Blog Bến phà Cao Lãnh 100 năm tuổi giờ ra sao?! - Tập 10 | Miền Tây Phiêu lưu ký
cover

Bến phà Cao Lãnh 100 năm tuổi giờ ra sao?! - Tập 10 | Miền Tây Phiêu lưu ký

avatar
Jay Nguyen dot Thứ 5, 19/09/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Trong tập 10 này, tôi di chuyển từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, gặp được hai người bạn mới trên đường và có dịp đi qua bến phà Cao Lãnh. Bến phà 100 năm tuổi này như thế nào sau khi cầu Cao Lãnh đã được thông tuyến vào tháng 05/2018!?

Hành trình từ Sa Đéc tới Cao Lãnh

Sau Sa Đéc tôi tiếp tục lên đường để tới Cao Lãnh, cũng là một thành phố khác thuộc tỉnh Đồng Tháp. Trên đường tôi vẫn đi qua rất nhiều khu vực trồng hoa lớn và hiểu hơn một chút về công việc trồng hoa cảnh nơi đây.
Trong hành trình tới Cao Lãnh tôi gặp được hai người bạn mới: Nhân và Trung Anh. Rất trùng hợp là tôi đã gặp Nhân ngày hôm trước khi tới Sa Đéc và hôm nay khi rời Sa Đéc lại gặp lại bạn Nhân.
Nhân cũng là một người ưa thích du lịch trải nghiệm, đi đây đó và cũng có nhiều chuyến đi bộ đường trường cắm trại dài ngày. Gặp được người cùng sở thích nên chúng tôi tới quán cafe ven đường trò chuyện.
Chia tay Nhân, tôi tiếp tục theo đường quốc lộ DT848 tới Cao Lãnh. Còn 13km nữa mới tới được Cao Lãnh và thật may mắn là tôi tiếp tục gặp được một người bạn có cùng sở thích nữa là Trung Anh. Khi chạy xe chiều ngược lại, Trung Anh nhìn thấy một "thanh niên" đeo balo đi bộ trên đường liền chủ động tới bắt chuyện với tôi và chở tôi tới bến Phà Cao Lãnh.

Bến phà trăm năm tuổi

Trung Anh đến bến phà và rất nhiệt tình chỉ tôi cách nghỉ lại thành phố. Chỉ cần đi phà qua sông Mekong là tới địa phận của thành phố Cao Lãnh.
hình ảnh
Bến phà Cao Lãnh sau ngày cầu Cao Lãnh được thông xe (Click tại đây để xem ảnh chất lượng cao)
Cũng giống như nhiều bến phà khác dọc sông Mekong, bên phà Cao Lãnh đã được đưa vào khai thác phục vụ người dân từ rất lâu, đến nay cũng gần 100 năm. Tháng 05/2018, cầu Cao Lãnh thông tuyến, bến phà 100 năm tuổi cũng "hoàn thành sứ mệnh" của nó. Tuy nhiên, bến phà Cao Lãnh vẫn được vận hành với phương án thu gọn: sử dụng hai phà nhỏ loại 100 tấn và 40 tấn để vận chuyển hành khách đi xe máy và đi bộ theo nguyện vọng của người dân và học sinh, sinh viên hai bên bờ TP. Cao Lãnh - huyện Lấp Vò.
Mặc dù đã có cầu nhưng vẫn nhiều người dân lựa chọn đi phà. Đặc biệt là các bạn sinh viên vì đứng từ bên này sông, tôi có thể nhìn thấy trường Đại học Đồng Tháp nằm phía bên kia bờ. Hai chiếc phà vận hành song song, chạy qua lại giữa hai bên bờ sông. Và điều đặc biệt là bến phà không còn thu phí nữa.
Một chiếc phà cập bến. Tôi nhanh chóng lên phà và tiếp tục hành trình...
Đồng tháp sa Đéc cao lãnh cao lãnh Đồng tháp sa Đéc cao lãnh cao lãnh

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 3/01/2023
Love
1 Bình luận
avatar
Jay Nguyen

A Sennin with his diGital buddies explore the world 📷 🎥 🌍

3 Quốc gia
46 Tỉnh thành
79 Người theo dõi
201 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Thanh Nguyen (y) thêm vài tấm hình cho bài thêm pp nữa b
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sau khi kết thúc hành trình ngược sông Tiền, tôi nghỉ tại cửa khẩu Vĩnh Xương An Giang một đêm. Đây cũng là điểm hẹn của tôi với bạn Tuấn Anh, một người bạn và cũng là phụ tá của tôi trong hành trình tiếp theo tại Châu Đốc – An Giang.
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trong tập 16 này, cùng là tập cuối trong hành trình, tôi đã đến được đích, tìm đến được nơi mà con sông Mekong chảy vào Đất Việt.
Trong tập 15 này, tôi đi xuyên qua vùng rốn lũ, nơi chịu ảnh hưởng nhất của "mùa nước nổi" tại Đồng Bằng Sông Cửu Long...
Trong tập 14 này, trên đường đi qua xã An Bình tại Hồng Ngự, tôi tình cờ gặp bữa đãi khách khánh thành mộ và được gia chủ mời vào dự...
Trong tập 13 này, tôi có dịp đi qua hai bến phà rất lớn tại miền Tây là Thuận Giang và Chợ Vàm, qua sông Vàm Nao và Sông Tiền.
Trong tập 12 này, rời thành phố Cao Lãnh tôi tiếp tục hành trình của mình và ghé thăm cù lao Giêng nằm giữa dòng sông Tiền.
Trong tập 11 này, mặc dù tới Cao Lãnh từ sớm nhưng trời lại mưa nên tôi chỉ có một buổi chiều tối để đi khám phá thành phố: ăn bánh xèo miền Tây, tới công viên Văn Miếu, đi dạo quanh hồ Khổng Tử,...
Trong tập 09 này, tôi đã tới thăm quan làng hoa Sa Đéc, vựa hoa kiểng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long và dạo quanh một vòng thành phố Sa Đéc về đêm
Trong tập 08 này, trước khi rời khỏi thành phố Vĩnh Long để tới Sa Đéc tôi đã tham quan cầu Mỹ Thuận, cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam