Blog Kết thúc hành trình ngược dòng sông Tiền | Miền Tây Phiêu lưu ký
cover

Kết thúc hành trình ngược dòng sông Tiền | Miền Tây Phiêu lưu ký

avatar
Nguyễn Hoàng Giang dot Thứ 5, 09/04/2020
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Sau 8 ngày di chuyển, tôi đã hoàn thành hành trình đi ngược dòng sông Mekong (sông Tiền), qua 4 tỉnh và nhiều thành phố, thị trấn nằm dọc sông. Chuyến đi này cho tôi những trải nghiệm mới, những cảm nhận sâu sắc và hiểu biết hơn về con người và cuộc sống nơi sông nước Miền Tây Nam Bộ. Cùng với sự phát triển của đất nước, Miền Tây cũng thay đổi từng ngày. Nhưng vẫn còn đó những nét đặc trưng với bến phà, đồng lúa, cù lao trái cây...

Xuất phát tại cù lao Hòa Minh

Điểm khởi đầu là cù lao Hòa Minh nằm giữa dòng Cổ Chiên, chia cắt dòng sông này thành hai cửa biển là Cổ Chiên và Cung Hầu.
Tại cù lao này, tôi được cảm nhận rõ sự mến khách của người Miền Tây khi được anh Phục, một cư dân trên cù lao mời về nhà anh chơi và nghỉ qua đêm.
Cù lao Hòa Minh còn được gọi là cù lao mặn ngọt bởi hai con nước, nước mặn thì nuôi tôm, nước ngọt thì trồng lúa.
Cuộc sống trên cù lao còn khó khăn, Nhưng với con tôm, cây lúa cùng sự đầu tư hạ tầng của chính quyền địa phương, vài năm gần đây cuộc sống của bà con nơi đây đã có nhiều đổi khác.

Hành trình bắt đầu

Từ cù lao Hòa Minh, tôi thực sự bắt đầu hành trình bằng việc đi ghe ngược dòng Cổ Chiên, đi dọc theo cù lao và tới thành phố Trà Vinh.
Thành phố bên bờ sông này là tỉnh lỵ của tỉnh Trà Vinh. Ngoài việc là trung tâm hành chính thương mại của tỉnh, thành phố Trà Vinh còn có một đặc trưng khác. Đó là cộng đồng người dân tộc Khmer tại đây. Bà con dân tộc Khmer cùng với văn hóa của họ tạo nên những điểm nhấn riêng cho nơi đây.
Trên toàn tỉnh Trà Vinh có hơn 140 ngôi chùa Khmer lớn nhỏ với kiến trúc đặc sắc. Trong đó có những ngôi chùa như chùa Âng hơn 900 năm tuổi.

Tiến sâu hơn vào vùng đất màu mỡ

Rời Trà Vinh, tôi tiếp tục lộ trình dọc sông. Trước khi tới điểm đến tiếp theo là thành phố Vĩnh Long, tôi đi ghe qua sông tới một cù lao khác trên sông Cổ Chiên là cù lao Thanh Bình. Khác với cù lao Hòa Minh nằm gần cửa biển có thể nuôi tôm, cù lao Thanh Bình là một cù lao trái cây.
Trờ lại bờ để đi tới thành phố Vĩnh Long, tôi may mắn được anh Lĩnh tài xế xe tải cho quá giang. Suối đoạn được, tôi còn được anh kể cho nhiều câu chuyện về cuộc sống tại Vĩnh Long.
Tới thành phố sớm hơn dự kiến, tôi được dịp dạo quanh một vòng khu chợ trung tâm Vinh Long. Thời điểm thực hiện chuyến đi này là tháng 9 âm lịch và cũng là "mùa nước nổi" ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khi tới Vĩnh Long thì tôi đã gặp những dấu hiệu đầu tiên của "nước lũ".

Những cây cầu tại Miền Tây

Từ Vĩnh Long tới Sa Đéc, tôi gặp cầu Mỹ Thuận. Và đây cũng là nơi con sông Tiền rẽ nhánh. Đi ngược lên thượng nguồn sẽ chỉ còn dòng chính là Sông Tiền.
Lần đầu tiên tôi được chiêm ngưỡng cầu Mỹ Thuận, cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam, có chiều dài hơn 1500m với 4 làn xe. Cầu Mỹ Thuận được khánh thành năm 2000 giúp kết nối các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với phần còn lại của đất nước.
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, cầu Mỹ Thuận còn có thiết kế đẹp mắt góp phần tô điểm thêm nét đẹp cho miền Tây Nam Bộ.
Vẫn là câu chuyện về những cây cầu. Trên tuyến đường quốc lộ 80 từ Vĩnh Long tới Sa Đéc, tôi đã đi qua tổng cộng 09 cây cầu lớn nhỏ. Nên có thể thấy vai trò quan trọng của cầu trong phát triển kinh tế vùng khi mà hệ thống sông ngòi tại Miền Tây chằng chịt giống như ma trận.

Tới địa phận tỉnh Đồng Tháp

Sau quãng đường đi bộ gần 20km, băng qua những cây cầu, tôi đã tới được thành phố Sa Đéc và cũng là thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp.
Sa Đéc được mệnh danh là thành phố hoa của Đồng Bằng Sông Cửu Long với nhiều làng nghề trồng hoa có từ lâu đời như Tân Quy Đông, Tân Khánh Đông, Sa Nhiên,...
Sau Sa Đéc, tôi đến một thành phố khác cũng thuộc tỉnh Đồng Tháp là Cao Lãnh. Đoạn đường dễ dàng khi được bạn Trung Anh, tôi gặp trên đường, cho quá giang.
Trung Anh chở tôi tới bến phà Cao Lãnh, là bến phà lâu đời, hơn 100 năm tuổi. Và nay sắp được thay thế bởi cầu Cao Lãnh đã được thông xe.
Vượt qua con sông Tiền đến bờ bên kia là thành phố Cao Lãnh. Thành phố rất đẹp với những con đường rợp bóng cây xanh và đài sen, cùng những trung tâm hành chính, thương mại. Quả không hổ danh là thủ phủ của Đồng Tháp.

Dừng chân tại nơi gặp gỡ của Tiền và Hậu

Rời Cao Lãnh, tôi càng tiến gần hơn đến với cửa khẩu, nơi con sông Mekong chảy trên Đất Việt. Nhưng trước đó tôi muốn đến một địa điểm khác, đó là Phú Tân, một huyện thuộc tỉnh An Giang, bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu. Đây chính là nơi mà hai con sông lớn nhất Miền Tây này gặp nhau bởi nhánh sông Vàm Nao.
Để tới Phú Tân tôi phải qua hai lần phà vượt sông Tiền và sông Vàm Nao. Rồi để trở lại tuyến đường tới Hồng Ngự thuộc Đồng Tháp tôi lại một lần nữa vượt qua sông Tiền.
Tôi có duyên được đi qua phà Chợ Vàm - An Hòa với 30 phút di chuyển trên mặt sông rộng gần 2km.
☛ Bài viết chi tiết: Qua phà Thuận Giang và phà Chợ Vàm

Xuyên qua "vùng rốn lũ"

Lúc này tôi đã tiến vào sâu hơn "vùng rốn lũ", nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nước lũ. Dọc ven sông là những ngôi nhà sàn chống lũ rất đặc trưng của người dân. Bà con nơi đây bao đời nay sống chung với lũ và mỗi năm còn mong ngóng lũ về. Bởi nước lũ mang theo phù sa và nguồn cá dồi dào, chính là món quà của thiên nhiên.
Giữa mênh mông sông nước ấy, tôi thấy một Miền Tây rất khác và tràn đầy sức sống. Vì lẽ đó mà bà con nơi đây gọi "mùa lũ" là "mùa nước nổi". Không ngoa khi nói rằng Miền Tây đẹp nhất vào mùa nước nổi.
☛ Bài viết chi tiết: Xuyên qua vùng rốn lũ ở Miền Tây
Khi nước lũ qua đi, đất đai canh tác được phủ một lớp phù sa màu mỡ. Khắp nơi lại là khung cảnh trù phú của đồng ruộng, vườn cây ăn trái. Đây là món quà mà thiên nhiên ban tặng. Hay nói đùng hơn chính là con sông Mekong đã tặng cho Miền Tây.

