Di tích Bãi Tiên

0 reviews
Viết review
Di tích Bãi Tiên hiện nay thuộc ấp 2, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Bãi Tiên là một di tích khảo cổ độc đáo và có giá trị. Được các nhà khoa học phát hiện vào cuối năm 2007 trong đợt khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ - Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ và Bảo tàng tỉnh Bình Phước.
Thông tin cần biết
  • Giá vé: miễn phí

  • Địa chỉ: ấp 2, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

Khu vực di tích từ xa xưa đã là một danh lam thắng cảnh quen thuộc trong địa bàn cư trú của đồng bào S’tiêng. Bãi Tiên còn có tên gọi khác do đồng bào bản địa nơi đây thường gọi là mộ cổ ông Rlem. Tên gọi này xuất hiện trong truyền thuyết về ông Rlem gắn với lễ hội phá bàu của đồng bào S’tiêng tại khu vực này.
Di tích là một bãi đá ong nằm trên một mỏm đồi thấp, với các tảng đá ong có kích thước khác nhau phân bố trên diện tích khoảng 01 ha, chính giữa của bãi đá là cụm đá ong được xếp thành vòng tròn, bên trong vòng tròn đá ong là một vòng đá ong xếp theo hình vuông. Sau khi di tích được phát hiện vào năm 2007, các nghiên cứu bước đầu cho thấy đây là công trình có sự sắp đặt của bàn tay con người, là loại hình di tích khá đặc biệt, lần đầu tiên khảo cổ học phát hiện.
Qua khảo sát xã hội học do Bảo tàng tỉnh Bình Phước thực hiện cho thấy di tích Bãi Tiên từ lâu đã tồn tại trong tâm thức cộng đồng dân tộc S’tiêng bản địa. Bãi đá ong và vòng đá ong này được người S’tiêng nơi đây gọi là mộ ông Rlem.
Di tích Bãi Tiên là công trình khảo cổ lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam, các hoạt động nghiên cứu chỉ đang dừng lại ở bước đầu nhưng từ những nghiên cứu đó có thể thấy rằng di tích Bãi Tiên là một di chỉ lạ, độc đáo, chứa đựng nhiều giá trị khoa học, yếu tố lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng tâm linh liên quan đến văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc S’Tiêng sinh sống trong khu vực huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Di tích là dấu ấn của quá trình hình thành và phát triển của các cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực này. Cùng với đó cho chúng ta biết rằng, cộng đồng dân tộc sinh sống ở khu vực này ngay từ buổi sơ khai đã có các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, điều này được lưu giữ lại qua truyền thuyết, truyện kể về ngôi mộ cổ ông Rlem được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.



Đã cập nhật vào ngày 08/11/2019
dựa trên 0 đánh giá
5
0%
0
4
0%
0
3
0%
0
2
0%
0
1
0%
0
Hình ảnh
avatar