Blog Chuyện li kỳ Vụ án đồng Nọc Nạng trong phim Đất Phương Nam, Du lịch Bạc Liêu
cover

Chuyện li kỳ Vụ án đồng Nọc Nạng trong phim Đất Phương Nam, Du lịch Bạc Liêu

avatar
Dương Văn Dũng dot CN, 29/10/2023
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Chào cả nhà, Du lịch Bạc Liêu thì không thể nhắc đến khu di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng, vụ án được chuyển thể thành phim Đất Phương Nam. Là câu chuyện về người nông dân Bam Bộ trong hành trình giữ đất, giữ nước. Hãy cùng với Bỏng Ngô Mario tìm hiểu địa danh Đồng Nọc Nạng gắn liền câu chuyện vụ án nổi tiếng này nhé.
Sở dĩ có địa danh Nọc Nạng là vì : Xưa kia vùng đất này còn hoang vu, toàn sình lầy, lau sậy và đầy cỏ dại. Những lưu dân đến đây khai khẩn đất hoang, họ phải chặt cây làm nọc đóng xuống sình rồi gác nạng lên làm nhà ở nhằm tránh rắn độc và thú dữ, khi nhà hư chỉ còn trơ lại cây nọc với cái nạng. Thế là 2 từ Nọc Nạng được ra đời, đó là tên của 1 con rạch và 1 cánh đồng.
Ly kỳ sự tích Đồng Nọc Nạng, thuyết minh chi tiết bởi Bỏng Ngô Mario
Thế là khoảng năm 1900 người nông dân tên Nguyễn Văn Tính, ông đã đưa con, cháu của mình từ miệt Long An xuống vùng đất Nọc Nang - Giá Rai để khai khẩn đất hoang ổn định cuộc sống. Sau khi ông Tính qua đời, ông đã để lại phần đất này cho con trai của mình là ông Nguyễn Văn Luông ( tức ông Tám Luông ) thừa kế.
hình ảnh
Thửa ruộng của gia đình nhà ông Mười Chức
Với mảnh đất mà cha con ông khai phá bấy lâu nay đều bị bọn điền chủ trong vùng thay nhau chiếm đoạt. Ông Tám Luông đã làm đơn thưa kiện nhưng không được chính quyền giải quyết. Gia đình người nông dân này vẫn cam chịu và nhẫn nhịn như họ đã đặt tên con của mình là Năm Nhẫn, Sáu Nhịn nhưng càng nhẫn nhịn thì càng bị áp bức, bóc lột mà vẫn bị bọn địa chủ chiếm gần hết số đất của gia đình. “ Tức nước vỡ bờ” cả đại gia đình họ đã đứng lên đấu tranh giành lại quyền làm chủ ruộng đất của mình. Đó chính là nguyên nhân xảy ra trận quyết tử ngày 16/2/1928.
Khoảng 7h sáng ngày 16/2/1928 thực dân Pháp chèo ghe đến sân lúa của gia đình ông Mười Chức để cướp lúa. Khi đi bọn chúng đem theo thúng sút lúa, táo đong lúa, bao đựng lúa và súng ống để đàn áp và cướp lúa.
hình ảnh
Tái hiện vụ án cướp đất đồng nọc nạng
Vừa đến sân lúa bọn chúng liền xông vào lấy lúa, ngay lúc này đại diện cho gia đình ông Mười Chức là cô Út Trong mới 19 tuổi cùng bé Tư con ông Năm Nhẫn tiến ra sân lúa để thương thuyết với bọn cò Pháp. Vừa đến sân lúa thì cô gặp cò Bô Zu ngăn cô lại và hỏi con gái đi đâu, làm đầu hả? Cô Út Trong nhẫn nhịn lễ phép thưa rằng : “Bẩm quan lớn, lúa này là lúa của anh em tôi, đây là mồ hôi là nước mắt của anh em tôi. Quan lớn không được quyền lấy ngang. Lúc này cò Bô Zu khoát tay nói “A lê đi đi”. Thương thuyết bất thành quá tức giận Cô Út Trong chạy xông lên chỗ đống lúa giựt cái táo không cho đong, trong lúc giằng co qua lại với bọn cò Pháp, cô bị cò Bô Zu tán té nhĩu. Nỗi căm phẫn trong người cô trổi dậy. Chúng đến tận nhà mình cướp lúa còn đánh người nữa nên cô đã rút con dao giấu trong người đâm cò Bô Zu bị thương ở tay. Bọn lính mã tà đứng gần đó thấy vậy nên dùng bán súng đánh vào ngực cô làm cho cô té nhào bất động và ngất xỉu. Khi cô Út Trong ngất xỉu lúc này Bé Tư chạy vào nhà báo cho cha và các chú biết cô Út Trong bị bọn lính đánh ngất xỉu. Anh em ông Mười Chức lúc này không còn giữ được bình tĩnh nữa, ông Mười Chức hét to lên “ Đồ quân ăn cướp, tao quyết sống chết với bây”.
hình ảnh
Chân dung ông Mười Chức linh hồn của cuộc chiến, người kêu anh em mình đoàn kết đấu tranh
Tất cả chụp lấy vũ khí tuôn ra sân như nước vỡ bờ. Ông Mười Chức dẫn đầu đoàn anh em trong buổi sáng ngày hôm ấy cùng ông Năm Nhẫn, ông Sáu Nhịn, ông Lê Văn Miều vừa chạy vừa hô to há gì sợ bọn thực dân. Cả đại gia đình hừng hực khí thế tiến đến bọn cò Tây, thà chết quyết giữ ruộng, đất mà cha con ông đã khai phá. Trong cơn phẫn nộ của những người dân đen bị áp bức đến đường cùng, bọn cò Pháp hoảng sợ, tên cò Tuột Nhê dùng súng bắn chỉ thiên nhằm trấn áp và đe dọa nhưng anh em ông Mười Chức chẳng hề lo sợ và không hề nao núng vì họ xem cái chết nhẹ bằng không. Hai bên đánh nhau dữ dội lớp đâm, lớp chém, lớp bắn súng, tiếng la hét làm vang dậy cả làng Phong Thạnh – Giá Rai này.
Ông Mười Chức cầm mác rừng tiến tới định đâm cò Tuột Nhê nhưng vừa đến gần ông đã bị cò Tuột Nhê dùng súng bắn trúng vào ngực, mặc dù bị thương rất nặng nhưng ông đã gắng gượng mình dậy tiến tới đâm cò Tuột Nhê 1 nhát thấu xương rồi mới lịm đi. Khi cò Tuột Nhê chết thì cò Bô Zu và bọn lính nháo nhào bỏ chạy tán loạn.
Đau đớn nhất là hình ảnh bà Nghĩa vợ ông Mười Chức, bà là người phụ nữ thủy chung, son sắt, yêu chồng, thương con, mặc dù bụng mang dạ chửa. Lúc này bà đang mang thai 7 tháng, đây là đứa con thứ 4 của bà. Nhưng thấy chồng mình bị bọn lính bắn chết bà đã cầm phảng đuổi rượt theo bọn cò Pháp đến tận bờ sông, chiếc áo bà ba làm lộ rõ bụng bầu khá to của bà nhưng cò Bô Zu không tha cho bà. Dùng súng bắn trúng vào bụng bà làm bà cũng với thai nhi bé nhỏ chưa kịp thấy ánh sáng mặt trời cũng bị chết trong buổi sáng ngày hôm ấy.
hình ảnh
Trong gia đình ông Mười Chức được xem là gan dạ, dũng cảm nhất vì ông dám đứng lên đấu tranh chống trả với bọn cường hào ác bá và thực dân Pháp. Khi nói về sự kiện Nọc Nạng người dân thường nhắc ngay tới ông Mười Chức. Còn trong cuộc chiến ngày hôm đó ông được xem là linh hồn của trận quyết tử bởi vì chỉ với một cây mác rừng ông đã dũng cảm tiến tới đâm chết tên cò Tuột Nhê.
Tan trận chiến ông Lê Văn Miều đuổi rượt theo bọn cò Pháp và ông đã cướp được khẩu súng. Thực dân Pháp lui ghe lúa đi và áp giải cô Út Trong theo. Trong trận quyết tử gia đình ông Mười Chức có 5 người tử trận là : Vợ chồng ông Mười Chức (kể cả đứa bé trong bụng vợ ông, cùng người anh Năm Nhẫn, còn ông Sáu Nhịn bị thương nặng nhưng được chạy chữa 3 ngày sau cũng mất là ngày 19/2/1928.
Hai vợ chồng ông Mười Chức chết để lại 3 đứa con thơ dại đang tuổi ăn, tuổi lớn cho bà Tám Luông nuôi dưỡng. Đứa lớn nhất tên Tổng 8 tuổi, đứa thứ 2 tên Tản 4 tuổi, đứa thứ 3 tên Bạc chỉ mới 2 tuổi mà phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Buổu sáng tang thương hôm ấy được xem là ngày định mệnh của gia đình ông Mười Chức, cái ngày mà 5 người đổi 1 thằng Tây.
hình ảnh
Khu mộ của cả gia đình nhà ông Mười Chức
Để nói về sự kiện Nọc Nạng dân gian ở đây có câu ca dao
“ Ngó lên trời trời cao có thấu
Ngó xuống đất thấy đất rộng thinh thinh
Tay bay vạ gió thình lình
Cả nhà Mười Chức tang tành tại ai ?”.
Sự kiện Nọc Nạng gây tiếng vang lớn đối với phong trào đòi lại ruộng đất của nông dân Nam Bộ nói chung và nông dân Giá Rai - Bạc Liêu riêng.
Đây là mộ của ông Nguyễn Văn Tại hay còn gọi là Tư Tại là con trai lớn của ông bà Tám Luông, ông là người giỏi chữ nghĩa nhất trong các anh em nên ông Tám Luông giao cho đứng tên phần đất của gia đình, mọi đơn từ thưa kiện cũng như đơn xin cấp bằng khoán đất đều do 1 tay ông đảm nhận. Ông thọ 71 tuổi.
Mộ ông Lê Văn Miều là chồng cô Út Liễu, ông tham gia trận chiến và ông cướp được khẩu súng, ông thọ 70 tuổi.
Mộ cô Nguyễn Thị Liễu hay gọi là Út Liễu, cô tham gia trận chiến, cô là người sống thọ nhất trong các anh em, cô thượng thọ 96 tuổi, mất năm 2006. Cô chính là nhân chứng sống của sự kiện Nọc Nạng. Mỗi lần viếng mộ người thân, cô không thể quên lời thề năm nào, thà chết quyết giữ đất của ông cha mình. Mỗi lần kể về sự kiện Nọc Nạng cô không thể kiềm được nước mắt. Các ngôi mộ nằm kề nhau, cỏ xanh không thể che khuất nổi căm hờn mà người xưa còn ẩn khuất.
“Cho dù chết xuống âm ti
Hồn tao vẫn oán vẫn thù thực dân”.
Kính thưa quý đoàn !
Với những con người gần 1 thế kỷ nằm yên dưới lòng đất này bao giờ cũng sống cùng quê hương, xứ sở Nọc Nạng.
Nguyễn Văn Chức người nông dân Mười Chức dáng đứng kiên cường của ông làm sáng mãi cái tên Đồng Nọc Nạng.
Nguyễn Thị Trong người nông dân Út Trong tinh thần quả cảm của cô theo gió Đồng Nọc Nạng mà lan tỏa khắp miền đất Bạc Liêu này.
Đồng Nọc Nạng thắm đẫm máu và nước mắt cùa người dân Nọc Nạng. Cuộc đấu tranh tự phát của gia đình ông Mười Chức trong trận quyết tử ngày 16/2/1928 đã trở thành sự tích anh hùng làm vang danh khắp Nam Kỳ lục tỉnh.
Người chết mang theo nỗi uất hận, người sống ghi sâu mối thù hận suốt đời. Cái tên Nọc Nạng khốn khó năm xưa nay đã trở thành miền đất lành.
Toàn cảnh khu di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng
“Tới đây sao dạ bồi hồi
Nhớ người Nọc Nạng một đời đánh Tây
Ngày xưa ở cánh đồng này
Anh em Mười Chức siết tay giết thù
Nhớ thời trời đất âm u
Lúa vét sạch bồ xu lọt túi nheo
Bây giờ đất rộng trời cao
Gió đưa cò lả lao xao ruộng đồng”.


bạc liêu

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 29/10/2023
Love
7 Bình luận
avatar
Dương Văn Dũng travel blogger

Kênh du lịch văn hóa Việt Nam, kẻ săn mây phiêu lưu ký. Bỏng Ngô Mario tên thật là Hoàng Dũng VFX, Trước đó mọi người còn biết Hoàng Dũng VFX là một vlog chuyên chia sẻ các bài giảng online dạy kỹ xảo phim trên Youtube nhằm chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn không có điều kiện học kỹ xảo phim tại Việt Nam, đặt biệt là các bạn sinh viên hay các bạn muốn chuyển đổi nghề muốn tìm hiểu về nghề VFX. Đầu năm 2020 thì Bỏng lại bắt đầu hành trình Vlog Travel với mong muốn chia sẻ kiến thức du lịch và đặt biệt là du lịch gắn liền với tâm linh, lịch sử, con người Việt Nam. Hy vọng các bạn yêu mến và luôn ủng hộ Bỏng Ngô.

1 Quốc gia
11 Tỉnh thành
21 Người theo dõi
1 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Minh Hạo những bài viết như thế này phải được chia sẻ nhiều hơn nè, du lịch tìm hiểu về lịch sử dân tộc
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Dương Văn Dũng cảm ơn bạn nhiều nhiều nha nha
avatar
Thanh Ngoc bộ ảnh cướp lúa mô tả chân thật quá ạ
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Trip Song bài viết rất chi tiết, cụ thể quá ạ
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Dương Văn Dũng MINHF CAM ON NHA
avatar
chim sẻ bài thơ cuối bài tên gì vậy ạ
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Nếu ai đã từng đi Vũng Tàu, đi đường quốc Lộ 51. Chắc chắn bạn sẽ thấy một ngôi tòa bảo tháp cực kỳ to lớn, theo Bỏng Ngô Mario thấy thì đây chính là Tòa Bảo tháp lớn nhất miền Nam rồi đó. Cùng khám phá ngôi chùa độc đáo này nhé.
Bỏng Ngô Mario mời cả nhà cùng tìm hiểu về ngôi Tịnh Thất Phổ Liên, một ngôi chùa có tuổi đời chưa lâu nhưng sự ra đời của ngôi chùa này gắn liền với nhiều giai thoại tâm linh kỳ bí, là nơi tu tập của nhiều Phật tử gần xa.
Du lịch Đà Nẵng nhất định phải thăm quan chùa Quán Thế Âm, nơi có Động Quan Âm với bức tượng mẹ Quan Âm Nam Hải do thiên nhiên tạo thành. Và cùng rất nhiều câu chuyện li kỳ sung quoanh bức tượng này. Cùng Bỏng Ngô tìm hiểu nhé
Núi Bà Đen, nằm sừng sững giữa vùng đồng bằng ngoại ô Tây Ninh, nơi được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", là điểm hội tụ linh khí thiên địa và cũng là nơi trao gửi niềm tin của nhiều Phật Tử miền Nam.
Chùa Lá Sen, còn gọi là chùa Phước Kiển ở Đồng Tháp được biết đến là ngôi cổ tự có những chiếc lá sen khổng lồ chịu được sức nặng của một người trưởng thành. Hãy cùng với Bỏng Ngô Khám phá ngôi chùa này nha.
Tại chùa bửu phong có một giếng cổ được gọi là giếng thần, là nơi Bồ Tát Quan Thế Âm đã hiển linh cho nước cam lồ trị bệnh cứu người, lúc ấy có hàng trăm người chứng kiến sự việc này. Bí ẩn giếng nước cam lồ hơn 400 năm.
Du lịch Đà Nẵng thì không thể không nhắc đến ngọn núi Ngũ Hành Sơn, một thắng cảnh đẹp như tiên cảnh. Nếu Quảng Nam với Thánh địa Mỹ Sơn là nơi các vị thần Chăm Pa trú ngụ thì tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là nơi các vị Phật Ngụ, cùng Bỏng Ngô Mario khám phá núi Thủy Sơn thuộc núi Ngũ Hành Sơn nhé.
Trong hành trình khám phá Bạc Liêu, bạn cũng đừng quên đến với ngôi chùa khmer Nam tông mang tên chùa Xiêm Cán, Được bà con tôn vinh là ngôi chùa Khmer đẹp nhất Miền Tây. Vậy cùng với Bỏng Ngô Mario khám phá xem chùa này có gì đẹp nha.
Khám phá đảo cù lao chàm hội an chỉ với 550 cành có gì đặt biệt. Vào năm 2009, cụm đảo Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Nơi đây bảo tồn tới 950 loài thủy sinh. Khách du lịch tới đây hoàn toàn bị thu hút bởi thiên nhiên hoang sơ và những làng chài yên bình, thơ mộng đó nha.
Hành hương du lịch về Bạc Liêu nhất định không thể bỏ qua nhà thờ Tắc Sậy, nơi an nghĩ cuối đời của Cha Trương Bửu Diệp, cùng với nhiều câu chuyện li kỳ. Hãy cùng với Bỏng Ngô Mario tìm hiểu nhà thờ Tắc Sậy và Cha Diệp nhé.