Trường Dục Thanh - Phan Thiết

415 reviews
Viết review

Trường Dục Thanh tọa lạc tại Phan Thiết, Bình Thuận, được thành lập vào năm 1907 bởi các sĩ phu yêu nước. Ngôi trường ra đời nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Thông tin cần biết
  • Địa chỉ: Số 39 đường Trưng Nhị, Tp. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

Lịch sử di tích trường Dục Thanh

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, trường Dục Thanh là nơi Bác Hồ của chúng ta đã từng dừng chân và giảng dạy. Trải qua bao thế hệ, nơi đây không chỉ là trường học mà còn là nơi gìn giữ những giá trị lịch sử quý báu của của người dân Việt Nam ta.

truong-duc-thanh

Vào thời đó, dưới sự giới thiệu của Trương Gia Mô (một vị sĩ phu, quan đại thần triều Nguyễn và là nhà thơ Việt Nam ở những năm đầu thế kỷ 20), ba cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đã gặp các ông Nguyễn Trọng Lội (hay Lợi), Nguyễn Quý Anh (là hai con trai nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông), Hồ Tá Bang và cùng nhau đàm đạo và truyền bá tư tưởng Duy Tân. Sau đó, có thêm sự góp mặt của các ông Ngô Văn Nhượng, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất. Họ đã đứng ra cùng sáng lập các tổ chức về chính trị - kinh tế - văn hóa thông qua:

  • Dục Thanh Học Hiệu: Trường dạy học dành cho con em người yêu nước và lao động nghèo, được thành lập năm 1907
  • Liên Thành Thư Xã: Nơi truyền bá các sách báo có nội dung tích cực về lòng yêu nước, được thành lập năm 1905.
  • Liên Thành Thương Quán: Bộ phận kinh tế gây quỹ hoạt động, hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho nhân dân, được thành lập năm 1906.

Quá trình thành lập trường Dục Thanh

lop-hoc-truong-duc-thanh

Trường Dục Thanh được thành lập bởi các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, phần lớn kinh phí xây dựng trường đều do ông Huỳnh Văn Đẩu và Liên Thành Thương Quán tài trợ. Trường được xây dựng cho con em lao động nghèo và con em người yêu nước theo học. Vậy nên, tất cả học sinh đến trường đều không phải nộp học phí hay đóng góp bất kỳ chi phí xây dựng nào cả.

truong-duc-thanh-phan-thiet

Với tư tưởng đổi mới tiến bộ, thời ấy trường Dục Thanh được các sĩ phu gửi gắm con em theo học rất đông. Trường ở Phan Thiết, trong trường chỉ có 4 lớp nhưng mỗi lớp phải có đến gần 100 học sinh đến từ các nơi khác như Sài Gòn, Đà Nẵng và các địa phương lân cận. 

vuon-sau-truong-duc-thanh

Trải qua nhiều năm, rèn giũa bao lớp người, trường Dục Thanh gắn liền với biểu tượng hiếu học và lòng yêu nước. Đây cũng là nơi ghi dấu một phần trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến nay, ngôi trường vẫn luôn là niềm tự hào của người dân địa phương và là điểm đến lịch sử được du khách ở cả trong lẫn ngoài nước yêu thích.

Trường Dục Thanh, Công trình tưởng niệm đối với chủ tịch Hồ Chí Minh

truong-duc-thanh-phan-thiet

Đối với người dân Bình Thuận, trường Dục Thanh là một công trình tưởng niệm vô giá về vị lãnh tụ vĩ đại của nước ta. Sau 3 năm thành lập trường, ông Trương Gia Mô, bạn của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã giới thiệu người thanh niên Nguyễn Tất Thành đến giảng dạy tại ngôi trường này. Khi ấy, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành mới tròn 20 tuổi, đảm nhận dạy môn Quốc Văn và Hán Văn, đôi khi còn chịu trách nhiệm dạy thêm cả môn thể dục. Thầy thành còn biết cả tiếng Pháp, vậy nên mỗi khi giáo viên Pháp Văn vắng mặt là thầy sẽ dạy luôn cả môn học này.

truong-duc-thanh-phan-thiet

Trong quá trình giảng dạy, thầy Thành không chỉ truyền dạy cho học sinh của mình những kiến thức quý báu mà còn giúp học sinh hiểu thêm về tinh thần dân tộc, củng cố lòng yêu đất nước. Đến tháng 2 năm 1911, thầy đã rời trường để đến Sài Gòn, sau đó ra đi tìm đường cứu nước. Tuy thầy đã rời đi nhưng những đồ vật, trang sách mà thầy để lại vẫn được lưu giữ và trưng bày một cách trang trọng, trân quý cho đến ngày nay.

Hướng dẫn cách di chuyển tới trường Dục Thanh

Để tới tham quan trường Dục Thanh, du khách đến từ miền Bắc phải đi máy bay, xe khách và tàu hỏa để tới thành phố Hồ Chí Minh, sau đó mới di chuyển đến thành phố Phan Thiết của tỉnh Bình Thuận. Thông thường, thời gian đi máy bay từ Hà Nội vào Sài Gòn sẽ mất khoảng 2 tiếng rưỡi, bằng với thời gian từ TP Hồ Chí Minh vào Bình Thuận. Khoảng cách từ trung tâm thành phố Phan Thiết tới trường Dục Thanh sẽ rơi vào khoảng 25km, đi xe máy thường mất khoảng 30 phút.

Nếu du khách muốn đi xe máy thì từ trung tâm thành phố Phan Thiết hãy rẽ vào đường Trần Bình Trọng rồi đi đến đường tỉnh 715. Theo tuyến vào đường Võ Nguyên Giáp, đi thêm 1 đoạn sẽ gặp được vòng xuyến. Từ đây, du khách hãy rẽ vào đường Nguyễn Thông để tới 1 vòng xuyến khác rồi đi vào đường Lê Hồng Phong, qua sông Cà Ty để xuống cầu, rẽ vào đường Trung Nhị là sẽ tới được trường Dục Thanh. Lần đầu tới đây, du khách nên vừa đi vừa hỏi đường đường người dân địa phương để tránh bị lạc đường nhé.

Những lưu ý nên biết khi tham quan trường Dục Thanh

Khi đến tham quan một di tích lịch sử trang trọng như trường Dục Thanh, du khách cần lưu ý một vài điều sau:

  • Khi đi tham quan nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Tránh mặc những bộ đồ quá ngắn hoặc màu sắc quá sặc sỡ.
  • Trong quá trình tham quan nên tránh cười đùa, nói chuyện quá to, gây ồn ào ảnh hưởng tới người khác.
  • Phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không được phép vứt rác bừa bãi.
  • Không tùy tiện động vào các đồ vật, hái hoa bẻ cành, không được để lại chữ viết, nét vẽ lên bất kỳ thứ gì trong trường. 
  • Nếu dẫn theo trẻ em, phụ huynh cần trông coi các bé cẩn thận để tránh đi lạc.

Một vài địa điểm tham quan khác gần trường Dục Thanh

Sau khi tham quan di tích lịch sử trường Dục Thanh, du khách có thể tiếp tục khám phá thêm các địa điểm lân cận khác như:

Tháp Chăm Pa Poshanư

Tháp Chăm Phố Hài hay tháp Poshanư là một trong những kiến trúc Chăm Pa cổ hiếm hoi còn sót lại cho đến ngày nay. Tháp nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hải, cách trung tâm TP Phan Thiết 7km. Khi đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc đền tháp cực kỳ tinh xảo và độc đáo. Tuy kích thước khá nhỏ nhưng tháp lại mang đến sự uy nghiêm, thần bí thông qua những chi tiết, họa tiết cổ của người Chăm Pa xưa. Nếu đến du lịch Bình Thuận - Phan Thiết thì đây thực sự là nơi xứng đáng để khám phá.

Suối Tiên Mũi Né

Suối Tiên Mũi Né được coi là thánh địa sống ảo được rất nhiều du khách yêu thích khi đến Phan Thiết. Suối Tiên còn có tên gọi khác là suối Hồng, nằm khuất sau đồi cát đỏ nên suối có màu đỏ nhạt khá hiếm thấy. Bên cạnh dòng suối là những khối nhũ cát nhấp nhô tạo nên khung cảnh thiên nhiên cực kỳ đẹp mắt. Giá vé vào tham quan suối rất rẻ, chỉ từ 15.000 đồng cho người lớn và 6.000 đồng cho trẻ em. Để đến suối Tiên Mũi Né, du khách hãy đến phường Mũi Né, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận nhé.

