Giang Tô
mask
Đã đi
Sắp đi
35 Gody-er đã đến

Giang Tô

Giang Tô, tỉnh giáp ranh với Thượng Hải, được biết đến với vẻ đẹp thanh lịch và đậm đà bản sắc văn hóa. Nơi đây có những khu vườn cổ kính, thị trấn nước thơ mộng, nghệ thuật dân gian độc đáo và nhiều di sản văn hóa quý giá. Nếu là người yêu thích trà và muốn tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa, Giang Tô là điểm đến lý tưởng dành cho du khách.

Giới thiệu về Giang Tô 

Giang Tô (江苏省/ Jiāngsū shěng), tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc, có diện tích 102.600 km2 và dân số 84,7 triệu người. Tỉnh giáp Hoàng Hải ở phía đông, đô thị Thượng Hải ở phía đông nam, tỉnh Chiết Giang ở phía nam, An Huy ở phía tây và Sơn Đông ở phía bắc. Thủ phủ của tỉnh là Nam Kinh, từng là thủ đô của Trung Quốc trong nhiều triều đại, bao gồm nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1912). Thành phố này hiện nay cũng là trung tâm kinh tế và văn hóa quan trọng của khu vực. Các thành phố lớn khác của Giang Tô là Tô Châu và Vô Tích, cả hai đều nằm dọc theo sông Dương Tử.

Khí hậu của Giang Tô phân hóa thành hai vùng chính: vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền trung và miền nam, và vùng khí hậu lục địa ôn đới ở miền bắc. Nhiệt độ trung bình ở Nam Kinh, thành phố lớn nhất của Giang Tô, là 12,3 °C (54,1 °F) vào tháng 1 và 27,8 °C (82,0 °F) vào tháng 7. Lượng mưa hàng năm trung bình là 1.040 mm (41 inch).

Về kinh tế, Giang Tô là một trong những tỉnh phát triển nhất Trung Quốc với các ngành công nghiệp chính của Giang Tô là điện tử, viễn thông, hóa chất, máy móc và thiết bị, dệt may và luyện kim. Trong năm 2018, GDP của tỉnh đứng thứ hai cả nước, chỉ xếp sau Quảng Đông. Đặc biệt những năm gần đây, Giang Tô cũng đang tập trung phát triển các sản phẩm công nghệ cao và mới, nhằm tạo đà tăng trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Thông tin cần biết về Giang Tô

  • Tên gọi: Giang Tô
  • Thủ phủ: Nam Kinh
  • Diện tích: 102.600 km2
  • Dân số: 84.748.016 người
  • Ngôn ngữ: tiếng Quan Thoại
  • Tiền tệ: Nhân dân tệ
  • Múi giờ: GMT+8
  • Mã điện thoại: +86-25
  • Nguồn điện: 220V, 50Hz
  • Ổ cắm điện: loại A, C và I

Du lịch Giang Tô có gì hay, có gì đẹp?

Giang Tô là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Nơi đây trước tiên có các thị trấn và đền thờ cổ kính, những khu vườn cổ điển trang nhã và tinh tế. Không chỉ vậy, tại Giang Tô còn có cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp của hồ và núi. Đến với vùng đất này, ngoài thời gian tham gia các lễ hội, nếm thử những món ăn, du khách còn có thể ghé thăm ba trung tâm du lịch lớn ở Giang Tô là khu vực sông Dương Tử, khu vực Thái Hồ và khu vực Từ Hoài. 

Con người

Người Giang Tô mang đến cảm giác tươi sáng, sảng khoái như mặt trời, bởi họ luôn lạc quan, yêu đời và tràn đầy năng lượng. Họ có niềm đam mê với cuộc sống và luôn tìm kiếm những điều mới mẻ để khám phá. Không chỉ vậy, trong cuộc sống, người dân vùng đất này luôn tinh tế, ít nói, khéo léo và hiếm khi có góc cạnh sắc bén gây xích mích với người khác. Cư dân Giang Tô ngoài tính cách hòa đồng, thân thiện còn luôn biết cách cư xử đúng mực, ứng xử thông minh trong nhiều tình huống. 

Văn hoá 

Giang Tô có lịch sử lâu đời và phong phú, với nhiều truyền thống văn hóa nổi tiếng. Trong đó, ấn tượng mạnh mẽ nhất với khách du lịch thập phương phải kể đến đó là Kunqu - một loại kinh kịch Trung Quốc được phát triển ở Giang Tô vào thế kỷ 14. Đây là hình thức nghệ thuật phức tạp và tinh tế, kết hợp giữa âm nhạc, múa và kịch. Kunqu cũng là nét văn hoá độc đáo đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2001.

Bên cạnh đó, Giang Tô còn nổi tiếng với các sản phẩm thủ công nổi tiếng như thổ cẩm thêu, ấm đất sét và đồ sơn mài. Trong đó, thổ cẩm thêu từ Tô Châu được làm từ lụa và các loại sợi khác, và thường được trang trí bằng các họa tiết hoa lá, chim muông và phong cảnh. Hay ấm đất sét từ Yixing có khả năng giữ nhiệt tốt, thường được sử dụng để pha trà. Tất cả những truyền thống văn hóa đặc trưng của Giang Tô đã góp phần tạo nên những nét quyến rũ, hấp dẫn riêng biệt, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.

Lịch sử 

Vào thời cổ đại, vùng Giang Tô nằm trong phạm vi quyền quản lý của nước Ngô. Tới thời nhà Chu, phần lớn khu vực này được gọi là Gouwu và được coi là nằm ngoài biên giới Trung Quốc. Đến thời Xuân Thu và Chiến Quốc, Giang Tô đã được đưa vào đế quốc Trung Quốc với tư cách là một trong những “vùng đất bên ngoài”.

Giai đoạn hoàng kim của văn hóa trong khu vực là vào thời kỳ Lục triều, khi nơi đây tiếp nhận một lượng lớn người nhập cư từ phía bắc. Sau khi nhà Đường sụp đổ vào năm 907, Dương Châu ở Giang Tô trở thành thủ đô phía đông của nước Nam Đường trong thời kỳ Thập Quốc.

Trong những thập kỷ đầu của triều đại nhà Minh, Nam Kinh là thủ đô của toàn bộ đế chế. Đặc biệt sau khi thủ đô nhà Minh chuyển về Bắc Kinh, Nam Kinh vẫn là thủ đô phụ của Nam Trung Quốc. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, Giang Nam là vùng dư thừa gạo lớn, cung cấp 2/5 số thuế cống nạp cho kinh đô thông qua Đại Vận Hà. Các thương gia Giang Nam nằm trong số những người có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc trong thời kỳ này.

Đến giữa thế kỷ 19, vùng đất Giang Tô đã có sự can thiệp thương mại đáng kể của nước ngoài, dựa trên các đặc quyền về cảng theo hiệp ước. Khu vực này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong cuộc nổi loạn Thái Bình, trong đó Nam Kinh trở thành thủ đô của Thái Bình vào năm 1853.

Trong thế kỷ 20, Giang Tô đã trở thành một cơ sở quyền lực quan trọng khi Nam Kinh được đặt làm thủ đô của chính phủ Quốc dân đảng vào năm 1928. Không chỉ vậy, nơi đây vẫn là thủ đô chính phủ bù nhìn dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản. Tới sau Thế chiến thứ hai, khu vực Giang Tô là nơi tập trung các lực lượng du kích do cộng sản lãnh đạo của Tập đoàn quân số 4 mới.

Ngày nay, Giang Tô là vùng kinh tế phát triển top đầu, cũng là một trung tâm tài chính, thương mại và vận tải quan trọng của Trung Quốc. Nơi đây nổi bật với nhiều tài nguyên du lịch, đón nhận hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm.

Ẩm thực 

Ẩm thực Giang Tô, còn gọi tắt là Su Cai, là một trong những thành phần nổi bật của ẩm thực Trung Quốc, bao gồm các phong cách ẩm thực Dương Châu, Nam Kinh, Tô Châu và Trấn Giang. Ẩm thực vùng đất này có đặc điểm là nguyên liệu được lựa chọn nghiêm ngặt, tay nghề tinh tế, hình thức trình bày trang nhã. Chính nhờ đó, vô số các món ăn ngon nơi đây đã trở thành một trong những điểm thu hút nhất của địa phương đối với du khách.

Vịt muối

Vịt muối là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của Nam Kinh, có lịch sử lâu đời hơn 2.000 năm và được mệnh danh là "vịt thơm ngọt". Vịt muối được làm từ vịt đực trưởng thành, có da mềm, thịt trắng, béo nhưng không ngấy. Thịt vịt sau khi được ướp muối, rượu và các loại gia vị khác trong khoảng 10 ngày sẽ được phơi khô và treo lên gác bếp để chín dần. Món ăn này thường có màu đỏ nâu đẹp mắt, mùi thơm đặc trưng và vị ngọt đậm đà. Vịt muối sẽ thường được ăn kèm với dưa chuột, gừng và hành lá, có thể được dùng làm món ăn chính hoặc món ăn nhẹ. 

Tôm hùm cay

Đây là một món ăn truyền thống của Giang Tô, được làm từ tôm hùm tươi, ớt khô, nước tương, hành lá, gừng và hạt tiêu. Tôm hùm khi chế biến sẽ được ướp với các loại gia vị trong khoảng 30 phút sau đó được xào chín với ớt khô. Tôm hùm cay có màu đỏ tươi, mùi thơm nồng và vị cay đậm đà, thường được ăn kèm với cơm trắng hoặc mì. Dẫu vậy đây là một món ăn không phù hợp với những người không ăn cay.

Bún Trấn Giang

Mì nắp nồi, hay còn gọi là mì dao Trấn Giang, được mệnh danh là "mì ngon nhất thế giới ở Giang Nam" và là một trong mười món mì nổi tiếng của Trung Quốc. Sợi mì thành phẩm có đặc điểm mềm, dai vừa phải, thích hợp với mọi lứa tuổi. Để nấu mì nắp nồi, người ta thường sử dụng nước dùng gà hoặc nước dùng xương heo. Đây là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao. Món ngon này không chỉ được người dân Trung Quốc yêu thích mà còn được nhiều du khách biết đến và ưa chuộng.

Bún tiết vịt

Là một món ăn truyền thống của thành phố Nam Kinh, bún tiết vịt được làm từ huyết vịt, ruột vịt, gan vịt,... trộn đều với nước dùng và bún. Món ăn này có hương vị dịu nhẹ, thơm mát, vị êm dịu, phù hợp với khẩu vị của cả người miền Bắc và miền Nam. Đặc biệt, ở các vùng miền khác, bún tiết vịt có thể được biến tấu với các nguyên liệu khác nhau như măng, nấm, rau thơm... Tuy nhiên, hương vị đặc trưng của món ăn vẫn được giữ nguyên.

Sườn non

Sườn heo Vô Tích là món ăn truyền thống có màu đỏ bắt mắt, mùi thơm nức mũi, khi ăn có vị giòn, dai, đậm đà, không ngấy. Nguyên liệu chính của món ăn là sườn heo được rửa sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn, sau đó ướp với các gia vị như quế, hồi, hành lá, gừng,... Kế đó được hầm trong thời gian dài với lửa nhỏ để thịt chín mềm, thấm đều gia vị. Trước khi tắt bếp, người ta sẽ cho thêm một chút đường để tạo độ ngọt cho món ăn.

Đặc biệt khi đến Giang Tô, du khách còn có thể nếm thử nhiều món ngon nổi bật như: Đầu cá hồ Thiên Mục, có vị ngọt thanh, thơm ngon; Yao Rou được làm từ thịt lợn, có vị đậm đà, lôi cuốn; Tuozi, món ăn chế biến từ gạo rang, có vị thơm bùi, hấp dẫn…

Lễ hội sự kiện 

Giang Tô là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của đất nước Trung Hoa. Chính vì vậy hàng năm, nơi đây tổ chức nhiều lễ hội và sự kiện hấp dẫn, sôi động, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đây vừa là dịp để người dân địa phương vui chơi, tăng tình đoàn kết, gắn bó vừa là thời điểm tốt để quảng bá thêm về những nét truyền thống đặc trưng của Giang Tô đến với du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội đèn lồng Trung thu Chu Trang 

Lễ hội đèn lồng Trung thu Chu Trang là một lễ hội văn hóa dân gian được tổ chức hàng năm, kéo dài trong 3 ngày. Đêm hội chính diễn ra vào tối 15 tháng 8, là thời điểm ấn tượng nhất của lễ hội. Lúc này, khắp các ngõ ngách, phố phường của thị trấn Chu Trang đều được trang hoàng lộng lẫy với hàng nghìn chiếc đèn lồng rực rỡ đủ màu sắc. Những chiếc đèn lồng có đủ hình dáng, kích thước, từ truyền thống đến hiện đại. 

Lễ hội hoa mận quốc tế Nam Kinh 

Lễ hội hoa mận Nam Kinh là sự kiện du lịch quy mô lớn cấp nhà nước đầu tiên được tổ chức vào mùa xuân tại thành phố này. Tại đây, khách du lịch sẽ có cơ hội trải nghiệm các hoạt động được tổ chức ngày càng đa dạng, phong phú, bao gồm: tham quan, ngắm hoa mận, giải trí, vui chơi, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm văn hóa, trao đổi thương mại. Liên tục được tổ chức trong nhiều năm, lễ hội này đã trở thành một trong những điểm hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội hoa sen hồ Huyền Vũ Nam Kinh

Đây là lễ hội được tổ chức vào mùa hè tại hồ Huyền Vũ, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, nhằm tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen, đồng thời giới thiệu văn hóa và ẩm thực địa phương. Tại đây sẽ trưng bày hàng trăm giống hoa sen, với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau. Đồng thời, lễ hội còn tổ chức các hoạt động như đua thuyền, thả hoa sen, thưởng thức ẩm thực và văn hóa địa phương.

Lễ hội đèn lồng Tần Hoài Giang Tô

Lễ hội đèn lồng Tần Hoài là một sự kiện truyền thống có lịch sử lâu đời. Trong thời gian diễn ra lễ hội, các khu vực hai bên bờ sông sẽ được trang hoàng lộng lẫy với vô số ánh đèn lấp lánh. Đặc biệt, những chiếc đèn lồng trưng bày tại đây đều được làm theo kỹ thuật truyền thống, hấp thụ những nét tinh hoa của nghệ thuật thủ công mỹ nghệ bằng giấy, hội họa, thư pháp, cắt giấy, múa rối bóng, thêu thùa và điêu khắc.

Ngoài 5 sự kiện nổi bật kể trên, du khách ghé thăm Giang Tô sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều không gian sự kiện sôi động, hấp dẫn khác bao gồm: Lễ hội pháo hoa Yuantouzhu, Lễ hội mua sắm mùa thu vàng Liangxi, lễ hội thu hoạch nông dân Giang Tô…

Điểm tham quan du lịch hấp dẫn 

Giang Tô, tỉnh phía đông Trung Quốc, là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều điều thú vị để khám phá. Nơi đây không chỉ có một nền văn hóa lâu đời và đa dạng, mà còn thu hút bởi những khu vườn được thiết kế tinh xảo cùng lụa tơ tằm thượng hạng, hay cả những phong cảnh hồ thơ mộng và những thị trấn nước cổ kính.

Đền Khổng Tử

Nằm bên bờ Bắc sông Tần Hoài, ngôi đền là nơi thờ cúng Khổng Tử, nhà tư tưởng và nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc cổ đại. Địa điểm này được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1034 dưới thời nhà Tống, sau đó được tu sửa và mở rộng nhiều lần. Nơi đây không chỉ là một địa điểm tôn giáo, mà còn là một di tích lịch sử và văn hóa quan trọng của Trung Quốc.

Lăng Minh Hiểu Linh 

Lăng Minh Hiểu Linh là lăng mộ của Hoàng đế Hongwu, người sáng lập triều đại nhà Minh, được xây dựng vào thế kỷ 14 và là một trong những lăng mộ hoàng gia lớn, đẹp nhất ở Trung Quốc. Nằm ở ngoại ô Nam Kinh, cách trung tâm thành phố khoảng 30km, Lăng bao gồm một khu vực rộng lớn với nhiều tòa nhà và khu vườn, trang trí bằng nhiều bức tượng và tranh vẽ mô tả cuộc đời, sự nghiệp của Hoàng đế Hongwu.

Grand Canal 

Grand Canal là tuyến đường thủy nhân tạo dài nhất thế giới, nối liền hai thành phố lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh và Hàng Châu. Khu vực này được thiết kế đẹp mắt và mang bầu không khí yên bình, thanh tao. Đến đây, du khách sẽ được đi trên một chiếc thuyền nhỏ chỉ chở được khoảng 15 người, xuôi dòng kênh với tốc độ chậm rãi, đi qua những ngôi nhà cổ kính được xây dựng dọc theo bờ.

Hồ Thái Hồ

Đây là một hồ nước ngọt nằm ở đồng bằng châu thổ sông Dương Tử, sở hữu diện tích 2.250 km² và chiều dài 120 km. Hồ Thái Hồ có cảnh quan thiên nhiên vô cùng hùng vĩ và thơ mộng. Nơi đây được bao quanh bởi những dãy núi thấp, với bạt ngàn những cánh đồng lúa xanh mướt cùng khoảng 90 hòn đảo lớn nhỏ, tất cả đã tạo nên một khung cảnh vô cùng nên thơ, xao xuyến lòng người. Đến đây, khách du lịch có thể tham quan các đảo, ngắm cảnh hồ, cũng như thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương.

Không chỉ vậy, đến Giảng Tô khách du lịch còn có thể dành thời gian ghé thăm, khám phá một số điểm đến nổi tiếng khác như: Đồi hổ, Khu vườn Humble Administrator, Thị trấn nước Chu Trang, Vườn Liyuan (Vô Tích)...

Giang Tô, tỉnh có lịch sử hơn 2.000 năm, là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa bản địa quý giá. Trong các khu vườn, đền thờ và núi non của Giang Tô, du khách có thể tìm thấy kho tàng lịch sử, nghệ thuật ấn tượng. Bên cạnh đó, vùng đất xinh đẹp này còn được biết đến với những cảnh quan thiên nhiên trang nhã, nên thơ. Đây sẽ là một điểm đến lý tưởng cho ai đang tìm kiếm một vùng quê yên bình, không vội vã, hối hả để thư giãn, nghỉ ngơi.

1. Tổng Quan

1. ĐỊA LÝ

Giang Tô nằm ở phía đông đại lục Trung Quốc, giới hạn từ 116°22'-121°55' kinh Đông, 30°46′-35°07′ vĩ Bắc. Có Trường Giang và Hoài Hà chảy qua ở phía nam và bắc, đông giáp Hoàng Hải, đông nam giáp Thượng Hải, nam giáp Chiết Giang, tây giáp An Huy, bắc giáp Sơn Đông. Giang Tô nằm ở vùng chuyển giao giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc, khí hậu và thảm thực vật mang cả đặc điểm của phương Bắc và phương Nam. Giang Tô có diện tích 102.600 km², là tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Hải Nam. Đường ranh giới trên đất liền của tỉnh Giang Tô dài 3.383 km, cùng với 954 km đường bờ biển.

2. THỜI TIẾT DU LỊCH THÍCH HỢP

Mùa tốt nhất để ghé thăm Giang Tô: Thời gian tốt nhất để đi du lịch ở Giang Tô là vào mùa xuân và mùa thu, đặc biệt là tháng 8, tháng 9 và tháng 10. Nhiệt độ của mùa xuân ở Giang Tô thay đổi rất nhiều. Nhiệt độ trung bình trong toàn tỉnh là khoảng 14,9 độ C.

3. DANH LAM THẮNG CẢNH NỔI TIẾNG

Minh Hiếu lăng Thái Hồ Tứ Thủy đình Tháp chùa Báo Ân Đại Minh tự

4. VĂN HÓA

Quan thoại và tiếng Ngô là hai ngôn ngữ hay phương ngữ chính tại Giang Tô. Trong đó, tiếng Ngô phân bổ ở khu vực đông nam mà trung tâm là Tô Châu, Vô Tích và Thường Châu; Quan thoại Trung Nguyên phân bố ở phía tây bắc, bao trùm toàn bộ Từ Châu và vùng đô thị của Túc Thiên; Quan thoại Giao-Liêu chỉ được nói ở huyện Cống Du thuộc Liên Vân Cảng; các khu vực còn lại, bao gồm cả tỉnh lị Nam Kinh, chủ yếu nói Quan thoại Giang Hoài. Ngoài ra, ở vùng Tô Nam còn hình thành một số đảo phương ngữ bắt nguồn từ các di dân ngoại tỉnh, như của tiếng Mân Nam.

2. Phương tiện

1. GIAO THÔNG LIÊN TỈNH

Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh Giang Tô có 152.247 km công lộ, đạt mật độ 148 km/100 km², trong đó có 4122 km đường cao tốc, đứng thứ 5 cả nước; mật độ đường cao tốc là 4,02 km/100 km², đứng đầu trong số các tỉnh và khu tự trị tại Trung Quốc.

2. PHƯƠNG TIỆN TRONG THÀNH PHỐ

Bus Taxi MRT

3. SÂN BAY QUỐC TẾ

Sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh

3. Mạng & internet

1. INTERNET

Cả 3 nhà mạng là China Mobile, China Unicom, China Telecom đều được nhà nước sở hữu và kiểm soát. China Mobile là nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất. Tuy nhiên sim của nhà mạng này chỉ có tốc độ EDGE (tối đa 320 kb/giây). Bạn chỉ có thể dùng những nhu cầu cơ bản nhưng không gọi điện qua Internet được. Tốt nhất bạn nên dùng sim 3G/4G của China Unicom để đáp ứng được các nhu cầu vào mạng.

2. MẠNG

Sim Việt Nam không dùng được tại Trung Quốc nếu không đăng ký chuyển vùng. Tuy nhiên dù cước chuyển vùng đã giảm nhiều nhưng vẫn rất đắt. Chỉ một tin nhắn là bạn mất tiền. Thường thì chẳng ai dùng chuyển vùng tại Trung Quốc cả. Để tiện lợi khi du lịch, nên người Việt ai cũng mua sim Trung Quốc để sử dụng. Khi có sẵn 4G thì bạn làm gì cũng dễ dàng cả. Bạn không cần phải biết tiếng Trung vẫn du lịch thuận lợi, thoải mái. Trung Quốc có 3 nhà mạng lớn nhất là China Mobile, China Unicom, China Telecom.

4. Tiền tệ

1. THẺ TÍN DỤNG

Tất cả các thẻ tính dụng thanh toán quốc tế đều được chấp nhận ở nơi đây.

2. MỨC TIÊU THỤ

Bạn nên có kế hoạch chi khoảng 550 Yên (79 đô la) mỗi ngày cho kỳ nghỉ của mình ở Giang Tô, đây là mức giá trung bình hàng ngày dựa trên chi phí của những du khách khác. Trung bình, khách du lịch trước đây đã chi trung bình ¥ 176 ($ 25) cho các bữa ăn trong một ngày và ¥ 252 ($ 36) cho giao thông địa phương.

3. ĐỔI TIỀN

Bạn có thể chuyển đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt Nam bằng cách đến các tiệm vàng hoặc những cửa hàng chuyên đổi tiền như tại Hà Nội thì bạn có thể đến phố Hà Trung, còn nếu như ở TPHCM thì bạn có thể đến các tiệm vàng trên đường Lê Văn Sỹ, Lê Thánh Tông,…

5. Ẩm thực

1. ẨM THỰC

Các món đặc trưng của ẩm thực Giang Tô là vịt khô muối Jinling (món ăn nổi tiếng nhất của Nam Kinh), thịt pha lê (thịt lợn chữa trong nước sốt màu nâu sáng), thịt viên cua trong suốt (thịt viên thịt lợn trong bột vỏ cua, béo, nhưng tươi), Dương Châu hấp Dải Jerky (đậu phụ khô, thịt gà, giăm bông và lá đậu).

6. Lễ Hội

1. LỄ HỘI

Tết trung thu Tết nguyên đán Tết nguyên tiêu

7. Lời khuyên

1. LIÊN HỆ KHẨN CẤP

Tuần tra: 110 Giao thông: 122 Y tế: 120 Cứu hỏa: 119 999 cho bất kì 3 dịch vụ trên ở các thành phố lớn (vd: Bắc Kinh và Thượng Hải, với 120. 999 là sở hữu riêng và 120 là của nhà nước.).

2. Y TẾ

Du khách nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, thuốc chống muỗi... khi đi du lịch. Nếu trong trường hợp du khách nhập viện trong chuyến du lịch thì sẽ phải chịu phí dịch vụ rất cao nếu không có bảo hiểm du lịch.

Xem Thêm Nội Dung
Đã cập nhật vào ngày 06/04/2024