Tháp Bà Ponagar - Nha trang
Tháp Bà Ponagar - danh thắng quan trọng bậc nhất của Nha Trang nói riêng Việt Nam nói chung. Đây là quần thể đền thờ tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm. Đền tháp đồ sộ này nằm trên một ngọn đồi nhỏ, còn gọi là núi Tháp Bà nơi cửa sông Cái, bên quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía bắc thành phố Nha Trang.
Tháp Bà Ponagar - danh thắng quan trọng bậc nhất của Nha Trang nói riêng Việt Nam nói chung. Đây là quần thể đền thờ tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm. Đền tháp đồ sộ này nằm trên một ngọn đồi nhỏ, còn gọi là núi Tháp Bà nơi cửa sông Cái, bên quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía bắc thành phố Nha Trang.
Tổng thể khu đền tháp Ponagar gồm có 3 tầng. Tầng đầu tiên ngang mặt đất trước kia là tháp cổng cao chót vót mà nay không còn nữa. Từ đây, bạn có thể lên được tầng thứ hai bằng cầu thang bằng đá.
Tại tầng thứ hai, hiện tại chỉ còn lại hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét.
Tầng cuối cùng là nơi các tháp thờ được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Cái tên tháp Bà Ponagar dùng để chỉ chung quần thể đền tháp này nhưng thực ra nó chỉ là tên gọi của ngọn tháp lớn nhất.
Theo ghi chép, trước đây ngôi tháp này được xây bằng gỗ thời Thiên Y Thánh Mẫu (không xác định được thời gian xây dựng), cho đến thời vua Prithi Indravarman cai trị, ông cho người dỡ bỏ ngôi tháp gỗ và xây dựng với vật liệu vững chắc hơn và đồng thời cho tạc tượng nữ thần Ponagar bằng vàng. Năm 774, quân Nam Đảo vào cướp phá. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy. Sau đó vua Satyavarman cho xây lại bằng rạch năm 784 hoàn thành và cho đến ngày nay. Sau này quốc vương Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III sau này có thể đã lần lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa xung quanh.
Khu tháp Bà Ponagar cổ kính với lối kiến trúc độc đáo ngày nay đã trở thành di tích lịch sử văn hóa thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây tham quan và tìm hiểu phần nào tín ngưỡng đạo Hindu cổ.
Ảnh: Internet
Tài liệu: tổng hợp