Tìm đến nơi Mekong chảy vào Đất Việt

Cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Cả hai đều là cửa khẩu quốc tế giữa nước ta với nước bạn Campuchia, với cột mốc biên giới 240 tại Thường Phước và 241 đặt tại Vĩnh Xương. Điểm nối giữa hai cột mốc này trên mặt sông Mekong rộng lớn hình thành một cửa khẩu đường sông. Và đây cũng chính là điểm đánh dấu nơi con sông Mekong chảy vào Đất Việt.
Và tại nơi con sông chảy trên Đất Việt, dòng sông được mang cái tên rất giản dị là Sông Tiền. Cùng với Sông Hậu, hai dòng sông đã cùng nhau tạo nên một vùng đất trù phú mang tên...
ĐẤT PHƯƠNG NAM


an giang cao lãnh cao lãnh Đồng tháp sa Đéc vĩnh long vĩnh long trà vinh Miền Tây

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 1/01/2023
Love
4 Bình luận
avatar
Nguyễn Hoàng Giang travel blogger

A Sennin with his diGital buddies explore the world 📷 🎥 🌍

3 Quốc gia
45 Tỉnh thành
79 Người theo dõi
201 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sau khi kết thúc hành trình ngược sông Tiền, tôi nghỉ tại cửa khẩu Vĩnh Xương An Giang một đêm. Đây cũng là điểm hẹn của tôi với bạn Tuấn Anh, một người bạn và cũng là phụ tá của tôi trong hành trình tiếp theo tại Châu Đốc – An Giang.
Trong tập 16 này, cùng là tập cuối trong hành trình, tôi đã đến được đích, tìm đến được nơi mà con sông Mekong chảy vào Đất Việt.
Trong tập 15 này, tôi đi xuyên qua vùng rốn lũ, nơi chịu ảnh hưởng nhất của "mùa nước nổi" tại Đồng Bằng Sông Cửu Long...
Trong tập 14 này, trên đường đi qua xã An Bình tại Hồng Ngự, tôi tình cờ gặp bữa đãi khách khánh thành mộ và được gia chủ mời vào dự...
Trong tập 13 này, tôi có dịp đi qua hai bến phà rất lớn tại miền Tây là Thuận Giang và Chợ Vàm, qua sông Vàm Nao và Sông Tiền.
Trong tập 12 này, rời thành phố Cao Lãnh tôi tiếp tục hành trình của mình và ghé thăm cù lao Giêng nằm giữa dòng sông Tiền.
Trong tập 11 này, mặc dù tới Cao Lãnh từ sớm nhưng trời lại mưa nên tôi chỉ có một buổi chiều tối để đi khám phá thành phố: ăn bánh xèo miền Tây, tới công viên Văn Miếu, đi dạo quanh hồ Khổng Tử,...
Trong tập 10 này, tôi di chuyển từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, gặp được hai người bạn mới trên đường và có dịp đi qua bến phà Cao Lãnh. Bến phà 100 năm tuổi này như thế nào sau khi cầu Cao Lãnh đã được thông tuyến vào tháng 05/2018!?
Trong tập 09 này, tôi đã tới thăm quan làng hoa Sa Đéc, vựa hoa kiểng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long và dạo quanh một vòng thành phố Sa Đéc về đêm
Trong tập 08 này, trước khi rời khỏi thành phố Vĩnh Long để tới Sa Đéc tôi đã tham quan cầu Mỹ Thuận, cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam