Blog Tới làng hoa Sa Đéc và ăn hủ tiếu 7K - Tập 09 | Miền Tây Phiêu lưu ký
cover

Tới làng hoa Sa Đéc và ăn hủ tiếu 7K - Tập 09 | Miền Tây Phiêu lưu ký

avatar
Jay Nguyen dot Thứ 2, 16/09/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Trong tập 09 này, tôi đã tới thăm quan làng hoa Sa Đéc, vựa hoa kiểng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long và dạo quanh một vòng thành phố Sa Đéc về đêm

Làng hoa Tân Quy Đông - Sa Đéc

Tại Sa Đéc có một địa điểm rất nổi tiếng là Làng hoa Sa Đéc. Nên khi vừa tới khách sạn nhận phòng tắm rửa xong là tôi thuê một chiếc xe máy để tới làng hoa...
Từ công viên thành phố, đi theo con đường Hồ Tùng Mậu khoảng 3km và qua một chiếc cầu. Chiếc cầu này có tên là cầu Nàng Hai bắc qua kênh Lấp Vò. Ngay phía bên kia cầu, bạn sẽ bắt gặp cổng chào "Làng Hoa Sa Đéc".
Nói chính xác thì đây chính là làng hoa Tân Quy Đông, thuộc phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc. Đây là trung tâm và cũng là nơi khởi nguồn của làng hoa Sa Đéc.
Bắt đầu từ thế kỉ 20, nghề trồng hoa tại Sa Đéc chỉ là một nghề "cha truyền con nối" với số ít hộ tham gia trồng trang trí dịp tết. Nhưng với những điều kiện thiên nhiên ưu đãi như nằm bên con sông Tiền màu mỡ phù sa và khí hậu hòa thuận quanh năm. Hoa hợp đất nở rất đẹp. Dần dần số lượng hộ gia đình trồng hoa tăng lên và xác định trồng hoa với mục đích kinh doanh.
Trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay, không chỉ Tân Quy Đông, quy mô làng hoa lan rộng nhiều nơi tại Sa Đéc như Tân Khánh Đông, Sa Nhiên, An Hòa và phường 3. Tổng diện tích trồng hoa là hơn 500 ha với trên 2300 hộ dân tham gia, 2000 loài hoa kiểng khác nhau. Biến Sa Đéc trở thành vựa hoa kiểng lớn nhất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Hoa Sa Đéc ngày nay có mặt trên khắp cả nước và được xuất khẩu đi các quốc gia trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan,... Để đạt được thành quả trên, ngoài sự cần cù lao động của người dân là việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến cũng như sự đầu tư đúng mức của chính quyền thành phố.
"Hoa Sa Đéc bốn mùa khoe sắc
Tỏa hương thơm đón khách gần xa"
Đây là câu chào của Sa Đéc tới du khách thập phương mỗi khi đặt chân tới nơi đây. Trồng hoa không chỉ là nghề sinh nhai của nhiều hộ dân mà còn là niềm tự hào của người Sa Đéc. Đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về, hoa Sa Đéc nở rộ, không khí náo nhiệt để đưa những chậu hoa kiểng đến khắp mọi miền là nét đẹp khó quên.

Dạo quanh đường phố Sa Đéc về đêm

Sau khi rời khỏi làng hoa, tôi đi dạo quanh thành phố bằng xe máy và thử một vài món ăn có tiếng tại Sa Đéc: hủ tiếu bà Sẩm và kem xiêm cô Mai.
Đường phố Sa Đéc rất đẹp với nhiều đại lộ lớn. Đặc biệt là rất nhiều con kênh rạch xen kẽ trong lòng thành phố. Có những con kênh lớn như kênh Lấp Vò, Mương Khai thông dòng từ sông Tiền tới sông Hậu. Tạo cho thành phố Sa Đéc một nét đẹp rất riêng, rất yên bình.
Từ dại lộ Hùng Vương đi về hướng rạch Cái Sơn, rồi rẽ đường Phan Chu Trinh hoặc Ngô Thời Nhiệm để tới Trần Hưng Đạo. Quán hủ tiếu bà Sẩm nằm tại địa chỉ số 188 Trần Hưng Đạo. Nếu bạn có dịp tới Sa Đéc nhất định phải ghé tới đây thưởng thức tô hủ tiếu "siêu ngon" với giá "siêu rẻ". Chỉ có 7.000 đồng cho một tô hủ tiếu thịt nạc.
hình ảnh
Tô hủ tiếu "siêu ngon siêu rẻ" (Click tại đây để xem ảnh chất lượng cao)
Nước dùng đậm đà cùng với sợi hủ tiếu to và dai. Tôi nhanh chóng giải quyết gọn lẹ tô hủ tiếu và được nghe một vị khách lâu năm của quán kể chuyện. Quán hủ tiếu bà Sẩm đã bán được hơn 20 năm từ năm 97, với giá 500 đồng một tô. Từ đó đến nay qua nhiều năm, với vị gia truyền cùng với giá siêu rẻ, hủ tiếu bà Sẩm nức tiếng gần xa. Chú kể rằng lần nào qua Sa Đéc thì đều không ăn cơm mà để bụng ăn hủ tiếu bà Sẩm.
Tiếc là tôi dành bụng vì muốn tới các địa điểm ăn uống khác nên không gọi thêm một tô nữa. Sau hủ tiếu bà Sẩm tôi tới một địa chỉ có tên là kem xiêm cô Mai. Tại đây có bán rất nhiều món ăn vặt như kem, chè, cá viên chiên,... Trong đó nổi tiếng là kem xiêm.
Tôi gọi cho mình một ly kem xiêm và một ly thốt nốt mủ chôm. Mặc dù không gây ấn tượng mạnh như hủ tiếu bà Sẩm nhưng đồ ăn rất ngon và có giá phải chăng.
Nạp thêm ly kem và mủ chôm, tôi tiếp tục đi dạo quanh thành phố trước khi trở lại khách sạn nghỉ ngơi. Đích đến tiếp theo của tôi là thành phố Cao Lãnh...

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 3/01/2023
Love
22 Bình luận
avatar
Jay Nguyen

A Sennin with his diGital buddies explore the world 📷 🎥 🌍

3 Quốc gia
46 Tỉnh thành
79 Người theo dõi
201 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Helly Nguyễn bạn đi lúc nào thế ạ? có nhiều hoa hông b ui
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Jay Nguyen Thank you
avatar
Mei Mei vào vườn hoa có tốn xèn ko bạn
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Jay Nguyen Thank you
avatar
Chau Anh Bài chi tiết quá này ... thks b :D
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Jay Nguyen Thank you
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sau khi kết thúc hành trình ngược sông Tiền, tôi nghỉ tại cửa khẩu Vĩnh Xương An Giang một đêm. Đây cũng là điểm hẹn của tôi với bạn Tuấn Anh, một người bạn và cũng là phụ tá của tôi trong hành trình tiếp theo tại Châu Đốc – An Giang.
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trong tập 16 này, cùng là tập cuối trong hành trình, tôi đã đến được đích, tìm đến được nơi mà con sông Mekong chảy vào Đất Việt.
Trong tập 15 này, tôi đi xuyên qua vùng rốn lũ, nơi chịu ảnh hưởng nhất của "mùa nước nổi" tại Đồng Bằng Sông Cửu Long...
Trong tập 14 này, trên đường đi qua xã An Bình tại Hồng Ngự, tôi tình cờ gặp bữa đãi khách khánh thành mộ và được gia chủ mời vào dự...
Trong tập 13 này, tôi có dịp đi qua hai bến phà rất lớn tại miền Tây là Thuận Giang và Chợ Vàm, qua sông Vàm Nao và Sông Tiền.
Trong tập 12 này, rời thành phố Cao Lãnh tôi tiếp tục hành trình của mình và ghé thăm cù lao Giêng nằm giữa dòng sông Tiền.
Trong tập 11 này, mặc dù tới Cao Lãnh từ sớm nhưng trời lại mưa nên tôi chỉ có một buổi chiều tối để đi khám phá thành phố: ăn bánh xèo miền Tây, tới công viên Văn Miếu, đi dạo quanh hồ Khổng Tử,...
Trong tập 10 này, tôi di chuyển từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, gặp được hai người bạn mới trên đường và có dịp đi qua bến phà Cao Lãnh. Bến phà 100 năm tuổi này như thế nào sau khi cầu Cao Lãnh đã được thông tuyến vào tháng 05/2018!?
Trong tập 08 này, trước khi rời khỏi thành phố Vĩnh Long để tới Sa Đéc tôi đã tham quan cầu Mỹ Thuận, cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam