có trách nhiệm theo dõi kỹ lưỡng, đặc biệt trong quá trình di chuyển ra đảo cũng như tham quan trên đảo.
- Chủ động trông chừng tư trang, tài sản, không xả rác, phá hoại thiên trên đảo.
Và đó là tất cả những thông tin hữu ích dành cho du khách về Hòn Bà - Hòn đảo tí hon nhưng lại vô cùng kỳ bí với con đường rẽ biển độc đáo nhất Việt Nam. Hy vọng, sau khi xem qua những điều thú vị và hữu ích sẽ giúp du khách hiểu hơn, cũng như có thêm cảm hứng, lên ngay kế hoạch vi vu Vũng Tàu - khám phá Hòn Bà cùng bạn bè, gia đình và người thân trong thời gian tới.