Chùa Thiên Vương Cổ Sát - Đà Lạt

50 reviews
Viết review

Cách trung tâm Đà Lạt tầm 5km, Chùa Thiên Vương Cổ Sát (hay còn được gọi bằng các tên khác như chùa Phật Trầm hay Chùa Tàu) tọa lạc trên đồi Rồng, tuy không tách biệt hoàn toàn với Thành phố những cũng không kém phần yên tĩnh. Chùa Thiên Vương Cổ Sát hiện là một điểm du lịch ở Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung thu hút du khách đến tham quan, hành hương viếng cảnh Chùa.

Thông tin cần biết
  • Giá vé: Tốn phí gửi xe

  • Địa chỉ: 385 Khe Sanh (Mimosa), Phường 10, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng

Giới thiệu Chùa Thiên Vương Cổ Sát

Chùa Thiên Vương Cổ Sát được xây dựng năm 1958 do các nhà sư thuộc tông Hoa Nghiêm và các Phật tử người Hoa. Ban đầu Chùa được xây dựng rất giản dị với ba gian nhà gỗ lợp tôn đơn giản. Đến năm 1989 thì Chùa được xây dựng, trùng tu và có diện mạo như ngày nay.

Điểm đến đầu tiên là Từ Bi Bảo Điện, bên trong trung tâm điện là tượng Phật Di Lặc nằm ngang với chiều cao tượng là 3m. Kế đến là công trình kiến trúc chính của Chùa chính là Quang Minh Bảo Điện được dựng thành hình tứ giác có chiều cao là 12m và chiều dài các cạnh là 12m, được xây dựng với hai tầng chông mái, bên trên nóc Điện còn được đắp hình hai con rồng đang chầu vào. Bên trong Quang Minh Bảo Điện thờ Tây Phương Tam Thánh gồm: A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Cả ba pho tượng đều cao 4m , nặng khoảng 1500kg và được làm từ gỗ trầm hương quý, được hòa thượng Tọa Dã thỉnh từ Hồng Kông về năm 1958.

Ngoài ra cũng không thể bỏ qua Phật Thích Ca cao hơn 10m tọa trên đài sen ở khuôn viên phía sau Chùa Tàu.

Ý nghĩa các tên gọi của Chùa Thiên Vương Cổ Sát

Như thông thường các ngôi chùa với các đặc trưng riêng biệt sẽ tạo nên đặc sắc riêng, nổi bật cho ngôi chùa đó. Một trong số những yếu tố quyết định tiên quyết chính là tên gọi của chùa. Đây cũng chính là sự khác biệt của chùa Thiên Vương Cổ Sát. Ngôi chùa này có nhiều tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi đều mang một ý nghĩa tiên quyết, độc đáo nhất định.

Tên gọi “Chùa Tàu” Đà Lạt

Có lẽ nhiều người biết đến Chùa Thiên Vương Cổ Sát bởi tên gọi là “chùa Tàu” hơn cả. Mang nhiều ý nghĩa to lớn và tiềm tàng. Nơi đây chính là cái nôi, sự hình thành và đánh dấu sự phát triển của cộng đồng người Hoa (còn được nhiều người gọi là người Tàu), trước kia sinh sống tại Việt Nam. Chính họ là người góp công xây dựng nên ngôi chùa này.

Đặc sắc tên gọi chùa Thiên Vương Cổ Sát

Có tên gọi là Chùa Thiên Vương Cổ Sát, bởi lẽ nơi đây có lối thiết kế, kiến trúc đặc trưng. Và có thờ Tứ Vị Thiên Vương là: vị Trì Quốc Thiên Vương, Vị Quảng Mục Thiên Vương, Vị Tăng Trưởng Thiên Vương và cuối cùng là Vị Đa Văn Thiên Vương. Các vị được thờ tụng trong Từ Bi Bảo Điện, và được là từ nhiều loại nguyên liệu vô cùng quý đặc biệt như gỗ trần rất quý,...

Ý nghĩa tên gọi chùa Phật Trầm

Ngôi chùa còn được nhiều người biết đến với tên gọi chùa Phật Trầm. Cái tên này được đại đa số du khách gọi khi đặt chân đến nơi đây. Ngôi chùa được gắn liền với tên gọi này, bởi lẽ nơi này còn là nơi thờ tự, gắn liền với 3 pho tượng Phật thờ tự bên trong tòa Quang Minh Bảo Điện, các pho tượng đều được làm từ gỗ trầm hương quý giá. Mỗi bức tượng đều có cân nặng ~ 1.500 kg. Được chính tay nhà sư Thọ Dã, đến Hồng Kông để thỉnh về vào những năm 1968.

Chùa Thiên Vương Cổ Sát có gì hay? có gì đẹp?

Chùa Tàu với nét đẹp đặc sắc. Nơi đây là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, ngắm cảnh. Bên cạnh đó, nơi đây còn là điểm đến của nhiều Phật tử đến dân hương, thưởng ngoạn. Đặc biệt, chùa còn có một bàn xoay là danh lam thắng cảnh mà bất cứ ai đến du lịch Đà Lạt đều phải ghé thăm.

Lịch sử hình thành chùa lâu đời

Chùa được thành lập từ những năm 1958, bởi vị sư tên Thọ Dã tại Triều Châu. Ban đầu, chùa chỉ xây đơn sơ với mái tôn, và gỗ. Sau nhiều năm thì chùa cũng bắt đầu xuống cấp.
Mãi đến năm 1989, Thiên Vương Cổ Sát bắt đầu được trùng tu lại, khang trang và trang nghiêm hơn, các bức tường được thay thế hoàn toàn bởi gạch, mái tôn cũng được thay ngói chắc chắn hơn. Sự thay đổi lớn của chùa là tâm của Phật tử Lê Văn Cảnh đã đầu tư và trùng tu lại. Hiện tại, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính vốn có, rất đẹp với khoảng xanh trước chùa, thoáng đãng với muôn hoa.

Kiến trúc độc đáo của chùa Thiên Vương Cổ Sát

Chùa Phật Trầm với khoảng hình thành không lâu, chỉ hơn nửa thế kỷ trước. Dẫu vậy, kiến trúc nơi đây mang nhiều nét đẹp độc đáo, đặc trưng không thua kém gì những ngôi chùa khác tại Đà Lạt.

Cổng tam quan bên ngoài

Bước những bước chân đầu tiên vào chùa, du khách phải bước qua cổng tam quan đầy uy nghiêm, sừng sững nằm dưới hàng thông xanh rì, mát rượi của mảnh đất miền cao Đà Lạt. Vẫn thường được nhiều du khách và người dân gọi với cái tên cổng tam quan, hẳn rằng cảm giác uy nghiêm, không khí linh thiêng, trang trọng cùng với kiến trúc cổ nơi đây sẽ làm cho quý khách choáng ngợp, và tâm thêm phần nhẹ nhàng, tĩnh lặng.

Từ Bi Bảo Điện

Sau khi đi qua cổng tam quan. Du khách sẽ đến với chánh điện. Nơi đây được đề một tấm biển chữ Hán với ý nghĩa là “Từ Bi Bảo Điện”. Trong điện, thờ tượng phật Di Lặc màu vàng ở giữa với chiều cao ~3m. Hai bên, có thờ 4 vị “Tứ Đại Thiên Vương” oai nghiêm là: vị Trì Quốc Thiên Vương, Vị Quảng Mục Thiên Vương, Vị Tăng Trưởng Thiên Vương và cuối cùng là Vị Đa Văn Thiên Vương.

Quang Minh Bảo Điện

Với kiến trúc độc đáo có 2 con rồng uốn lượn đối song song nhau trên nóc điện. Quan Minh Bảo Điện nằm ngay sau Từ Bi Bảo Điện. Bên trong Điện với kiến trúc cổ điển, mang nét đặc sắc của người Hoa. Thờ tự 3 tượng Phật làm từ gỗ trầm hương quý giá, cao đến gần 3m và nặng đến 1.5 tấn. Được biết đến do hòa thượng Thọ Dã đã tỉnh từ Hồng Kông về chùa từ những năm đầu khởi công xây dựng chùa.

Các bức tượng lần lượt là các vị: đặc ở giữa là tượng Phật A Di Đà Phật, bên phải là tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái chính là Đại Thế Chí Bồ Tát. Chẳng ai biết được những bức tượng này là ra từ khi nào, chỉ biết rằng các nhà khảo cổ đã nghiên cứu và cho rằng các nét điêu khắc trên tượng có lẽ đã có từ những năm của thế kỷ XVI.

Tượng của Phật Thích Ca

Bên cạnh các kiến trúc, công trình đặc biệt tại chùa. Nằm phía sau Quan Minh Bảo Điện, chùa có đặt một pho tượng Phật Thích Ca tọa trên đài sen với chiều cao gần 10m. Với nét đặc trưng vốn có, phía sau tượng còn có 9 bức phù điêu, điêu khắc 9 con rồng với nhiều hình dạng khác nhau - được mọi người quen gọi với danh xưng “Cửu Long”.

Bên cạnh đó, các pho tượng tại chùa Thiên Vương Cổ Sát không những có giá trị về vật chất. Mà nơi đây còn là biểu tượng của tâm linh tinh thần vô giá trong đời sống nhân dân bản địa cùng nhiều Phật tử, hay du khách. Chùa còn là nét đẹp văn hóa tinh thần, là biểu tượng đặc trưng của văn hóa tâm linh của cộng đồng người Hoa sinh sống, định cư ở Việt Nam.

Là điểm đến vô cùng đẹp đẽ, đem đến cho du khách sự thoải mái, tinh thần thanh tịnh. Đây nơi là nơi vô cùng thích hợp giải tỏa mệt mỏi, lo toan, chiêm nghiệm nhiều điều đặc biệt của cuộc đời. Đây còn là điểm đến của nhiều tín đồ hành hương bái Phật, thắp hương và cùng khẩn cầu nhiều điều tốt đẹp, may mắn trong tương lai.

Đặc điểm hấp dẫn khác tại chùa Tàu - Đà Lạt

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, chùa còn là điểm đến tham quan thu hút du khách bởi nhiều điểm khác biệt.

Chiếc bàn đá xoay tại chùa Tàu

Tại chùa, điều mà nhiều du khách biết đến nhất chính là chiếc bàn xoay thần kỳ ngay tại chùa. Ban đầu, khi nhìn chiếc bàn, du khách sẽ cảm thấy rằng không có gì quá đặc biệt, chỉ như một chiếc bàn ăn tròn như bình thường hay sử dụng. Nhưng, khi đặt bàn tay lên bàn xoay, nhắm mắt lại, để cho tâm hồn thanh tịnh, và chỉ suy nghĩ hướng xoay của bàn. Du khách sẽ cảm nhận được chiếc bàn đang xoay theo chiều đúng suy nghĩ của bản thân.

Đây là hiện tượng đặc biệt, mà chưa có nhà nghiên cứu hay bất kỳ ai có lời giải đáp được cho hiện tượng bí ẩn và diệu kỳ này.

Ngôi Chùa với nhiều nhà sư sử dụng tiếng Quảng Đông

Bên cạnh chiếc bàn xoay đặc biệt. Ngôi chùa còn làm cho nhiều du khách phải bất ngờ bởi các vị tăng ni, sư thầy tại đây đều thành thạo và giao tiếp được tiếng Trung Hoa, đặc biệt là tiếng Quảng Đông. Đây chính là sự đặc trưng mà không kém phần đặc sắc của chùa so với nhiều ngôi chùa khác tại Thành phố mộng mơ Đà Lạt.

Tham quan Chùa Phật Trầm Đà Lạt, Không chỉ là điểm đến tham quan với nhiều cảnh đẹp, trong xanh của đất trời vùng núi cao Tây Nguyên lộng gió. Đến chùa Phật Trầm, du khách như được gội rửa, giúp tâm tịnh, lòng nhẹ nhàng mà an yên.

