Thành Vatican, tên chính thức là Thành quốc Vatican. Vatican City hay còn được gọi trong tiếng Anh là Holy See) là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma, Ý. Với diện tích khoảng 44 hécta (110 mẫu Anh), và dân số 810 người (2019),[5] khiến Vatican được quốc tế công nhận là thành quốc độc lập nhỏ nhất thế giới về diện tích và dân số
Ngôn ngữ địa phương: Ý
Lãnh thổ Vatican là một phần của Mons Vaticanus, nằm sát kề Cánh đồng Vatican nơi Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Cung điện Giáo hoàng, Nhà nguyện Sistine và nhiều bảo tàng được xây dựng, cùng với nhiều công trình kiến trúc khác. Cho tới năm 1929 vùng này là một phần của rione Borgo Rôma. Tách biệt khỏi thành phố và nằm trên bờ phía tây sông Tevere. Đây là vùng mở rộng về sau của thành phố và được bảo vệ khi Giáo hoàng Lêô IV cho gộp vào trong bức tường bao thành phố và sau này được mở rộng thành những bức tường kiểu pháo đài hiện nay bởi các Giáo hoàng Phaolô III, Piô IV, Ubanô VIII. Khi Hiệp ước Latêranô năm 1929 quy định hình dạng hiện nay của Thành phố được khởi thảo, thực tế rằng đa phần lãnh thổ đề nghị đều nằm bên trong vòng tường này khiến nó được dùng để định nghĩa ranh giới. Ở một số đoạn biên giới không có tường xây khiến những dãy nhà ở đó trở thành một phần biên giới, và một phần nhỏ biên giới được xây dựng mới ở thời hiện đại. Lãnh thổ bao gồm Quảng trường Thánh Phêrô, không thể tách rời với phần còn lại của Rôma, vì thế một đường biên giới ảo với Ý được quy định chạy dọc giới hạn bên ngoài của quảng trường nơi nó giáp với Piazza Pio XII và Via Paolo VI. Via della Conciliazione nối Quảng trường Thánh Phêrô với Rôma qua Cầu Thiên Thần (Ponte Sant'Angelo). Con đường nối to lớn này được Mussolini xây dựng sau khi ký kết Hiệp ước Latêranô.
Theo Hiệp ước Latêranô, một số tài sản của Tòa Thánh nằm trong lãnh thổ Ý, mà nổi tiếng nhất là Castel Gandolfo và Nhà thờ Thánh Phêrô, được trao quy chế lãnh thổ bên ngoài tương tự như đối với các đại sứ quán. Những tài sản đó, rải rác trên toàn bộ Rôma và Ý, nơi đóng trụ sở và làm việc của các định chế cần thiết cho tính chất và nhiệm vụ truyền đạo của Tòa Thánh.
Khí hậu Vatican giống như khí hậu Rome; nhiệt độ, thời tiết Địa Trung Hải êm dịu, những cơn mưa tuyết bắt đầu từ tháng 9 đến giữa tháng 10 và mùa hạ khô nóng từ tháng 5 đến tháng 8. Một nét đặc trưng của khí hậu Vatican là thường có sương mù đọng lại nhiều.
Giờ châu Âu (CET) (UTC+1);
Mùa hè: Giờ mùa hè châu Âu (UTC+2)
Vatican, chính thành phố đã là một công trình văn hóa có ý nghĩa rất lớn, rất quan trọng. Những công trình như Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và nhà nguyện Sistine là nơi tập hợp nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới, trong đó có những tác phẩm của những nhà nghệ thuật lừng danh như Botticelli, Bernini và Michelangelo. Thư viện Vatican và những bộ sưu tập của viện bảo tàng Vatican có tầm quan trọng rất lớn về lịch sử, khoa học và văn hóa. Năm 1984, Vatican được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, đặc biệt là chỉ một Vatican thôi nhưng lại bao gồm cả đất nước (Vatican là một thành phố, nhưng cũng là một đất nước).
Dân số thường trực của Vatican, nam chiếm ưu thế hơn, mặc dù có hai dòng tu của các sơ ở Vatican. Một bộ phận chiếm số dân nhỏ là các tu sĩ cao niên và các thành viên còn lại (thường là người dân) của các giáo phận, giáo xứ. Những công dân, nhân viên tòa đại sứ ở Vatican thường sống ngoài thành.
Du lịch và các cuộc hành hương là các nhân số quan trọng trong đời sống hằng ngày của Vatican. Giáo hoàng thường làm lễ Misa hàng tuần và các lễ khác, và thường xuất hiện vào các ngày lễ lớn như lễ Phục sinh. Trong những sự kiện đầy ý nghĩa, như những nghi thức ban phước lành, các lễ tấn phong (Giám mục, phong Chân phước...), Ngài thường làm lễ ngoài trời ở quảng trường Thánh Phêrô.
Baj có thể đi tàu điện ngầm để đến thành Vatican, và đi bộ trong khuôn viên thành Vatican.
không
không
1 Euro = 25,588.00 VNĐ
không có
không
không
không
không
Các ngày lễ theo tín ngưỡng thiên chúa.
không
Du khách nên sử dụng dịch vụ y tế ở nước Ý nếu có vấn đề phát sinh cần sử dụng các dịch vụ y tế khi đi du lịch đến Vatican.
Mặc dù Thành Vantican không phải một thành viên của Liên minh Châu Âu hoặc Khu vực Kinh tế Châu Âu, nó vẫn duy trì biên giới mở với Ý và được coi là một phần của Khối Schengen. Vì chỉ có thể đến Thành Vatican qua Ý nên không thể đến đây nếu không đến Khối Schengen và vì thế phải xin thị thực Khối Schengen. Tuy nhiên, Thành Vatican City không có chỗ ở cho du khách (khách sạn hay căn hộ cho thuê), vì thế khách không thể ở qua đêm tại đây.
Thị thực du lịch của Ý để vào được Vatican.
Bạn phải nhập cảnh vào Ý trước để có thể vào được thành Vatican. Yêu cầu về quần áo cho chuyến du lịch Vatican: Yêu cầu chính thức váy và quần short không nên quá ngắn, và quần chắc chắn là có th. Ngoài ra, nếu bạn mặc áo dây, nhưng cần phải mang theo một chiếc khăn choàng lớn hoặc áo khoác. Mang dép và dép xỏ ngón cũng không có vấn đề gì.
Không được mang những đồ vật từ trong Vatican ra ngoài. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của thành Vatican.
{( data?._source?.type || null )} {( data?._source?.title || '' )}
{( (data?._source?.province?.title && `${data?._source?.province?.title} - `) || '' )} {( data?._source?.country?.title || '' )}
Khách sạn tại {( data?._source?.title || '' )}
{( (data?._source?.province?.title && `${data?._source?.province?.title} - `) || '' )} {( data?._source?.country?.title || '' )}
Vé tham quan tại {( data?._source?.title || '' )}
{( (data?._source?.province?.title && `${data?._source?.province?.title} - `) || '' )} {( data?._source?.country?.title || '' )}
Blog du lịch {( data?._source?.title || '' )}
{( (data?._source?.province?.title && `${data?._source?.province?.title} - `) || '' )} {( data?._source?.country?.title || '' )}
Hình ảnh du lịch {( data?._source?.title || '' )}
{( (data?._source?.province?.title && `${data?._source?.province?.title} - `) || '' )} {( data?._source?.country?.title || '' )}
Hỏi đáp du lịch {( data?._source?.title || '' )}
{( (data?._source?.province?.title && `${data?._source?.province?.title} - `) || '' )} {( data?._source?.country?.title || '' )}