Phía dưới dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách trung tâm thị trấn Sa Pa, theo con đường hướng về phía núi Fansipan khoảng 3 km, là bản Cát Cát trữ tình. Đây là một bản làng của dân tộc Mường, hình thành từ thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ.
Khi vào bản làng du khách sẽ bị thu hút bởi 80 hộ dân nằm dọc theo con đường bậc thang lát đá giữa bản, một số lại nằm rải rác trên các sườn núi.
Đi thêm mấy trăm mét bậc thang là đến trung tâm Cát Cát, điểm hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rào, cùng ngọn thác Cát Cát hay Tiên Sa ầm ầm, nhảy bọt trắng xóa.
Thong dong, đứng trên hai chiếc cầu treo Cầu Si và cầu A Lứ để ngắm cảnh và tạo những bức hình lưu niệm. Con đường lát những viên đá, ngắm nhìn những đứa trẻ đang nô đùa.
Bản Cát Cát không chỉ làm cho du khách mê mẩn trước phong cảnh hoang sơ, trữ tình.
Mà còn lưu luyến du khách bởi văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào Mông tại đây. Ngoài trồng lúa, khách du lịch còn được thử sức với dệt thổ cẩm, chế tác trang sức bằng bạc và đồng; đan lát. Được tham quan khu trưng bày sản phẩm tinh xảo, độc đáo mang nét đặc trưng. Còn được mua những món quà cho gia đình, bạn bè.
Vào những ngày đầu năm du khách nếu đến đây được tham gia vào lễ hội Gầu Tào lớn nhất ở đây nhằm cầu phúc, cầu mệnh cho dân bản. Xem "tục kéo vợ" của những chàng trai, cô gái. Thưởng thức hương vị của rượu ngô, thắng cố, thịt hun khói, tiết canh gà,...
Bản Cát Cát ngày ngày càng tôn lên vẻ đẹp yêu kiều của mình. Trên những màu sắc, dáng vẻ của ruộng bậc thang, núi non hùng vĩ, những con thác tuôn trào trên lớp đá.
Ảnh: Internet
Tư liệu: tổng hợp