Chùa Thập Tháp
Nằm ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.
Nếu bạn cần biết ngôi chùa cổ nhất ở miền trung Tây Nguyên thì đó chính là chùa Thập Tháp. Chùa Thập Tháp nằm trong khuôn viên rộng lớn của kinh đô Đồ Bàn lúc trước. Tên gọi chùa Thập Tháp xuất phát từ việc chùa được xây bởi việc thu thập gạch của mười ngôi tháp đổ. Ngoài tên gọi chùa Thập Tháp thì chùa còn có tên gọi là chùa Nguyên Thiều- vị sư đã khai sinh ra ngôi chùa này.
Nằm ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.
Chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung. Chùa tọa lạc trên ngọn đồi mang tên Long Bích, ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.
Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên.
Bên cạnh lịch sử, huyền thoại về ngôi nhà này cũng rất nhiều, ví như: Tháp Trắng, Tháp Hội Đồng, Hòn Đá Chém, Tháp Bạch Hổ.
Từ trong chùa nhìn ra, lối vào tỏa bóng mát bởi cây bồ đề cổ thụ. Mùa hè, hồ sen phía trước chùa rực rỡ hoa và tỏa mùi hương thơm ngát. Trong tất cả chùa chiền ở miền Trung được xây cất từ thời các chúa Nguyễn thì chùa Thập Tháp Di Đà được xem là chùa tổ. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Đây được coi là ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng.
Địa chỉ: Cầu Vạn Thuận 1, Nhơn Thành, An Nhơn, Bình Định