Chùa Di Đà - Bảo Lâm

94 reviews
Viết review

Chùa Di Đà tọa lạc tại thôn 6, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một buôn làng người dân tộc Châu Mạ, tên là buôn Đăng Đừng, vì thế Chùa Di Đà còn có tên gọi khác là Chùa Đăng Đừng.

Thông tin cần biết
  • Giá vé: Miễn phí

  • Địa chỉ: Buôn Đăng Đừng (thôn 6), xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, Bảo Lộc, Việt Nam

Giới thiệu chùa Di Đà - Bảo Lâm

Chùa Di Đà cách thành phố Bảo Lộc 20 km đi về hướng thác Đamb'ri thuộc buôn Đăng Đừng (thôn 6), xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Chùa do sư thầy Đồng Châu xây dựng nhằm phục vụ việc tín ngưỡng cho người dân buôn Đăng Đừng và khách thập phương.

Trên đường đi vào chùa, khách du lịch sẽ đi qua thắng cảnh tuyệt vời - thác Đamb'ri, nông trường trà Thịnh Thái, Tam Dương, Phước Lạc..

Chùa Di Đà có gì hay? Có gì đẹp?

Là một ngôi chùa với mục đích ban đầu chỉ là phục vụ cho người dân của buôn Đăng Đừng. Bởi thế kiến trúc, điểm nhấn nơi chùa tự vô cùng đơn giản nhưng không kém phần ấn tượng của một mảnh đất vùng đất đỏ Tây Nguyên cổ xưa.

Lịch sử hình thành của chùa Di Đà

Chùa Di Đà được xây dựng với diện tích ban đầu lên đến 13 hecta, từ những năm 2005. Đây được biết đến như một công trình kiến trúc lớn nhất ở Bảo Lộc - Lâm Đồng. Chùa được xây dựng dựa trên kiến trúc Tây Nguyên cổ truyền cùng nét đặc trưng của phong cách của người Châu Mạ. Bên cạnh đó, nơi đây còn là điểm sinh hoạt và còn là nơi tu tập của nhiều đạo tràng anh em đồng bào thiểu số trong khu vực.

Đường đi lên chùa và cổng tam quan đặc biệt

Nhiều du khách khi đi du lịch, đi hành hương đến chùa Di Đà đều ấn tượng mạnh với những đồi chè bát ngát xanh tươi tại chùa. Là nơi trồng chè nổi tiếng, và có nét truyền thống xưa. Tại chùa, những cánh đồng chè bạt ngàn bao la, như phủ xanh cả khuôn viên.

Cổng chùa còn được xây dựng với kiến trúc cổng tam quan, điểm nhấn với 3 cửa được được tạo từ 4 cột chống màu vàng đẹp mắt. Mái ngói của cổng được tạo hình như những ngôi nhà rông ở miền đất đỏ Tây Nguyên, với màu đỏ ấn tượng. Bên cạnh đó, đường lên chùa có những bậc đá vàng, và hai bên có hàng cau dài thẳng tắp hút tầm mắt đến vô tận.

Khuôn viên chùa Di Đà

Khi bước qua cổng tam quan, vào bên trong chùa. Bên trong chùa, khuôn viên chùa vô cùng rộng lớn, có nhiều tiểu cảnh cùng hồ sen và các công trình khang trang và độc đáo, với bên trái là một hồ nước lớn cùng đền thờ màu đỏ đặc biệt đẹp. Tương tự như ngôi chùa 1 cột nổi tiếng, nhưng lại pha thêm sắc đỏ của núi rừng của người Mạ thân thương. Và nếu muốn di chuyển ra điện thờ, du khách sẽ đi qua một chiếc cầu nhỏ bắc ngang một con nước, mộc mạc mà giản dị vô cùng.

Bên cạnh đó, khuôn viên chùa còn có nhiều pho tượng Phật được thiết kế vô cùng đơn giản nhưng lại đẹp mắt và đem đến cho du khách sự an lòng, thanh tịnh. Như pho tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, Tượng Phật A Di Đà, pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề,...

Chánh điện của chùa Di Đà

Gần ngay khuôn viên chùa là chánh điện chùa Di Đà. Hai bên lối đi lên chùa được đặc 2 chú voi lớn - loài vật biểu trưng của nền văn hóa Tây Nguyên đồ sộ, đứng đối diện nhau trông vô cùng uy nghiêm. Trước chánh điện còn có khoảng sân vô cùng rộng rãi, được trang trí với hình tròn bắt mắt với các họa tiết tương tự như trống đồng Đông Sơn.

Tại chánh điện, chủ yếu với thiết kế màu đỏ là điểm nhấn chủ đạo và xây theo lối kiến trúc nhà Rông độc đáo với mái ngôi nhà cao vút. Ở trên đỉnh ngôi nhà, nổi bật các họa tiết trang trí “lưỡng long chầu nguyệt” là lối kiến ​​trúc chung đặc trưng của nhiều ngôi chùa Việt Nam.

Bởi lẽ, theo người Tây Nguyên đối với họ nhà Rông chính là nơi quan trọng nhất ở làng. Theo người địa phương, hộ quan niệm rằng nơi đây chính là nơi linh thiêng của trời, của đất hội tụ lại để bảo vệ con dân trong cả buôn, cả làng. Là niềm tin, niềm tự hào, sự kiêu hãnh mang giá trị tâm linh đặc biệt to lớn trong đời sống tinh thần. Có lẽ vì thế, mà chánh điện chùa Di Đà đã được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc nhà Rông này. Nhưng vẫn hài hào nhiều nét văn hóa, đặc trưng quen thuộc của người dân Việt Nam.

Các kiến trúc khác tại chùa

Bên cạnh nét đặc sắc trong văn hóa tín ngưỡng. Chùa Di Đà còn là một công trình kiến trúc đầy độc đáo và nhiều ý nghĩa. Du khách khi đặt chân đến nơi đây, sẽ thường xuyên được nhìn ngắm và chiêm ngưỡng nhiều họa tiết đặc biệt như chim phượng múa, cò bay, chim hạc, dã gạo thổi kèn, hay nhiều hoạ tiết dân tộc của cả nước nói chung, và miền đất Tây Nguyên nói riêng.

Ngoài ra, chùa còn có các khách đường, trai đường cho du khách có thể nghỉ ngơi, nghỉ chân qua đêm tại chùa Di Đà.

Một số thông tin về chùa Di Đà

Chùa Di Đà là điểm du lịch đặc biệt tại tỉnh Lâm Đồng. Còn được biết đến là nơi sinh sống (buôn Đăng Đừng) của đồng bào anh em người Châu Mạ. Chùa còn được biết đến với tên gọi là chùa Đăng Đừng do người dân nơi đây gọi. Dưới đây là thông tin đầy đủ của chùa Di Đà:

  • Địa chỉ: Buôn Đăng Đừng (thôn 6), xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
  • Giờ mở cửa: 24/24 h
  • Hoạt động: Thứ 2 - Chủ Nhật
  • Giá vé: Miễn phí tham quan
  • Cách trung tâm thành phố Bảo Lộc: 20 km

Những điểm du lịch quanh chùa Di Đà

Là một trong những điểm đến du lịch trọng điểm tại thành phố Bảo Lộc - Lâm Đồng. Chỉ cách chùa Di Lạc rất gần, du khách có thể ghé thăm, tham quan du lịch, khám phá các điểm du lịch nổi tiếng ở Lâm Đồng như:

Thác Tam Hợp - nằm ngay sau khuôn viên của chùa Di Đà. Là điểm đến được lòng rất nhiều du khách, đặc biệt là “dân phượt”, Nơi đây có không khí vô cùng đẹp, trong lành cùng thác nước vô cùng hùng vĩ.

Thác Dambri - tọa lạc ở Thôn 14, Xã Đambri, thành phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây là điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Lâm Đồng của nhiều du khách. Điểm đến nằm ngay trong khu du lịch thác Dambri. Nơi đây có nhiều điều thú vị, vui chơi giải trí cho du khách tận hưởng. Đặc biệt nơi đây còn có khu nghỉ ngơi qua đêm, ăn uống trong khu du lịch.

Tu viện Bát Nhã địa chỉ tại Thôn 13, xã Đambri, Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tu viện với kiến trúc Á Đông độc đáo hào cùng thiên nhiên trong lành tại Lâm Đồng, chính là điểm đến vô cùng thu hút.

Điểm nghỉ chân qua đêm tại chùa Di Đà

Ngay tại chùa có các khách đường và trai đường dành cho du khách đi du lịch Lâm Đồng muốn nghỉ chân qua đêm tại chùa khi đi tham quan. Với nhiều phòng đáp ứng đủ nhu cầu nghỉ ngơi, lưu trú của du khách. Sáng sớm dậy tận hưởng khí trời trong lành, nghe các bài thiền tịnh, ngắm bình minh tuyệt diệu tại chùa.

Và nếu, du khách muốn tìm đến các khách sạn, villa,... gần chùa để tiện di chuyển đến các điểm du lịch Bảo Lộc khác. Dưới đây là một vài địa chỉ lưu trú mà du khách có thể tham khảo:

The Eco Tropicana Garden

Địa chỉ: B' Lá, Bảo Lâm, Lâm Đồng

Hotline: 094 614 48 65

Thời gian di chuyển đến chùa: 10p đi ô tô

Khách sạn Ngọc Phượng

Địa chỉ: 184 Lam Sơn, Lộc Sơn, Bảo Lộc, Lâm Đồng

Hotline: 0263 3964 477

Thời gian di chuyển đến chùa: 36p đi ô tô

JE T'aime Villa

Địa chỉ: Xóm 2 Thôn 14, Dambri, Bảo Lộc, Lâm Đồng

Hotline: 092 418 01 11

Thời gian di chuyển đến chùa: 14p đi ô tô

Mùa Tím Villa, Bảo Lộc

Địa chỉ: Hẻm 71 Trần Nhật Duật, Đam Bri, Bảo Lộc, Lâm Đồng

Hotline: 093 830 26 88

Thời gian di chuyển đến chùa: 27p đi ô tô

Các quán ăn ngon gần chùa Di Đà

Bên cạnh chùa có nhiều quán ăn rất ngon, giàu chất dinh dưỡng mà du khách có thể lựa chọn. Một vài địa chỉ ăn ngon gần chùa Di Đà phải kể đến như:

Quán ăn sân vườn Bách Hỷ An

Địa chỉ: 147 149 Trần Quốc Toản, phường B’Lao, Tp Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Giá tham khảo: 50.000 VNĐ - 200.000 VNĐ
Giờ mở cửa: 09:00 - 22:00

Cơm niêu Thuận Hành Quán

Địa chỉ: 86 Lý Tự Trọng, phường 2, Tp Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Giá tham khảo: 40.000 VNĐ - 110.000 VNĐ
Giờ mở cửa: 10:00 - 22:00

Điểm tâm Tùng

Địa chỉ: 133 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Liên hệ: 0917 287 131
Giá tham khảo: 25.000 VNĐ – 45.000 VNĐ

Giờ mở cửa: 06:00 – 11:00

Aka House Quán ăn ngon ở Bảo Lộc

Địa chỉ: 34 Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Sơn, Tp Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Giá tham khảo: 20.000 VNĐ - 200.000 VNĐ
Giờ mở cửa: 09:00 - 21:00

Kinh nghiệm du lịch chùa Di Đà

Là một điểm đến tâm linh, du khách khi đi du lịch đến chùa Di Đà nên lưu ý một vài chú ý dưới đây:

  • Quý du khách nên chuẩn bị các trang phục kín đáo, lịch sự khi đến chùa
  • Tuân theo các quy định tại chùa
  • Tránh gây ồn ào, nhẹ nhàng khi tham quan chùa Di Đà
  • Nên tránh đi vào những ngày mưa, bởi vào những ngày mưa đường lên chùa khá gập ghềnh, trơn trượt.
  • Hãy trang bị thêm các trang phục như áo chống nắng, dù, và đặc biệt là kem chống nắng khi đi tham quan chùa để tránh khỏi những tia nắng, tia UV độc hại.

Đã cập nhật vào ngày 21/07/2023
4.56
dựa trên 94 đánh giá
5
77.66%
73
4
8.51%
8
3
8.51%
8
2
3.19%
3
1
2.13%
2
Hình ảnh
avatar