Trong tập 16 này, cùng là tập cuối trong hành trình, tôi đã đến được đích, tìm đến được nơi mà con sông Mekong chảy vào Đất Việt.
Tiếp tục đi theo con đường DT841 hướng về cửa khẩu Thường Phước, tôi đã đến rất gần với đích đến của hành trình này...
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng - cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Cả hai đều là cửa khẩu quốc tế giữa nước ta với nước bạn Campuchia, với cột mốc biên giới 240 tại Thường Phước và 241 đặt tại Vĩnh Xương. Điểm nối giữa hai cột mốc này trên mặt sông Mekong rộng lớn hình thành một cửa khẩu đường sông. Và đây cũng chính là điểm đánh dấu nơi con sông Mekong chảy vào Đất Việt.
Từ đây, Mekong mang một cái tên thuần Việt và giản dị - SÔNG TIỀN. Cùng với Tiền là SÔNG HẬU, có nguồn gốc là sông Bassac phía Campuchia, cũng là một nhánh của Mekong. Tiền và Hậu. Hai con sông phân tách tại Phnom Penh, sau đó một lần nữa gặp lại nhau tại sông Vàm Nao rồi cùng nhau hướng ra biển Đông. Đổ nước qua chín cửa biển.
Sông Tiền chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông ngày nay đổ ra biển bằng sáu cửa biển là:
- Sông Mỹ Tho chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu qua đường sông Cửa Tiểu.
- Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre, ra cửa Ba Lai. Hiện nay, cửa Ba Lai đã bị hệ thống cống đập Ba Lai ngăn lại. Hệ thống này nằm trong dự án ngọt hóa vùng ven biển của tỉnh Bến Tre.
- Sông Hàm Luông (dòng chính lưu lượng lớn), chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông.
- Sông Cổ Chiên (dòng chính lưu lượng lớn), làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre - Trà Vinh, đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.
Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Châu Thành (Hậu Giang), Sóc Trăng và đổ ra biển trước kia có thời kỳ bằng bốn nhánh cửa, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 bị bồi lấp còn 3 cửa, ngày nay còn lại 2 cửa là: cửa Định An, cửa Tranh Đề. Hai cửa phụ của sông Hậu ngày nay đã bị bồi lấp, có vết tích còn lại là hai con rạch nhỏ là sông Cồn Cộc đổ ra nhánh cửa sông Định An, và sông Cồn Tròn đổ ra nhánh cửa sông Tranh Đề.
Hai dòng Tiền và Hậu cùng các phân nhánh của chúng cung cấp nước và chuyên chở phù sa bồi đắp cho một vùng châu thổ rộng lớn. Hình thành nên một vùng đất màu mỡ trù phú và được đặt tên theo đặc điểm chín cửa đổ nước của hai dòng sông: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
Miền đất phương nam này và hai con sông Tiền - Hậu, gắp liền với dấu chân khai phá mở mang bờ cõi của người dân Việt với biết bao truyền kỳ. Một miền đất với miên man sông nước, với cánh đồng bạt ngàn thẳng cánh cò bay, với những vườn cây trĩu quả, với những con người chất phác phóng khoáng... Miền đất gắn bó với bao thế hệ, được bà con nơi đây gọi với cái tên thân thương "MIỀN TÂY".
Cùng với sự phát triển của đất nước và đồng thời những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Miền Tây và cuộc sống của người dân cũng thay đổi từng ngày. Đặc biệt là hệ thống giao thông hạ tầng ngày càng được phát triển hơn. Những bến phà trăm năm tuổi được thay thế dần bởi những cây cầu lớn, hiện đại. Những con đường mới nối giữa các tỉnh thành, giúp đi lại của người dân dễ dàng hơn. Phương tiện di chuyển trên sông dần thay thế bằng đường bộ.
Vai trò của hai dòng sông Tiền và Hậu đối với người dân là vô cùng to lớn. Mang lại sự phì nhiêu cho đất nông nghiệp và nguồn lợi thủy sản dồi dào. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như những tác động từ phía thượng nguồn gây ra những tác động tiêu cực ngay trước mắt và lâu dài. Cần có những nghiên cứu và chung tay hành động của Chính Phủ và người dân trong vấn đề này. Để cho sự trù phú, ấm no còn mãi trên Miền Đất Phương Nam.
an giangĐồng tháp
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Sau khi kết thúc hành trình ngược sông Tiền, tôi nghỉ tại cửa khẩu Vĩnh Xương An Giang một đêm. Đây cũng là điểm hẹn của tôi với bạn Tuấn Anh, một người bạn và cũng là phụ tá của tôi trong hành trình tiếp theo tại Châu Đốc – An Giang.
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trong tập 11 này, mặc dù tới Cao Lãnh từ sớm nhưng trời lại mưa nên tôi chỉ có một buổi chiều tối để đi khám phá thành phố: ăn bánh xèo miền Tây, tới công viên Văn Miếu, đi dạo quanh hồ Khổng Tử,...
Trong tập 10 này, tôi di chuyển từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, gặp được hai người bạn mới trên đường và có dịp đi qua bến phà Cao Lãnh. Bến phà 100 năm tuổi này như thế nào sau khi cầu Cao Lãnh đã được thông tuyến vào tháng 05/2018!?