Hướng dẫn đi đến Chùa Thiên Vương Cổ Sát - Đà Lạt

Cách đi: Từ khu Hòa Bình đi theo hướng Trại Mát, đến đường Trần Hưng Đạo, ngay vòng xoay giao Trần Hưng Đạo - Hùng Vương, để ý bảng Khe Sanh rẽ vào, cứ đi thẳng để ý bên tay trái sẽ thấy Chùa Thiên Vương Cổ Sát (Chùa Tàu).

Thời gian đóng & mở cửa của Chùa Thiên Vương Cổ Sát - Đà Lạt

Bên cạnh là điểm đến thu hút du khách rất lớn. Bởi thế, nhà chùa không thể mở cửa hoạt động tham quan 24/24 giờ. Do đó, du khách cần chú ý khung thời gian để không uổng công đến nhưng phải quay về. Giúp du khách, quý Phật tử đến thăm chùa, thưởng ngoạn, thắp hương, cúng dường,... một cách trọn vẹn nhất.

  • Buổi sáng: mở cửa lúc 7h
  • Buổi chiều: đóng cửa lúc 17h.
  • Hoạt động: Nơi đây mở cửa xuyên suốt trong tuần
  • Giá vé tham quan: miễn phí giá vé
  • Địa chỉ: 385 Khe Sanh (Mimosa), Phường 10, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
  • Lưu ý: sẽ có tính tiền phí gửi xe

Ăn gì khi đi đến chùa Thiên Vương Cổ Sát?

Ngay cạnh dưới chân đường di chuyển lên chùa. Du khách còn có thể thưởng thức nhiều sản vật địa phương Đà Lạt. Bên cạnh đó, du khách không thể bỏ lỡ món yaourt tại quán Yaourt Phô Mai Đà Lạt - Quán 48. Nơi đây có các món ăn tuyệt vời về yaourt từ yaourt, và nhiều món ăn khác như sữa chua truyền thống, sữa sữa chua phô mai, sữa chua chanh dây và sữa chua dâu tây.. ngon tuyệt, với tuổi đời gần 20 năm tuổi.

Không chỉ vậy, du khách còn có thể thưởng thức bánh flan cùng với món trứng nướng lòng đào chấm muối tiêu chanh của quán. Quán bán với giá cả vô cùng phải chăng, phù hợp với túi tiền mọi thực khách và thơm ngon vô cùng.

Địa chỉ quán: Chùa Tàu, 48 Khe Sanh, Phường 10, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Thời gian mở cửa: 6h30 - 21h00

Giá cả: 10.000 VNĐ - 100.000 VNĐ

Các địa điểm du lịch gần Chùa Phật Trầm Đà Lạt

Nằm gần trung tâm thành phố Đà Lạt. Bởi vậy, du khách còn có thể đi tham quan nhiều điểm đến du lịch tại Đà Lạt khi đi thăm chùa Phật Trầm như: Dinh 2 Bảo Đại, Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt, Cung Nam Phương Hoàng Hậu, Vườn hoa Bích Câu,..

Một số lưu ý khi đi tham quan chùa Tàu - Đà Lạt

  • Hãy mặc trang phục kín đáo, chuẩn mực và không gây phản cảm khi tham quan chùa.
  • Hãy giữ gìn, bảo vệ môi trường chung, không vứt rác hay chai lọ bừa bãi trong chùa
  • Không nên chạm vào các đồ vật trong các điện thờ
  • Tránh gây mất trật tự khi đi tham quan chùa.
  • Đường lê chùa còn có dịch vụ cho thuê ngựa cưỡi lên chùa nếu khách không muốn đi bộ. Tuy vậy hãy thương lượng giá cả trước khi thuê.

Đã cập nhật vào ngày 21/07/2023
4.6
dựa trên 50 đánh giá
5
74%
37
4
20%
10
3
0%
0
2
4%
2
1
2%
1
Hình ảnh
avatar
avatar
Trương Hoàng Nam 2019-08-19 16:47:28

Rất đẹp!
yên tỉnh nhưng lại chẳng tách biệt
kiến trúc độc đáo + lộng lẫy và uy nghiêm

Trả lời