Nhà cổ Tấn Ký - Hội An

454 reviews
Viết review

Nhà cổ Tấn Ký ở Hội An là nơi pha trộn khéo léo và hoà hợp của 3 nền văn hoá Nhật - Việt - Trung. Nơi đây gìn giữ khá nhiều cổ vật quý báu có tính triết lý nhân văn nhằm dạy dỗ, nhắc nhớ thế hệ mai sau những bài học cao quý trong việc làm người về nhân – lễ - tín - nghĩa. Chính vì thế mà căn nhà cổ đã là điểm đến tham quan thu hút khách trong ngoài nước đến thưởng ngoạn và tìm hiểu. Du lịch Hội An, bạn không nên bỏ lỡ địa điểm đầy nét cổ xưa và giàu giá trị văn hóa - tinh thần này.

Thông tin cần biết
  • Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, Minh An, Tp. Hội An, Quảng Nam

  • Giá vé: 80.000 VNĐ (tham quan trọn gói nhiều điểm)

Giới thiệu về Nhà cổ Tấn Ký

Người dân Hội An đã ví nhà cổ Tấn Ký chính là một "bảo tàng sống" nơi phố Hội. Đến viếng thăm căn nhà cổ, du khách dường như được quay về cuộc sống thuở xa xưa của người dân Hội An. Nếu có cơ hội được đến với phố cổ Hội An, du khách nên đến tham quan căn Nhà Cổ Tấn Ký 200 tuổi này và từng trải qua 7 đời thế hệ sinh sống ở đây. Hãy cùng Gody khám phá về lịch sử của căn nhà cổ đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia này.

Nguồn gốc tên gọi của Nhà cổ Tấn Ký

Một số tư liệu cho biết, do ông Lê Tư Hiên (Lê Công) xây nhà lầu có 2 mặt tiền và đặt tên hiệu là Tấn Ký nên được người dân quanh vùng gọi là Lê Tấn Ký bởi do phía đường Nguyễn Thái Học dùng nơi giao thương và tiếp đón khách buôn bán, uống trà, rượu khi rảnh rỗi với bạn bè. Đến ngày nay cũng không có ai lý giải được nghĩa của hai chữ "Tấn Ký" do ông Hiên đã dùng, được biết lúc bấy giờ, thương nhân Trung Hoa tại Hội An hay dùng tên những hiệu buôn bán có mang theo từ "ký". Còn chữ "tấn" có thể được hiểu theo nghĩa câu "tấn tài, tấn lộc". Và cụm từ Tấn Ký có thể hiểu là phát đạt trong buôn bán, kinh doanh.

Lịch sử Nhà cổ Tấn Ký - gần 300 năm còn mãi trường tồn

Nhà cổ Tấn Ký được thiết kế và xây dựng vào năm 1741. Đây chính là một căn nhà cổ tư nhân do ông Lê Tư Hiên (Lê Công) xây dựng. Nơi đây đã từng chứng kiến rất nhiều câu chuyện lịch sử xảy ra hơn 200 năm. Hiện nay, thế hệ con cháu của ông vẫn còn đang sinh sống tầng trên của căn nhà. Còn tầng trệt thì để phục vụ khách du lịch đến viếng thăm. Mặc dù đã trải qua 7 đời, song khu nhà cổ Tấn Ký vẫn luôn được giữ gìn gần như nguyên trạng.

Ông Lê Tấn Ký hay còn được gọi là Lê Công – là một thương nhân gốc Hoa khá giả lên bằng nghề buôn bán nông sản thuở ngày ấy. Do phía trước căn nhà của ông là đường Nguyễn Thái Học vô cùng nhộn nhịp, sầm uất buôn bán, làm ăn. Phía sau căn nhà ông là con sông Thu Bồn nước chảy nhẹ không xiết nên rất tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Chính vì thế mà ông đã lấy thuyền ngược con sông Thu Bồn lên trên miền cao để mang đồ nông sản về Hội An buôn bán rồi phất lên từ đấy. Đến đời con ông, căn nhà được lấy tên là Tấn Ký – có ý nghĩa phát đạt trong kinh doanh, buôn bán.

Đến thế kỉ XX, do quá trình bồi lắp phù sa của sông Thu Bồn, cho cửa sông nhỏ hẹp hơn khiến những tàu thuyền buôn lớn nhỏ không tới được Hội An làm cho thương cảng lừng danh một thời suy tàn hẳn, còn nghề buôn bán của gia đình ông Lê Công cũng bị suy giảm theo, dần dần mai một, suy tàn. Vào năm 1964, trận lũ lụt ngập dâng lên trần của tầng 1 căn nhà. Tuy nhiên, căn nhà dường như không hề hấn gì, như thể thử thách với sức mạnh tàn phá của thiên nhiên.

Từ một căn nhà cổ trở thành Di sản quốc gia

Năm 1990, căn nhà được UNESCO trao danh hiệu di sản văn hóa thế giới. Đồng thời cũng được vinh danh là di sản quốc gia. Một điểm độc đáo là căn nhà cổ kính lại là công trình đầu tiên được vinh danh di sản văn hoá quốc gia. Bấy nhiêu cũng đủ chứng tỏ tính cổ xưa và đặc sắc của căn nhà. Hiện nay, chủ sở hữu của căn nhà đang sinh sống tại lầu trên và tầng dưới mở tự do.

nha-co-tan-ky-hoi-an

Nhà cổ Tấn Ký có gì vui? Có gì hấp dẫn?

Nhà cổ Tấn Ký chứa đựng những nét kiến trúc và lịch sử đáng trân quý, âm thầm song hành theo thời gian với quá trình thăng trầm của phố cổ. Nơi đây đã trở thành một phần linh hồn của Hội An, gắn kết và trở thành một bộ phận "máu thịt" đối với cuộc sống của cư dân phố cổ. Nếu du lịch Hội An, bạn nên đến nhà cổ Tấn Ký nhằm trải nghiệm chân thật nhất về vẻ đẹp cổ kính của căn nhà xưa này.

Kiến trúc lai trộn đặc sắc của Nhà cổ Tấn Ký

Có thể thấy rằng, Tấn Ký cổ là một căn nhà theo phong cách nhà cổ Trung Hoa. Nhưng cũng được pha trộn theo phong cách kiến trúc nghệ thuật Việt Nam lẫn Nhật Bản. Tất cả đã vẽ lên bức họa độc đáo và khác biệt, có thể không nhìn thấy tại bất kỳ nơi nào khác. Nhà cổ Tấn Ký có 2 lầu, 3 gian và được thiết kế theo kiểu kiến trúc giao hoà của 03 nền văn hóa đồng văn: Nhật – Trung – Việt.

  • Phong cách Nhật Bản: phòng khách được thiết kế và xây dựng theo phong thuỷ ngũ hành tương giao: Kim – Mộc – Thuỷ - Hoả – Thổ. Mái nhà được thiết kế theo kiểu mái âm – dương hài hoà để tạo cảm giác thoáng mát vào mùa hè, ấm áp và không lạnh lẽo vào trời đông.

  • Phong cách Trung Hoa: theo kiểu nhà ống điển hình của khu phố cổ Hội An, phía trong phân chia từng gian với nhiều buồng tách biệt. Đặc biệt căn nhà không có ban công, tuy nhiên không vì thế mà cảm thấy bí bách hay chật chội. Mặt tiền cửa tiệm mua bán. Cửa chính của căn nhà là con sông Thu Bồn êm đềm chảy qua, thuận lợi cho việc lấy hàng buôn bán. Giữa nhà là giếng trời lấy hết nắng cùng gió vào nhà.

  • Phong cách Việt Nam: được xây dựng theo nhà ba gian tuân theo kiểu kiến trúc cổ truyền của người Việt và trần nhà ốp ngói âm dương hỗn hợp. Điểm nhấn chủ yếu của căn nhà là các chiếc cột kèo, xuyến và trính (đoạn gỗ dài nối giữa các cột) được chạm khắc tinh tế với các hoạ tiết độc đáo gồm: "kiến trúc cá chép hóa long" hoặc "trái bí đỏ" hoặc "quả lựu" hoặc các kiến trúc chạm trổ "quả đào" – biểu trưng của sự thịnh vượng, "con dơi" - đong đầy may mắn,...

Gỗ là vật liệu chính tạo dựng lên căn nhà cổ Tấn Ký này. Kèo – hông sườn được làm từ loại gỗ Lim – là dòng gỗ quý hiếm nhất và cánh cửa sổ được làm từ gỗ mít – dòng gỗ bền bỉ theo thời gian,... Bên cạnh đó, gạch men lát nền và đá ốp mặt tiền điều được mua sẵn tại làng gốm Bát Tràng hoặc làng gốm Thanh Hoá,... trường tồn theo năm tháng.

Một điều cần lưu ý khác là những đồ vật trang trí trong căn nhà cổ xưa này. Hòm thư biểu tượng về việc đỗ đạt trong học tập và thi cử được lưu giữ như tượng trưng về tài lộc cho con cháu. Đó là một cách người xưa nhìn ra giá trị văn hoá qua từng tiểu tiết. Họ mong ước và hy vọng có thật nhiều thành công, phú quý và tài lộc đối với cuộc đời của bản thân mình và cả những thế hệ mai sau.

Có một điều đặc biệt của căn nhà cổ này chính là không hề dùng một cái đinh nào và toàn bộ cột – kèo được dựng nên ăn khớp với tường bởi mộng nên rất chắc chắn. Đó là một trong những điểm đặc sắc nhất được đông đảo phóng viên ghé quay phóng sự.

Những món cổ vật quý báo tại Nhà cổ Tấn Ký được lưu truyền cho đến ngày nay

Những bức hoành phi, câu đối, văn tự cổ

Nơi đây lưu trữ khá nhiều di vật quý, chủ yếu là những bức hoành phi và câu đối cổ. Trong đó, đặc sắc nhất có câu "Tâm thường thái" với ngụ ý chỉ cuộc đời an bình và hạnh phúc. Hay bức "Tích đức lưu tôn" có thể hiểu là dạy dỗ con cái giữ gìn đức hạnh đối với những đời sau.

Nếu có dịp nghe giới thiệu nhà cổ Tấn Ký từ các hướng dẫn viên, du khách sẽ bất ngờ với bức câu đối "Bách Điểu". Với 100 nét chữ Hán cổ tượng hình tựa rồng bay, phượng múa, câu đối chứa nhiều hàm ý được các nhà nghiên cứu đánh giá là bộ câu đối có một không hai tại Việt Nam.

Đi sâu vào trong sẽ có bản dịch trên bia mộ của ông Lê Tân Ký. Ông là người trước tiên sáng lập thương hiệu buôn Tân Ký. Nội dung của bản dịch là cuộc đời và sự nghiệp thăng tiến của một cậu nhỏ nghèo, đơn chiếc trở nên giàu sang và thành công. Dù là khi nhỏ hay lúc già yếu ông cũng luôn giúp người nghèo và đầy yêu thương họ.

“Chén Khổng Tử” - Cổ vật cổ hơn Tân Ký

Một cái chén có niên đại từ đời Khổng Tử. Hiện nay, tại Việt Nam, mới duy nhất có một cái cực kỳ hiếm. Theo lịch sử ghi nhận, sau khi xác minh khảo cổ thì chén "Khổng Tử" có niên đại 550 đến 600 năm về trước. Cái chén này đã có mặt trong gia tộc dòng họ Lê từ 200 trăm năm qua. Chén có có hình dạng kì lạ và bên trong có vẻ khá đơn giản. Tuy nhiên, nó lại ẩn chứa một hàm ý rất sâu xa: chén uống nước chỉ chứa có 8 phần, nếu đổ nước vào thêm thì sẽ tự đổ ra ngoài. Mục đích mà người xưa hướng đến chủ yếu là nhắc nhở chúng ta phải tiết chế những hành động của bản thân và giữ được nội tâm luôn trong sạch. Theo lời lưu truyền của dòng tộc nhà Lê thì chiếc chén cổ quý giá này do cụ tổ mua bởi các thương gia giàu ở Trung Hoa đem qua đây bán.

noi-that-nha-co-tan-kynha-co-tan-ky-lu-lut

Kinh nghiệm khi đến Nhà cổ Tấn Ký

Tham quan Nhà cổ Tân Ký, du khách hãy thủ sẵn cho mình một vài ghi chú để có thể thoải mái khi đến đây. Gody sẽ chia sẻ cho mọi người một vài kinh nghiệm khi đến nhà cổ này.

  • Các đồ vật ở Tấn Ký điều có giá trị cao và dễ đổ vỡ cho nên du khách chớ đụng đến đồ vật nhằm phòng tránh rớt vỡ. Nếu mang theo trẻ thì hãy quan sát chúng thường xuyên. Do chủ nhân của căn nhà đang sống trên lầu cao.
  • Du khách cần lịch sự để không gây phiền hà cho chủ nhà. Với nhóm du khách trên 8 người lớn sẽ được miễn phí thuyết minh. Nếu bạn muốn tìm hướng dẫn vui lòng liên hệ cho họ.
  • Nên chọn quần áo lịch sự và trang nhã nhằm tiện việc đi lại và thể hiện sự kính trọng ở đây.
  • Đừng quên ghé thăm khu vực bán đồ lưu niệm. Ở đây có hẳn một khu vực bày bán khá nhiều loại quà nhằm bạn chọn mua về lưu niệm.

Đã cập nhật vào ngày 11/10/2023
4.54
dựa trên 454 đánh giá
5
72.91%
331
4
15.2%
69
3
8.15%
37
2
0.88%
4
1
2.64%
12
Hình ảnh
avatar
avatar
Hạ Ái 2019-09-07 11:23:07

Khá đẹp
Đáng để đi...

Trả lời
avatar
Thành Hồ Xuân 2019-01-26 07:46:00

Đông người quá!
Kiến trúc rất đẹp mắt và cổ kính, tuy nhiên quá đông người tham quan nên rất chật chội.

Trả lời
avatar
Thanh Thu 2018-02-06 14:49:00

Nhà cổ tấn ký đuơc công nhận là một trong những nhà cổ cấp quốc gia đầu tiên ở hội an. Nơi đây chứa rất nhiều vật dụng từ thời xưa

Trả lời