Lầu Ông Hoàng

Lầu Ông Hoàng là nơi được coi là minh chứng cho cuộc tình buồn đầy nuối tiếc của thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng thơ Mộng Cầm. Lầu được xây dựng và thiết kế theo phong cách Pháp với đá xanh, gạch bông cổ điển. Đến này, trải qua thời gian dài, nơi đây đã trở thành phế tích. Tuy nhiên, vì là địa điểm ghi dấu cuộc tình của thi sĩ Hàn Mặc Tử nên lầu Ông Hoàng vẫn thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan.

Các khách sạn gần trường Dục Thanh

TTC Hotel Phan Thiết

  • Địa chỉ: 206 Lê Lợi, Hưng Long, Phan Thiết, Bình Thuận
  • Điện thoại: 0252 3835 666
  • Giá phòng: Từ 950.000 đồng

Surf4You Residence

  • Địa chỉ: 90 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Hàm Tiến, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
  • Điện thoại: 0342 907 920
  • Giá phòng: Từ 750.000 đồng

IRINI Boutique Homestay Mui Ne

  • Địa chỉ: 148 Huỳnh Thúc Kháng, Mũi Né, Phan Thiết, Mũi Né, Việt Nam 
  • Điện thoại: 0966 888 291
  • Giá phòng: Từ 720.000 đồng

Centara Mirage Resort Mui Ne

  • Địa chỉ: Huỳnh Thúc Kháng, khu phố 4, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
  • Điện thoại: 0252 2222 202
  • Giá phòng: Từ 2.300.000 đồng

Mui Ne Beach Hotel

  • Địa chỉ: 285 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Hàm Tiến, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận 800000
  • Điện thoại: 0252 3743 339
  • Giá phòng: Từ 600.000 đồng

Đã cập nhật vào ngày 13/03/2024
4.56
dựa trên 415 đánh giá
5
72.29%
300
4
16.87%
70
3
7.47%
31
2
0.96%
4
1
2.41%
10
Hình ảnh
avatar
avatar
thiên di 2019-07-03 10:33:05

điểm đến lịch sử
Trường này là nơi Bác từng dạy trước khi đi tìm đường cứu nước.
Trường cổ, kiến trúc đẹp, còn lưu giữ các đồ vật của trường xưa kia.
Khuôn viên rộng rãi, mát mẻ, nhiều cây xanh

Trả lời
avatar
Nguyễn Ý Nhạc 2019-03-12 16:05:13

Trường Dục Thanh - Phan Thiết
Trường Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên), thuộc làng Thành Đức, nay là số 39 đường Trưng Nhị, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.
Đây cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây và dạy học năm 1910 trước lúc Người vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.
Điều đáng nói là nơi đây không chỉ có lòng ái quốc, mà phương pháp giáo dục lẫn nội dung giảng dạy nơi trường học này được cho là tiến bộ nhất Bình Thuận một thời.
Ngày nay, khu di tích Dục Thanh – Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận đã trở thành một trung tâm nghiên cứu, tuyên truyền về Hồ Chí Minh, giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng đối với thế hệ trẻ của địa phương cũng như cả nước.
Khu di tích trường Dục Thanh gồm có các công trình chính:
 Gian nhà lớn: những bộ bàn ghế gỗ ngăn nắp phía trước là nơi diễn ra hoạt động dạy học của thầy trò trường Dục Thanh.
 Nhà Ngư: nằm bên phải gian nhà chính được xây dựng năm 1906. Từ năm 1908 trở đi, được dùng làm nơi nội trú của học sinh. Ở dãy phía sau, là ngôi nhà được xây dựng vào năm 1880 của cụ Nguyễn Thông (Nơi mà cụ Nguyễn Thông ngâm thơ, bình văn và luận bàn công việc với các sĩ phu yêu nước).
Đến với khu di tích Dục Thanh – Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Bình Thuận chúng ta như trở về với những giá trị truyền thống của ông cha, những đồ dùng sinh hoạt bằng gỗ được trạm trổ như tràng kỷ, tủ chè…. Ngày nay, ngôi nhà được tu bổ lại nên hiện vật bên trong bị xáo trộn và thay đổi khá nhiều.
Trường Dục Thanh không chỉ đơn giản là một trường học mang lại chữ nghĩa cho bao học sinh, nơi đây còn được xem như cái nôi về tinh thần hiếu học và tình yêu quê hương đất nước rất sâu sắc của người dân Bình Thuận.

Trả lời