Trong tập 14 này, trên đường đi qua xã An Bình tại Hồng Ngự, tôi tình cờ gặp bữa đãi khách khánh thành mộ và được gia chủ mời vào dự...
Tiếp tục hành trình ven sông Mekong
Sau khi phà cập bến An Hòa, tôi lúc này ở trên địa phận của tỉnh Đồng Tháp. Chính xác là huyện Tam Nông và bến phà nằm sát quốc lộ 30. Đây là tuyến giao thông huyết mạch chạy theo hướng Tây Bắc nối các trục giao thông chính và quan trọng như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ N1.
Quốc lộ 30 chạy dọc sông Tiền và dẫn tới thị xã Hồng Ngự, đích đến tiếp theo của tôi. Sau khi đi đi theo QL30 khoảng 5km, tới cầu Mương Lớn, tôi thay đổi tuyến di chuyển. Song song với QL30 có một con đường nhỏ và nằm gần mép sông Mekong. Tôi muốn đi theo con đường này để có thể quan sát được con sông Mekong cũng cuộc sống của người dân ven sông. Và đây là một quyết định đúng đắn...
Được mời dự tiệc đãi khách khánh thành mộ
Khoảng cách tới thị xã Hồng Ngự còn không xa. Tôi dự tính sẽ đến được thị xã trong buổi chiều. Đang dự tính tìm nơi nghỉ trên bản đồ thì thấy phía trước có một đám tiệc, có nhạc và mọi người ăn nhậu rất vui vẻ. Khi đi ngang qua bàn tiệc thì mọi người thấy tôi, một người lạ mặt nhưng không ngần ngại mời tôi vào.
Đây không phải là lần đầu tiên trong hành trình này tôi được mời như vậy. Ngoài bữa nhậu tham gia tại cù lao Hòa Minh trong ngày đầu tiên của hành trình thì trong suốt hành trình tôi gặp nhiều nhận được rất nhiều lời khác trên đường đi. Nhưng do sợ chậm trễ nên tôi đều từ chối khéo. Còn lần này thì thấy vẫn còn sớm và cách Hồng Ngự còn không xa nên tôi quyết định ngồi vào bàn tiệc...
Chắc hẳn các bạn cũng đã nghe về sự hiếu khách của người miền Tây. Và bản thân tôi cũng trực tiếp được cảm nhận ngay từ ngày đầu tiên của hành trình. Khi được anh Phục mời về nhà anh ngủ qua đêm. Hay như lần này. Khi ngồi vào mâm, tôi mới biết được đây là bữa đãi khách sau khi xây cất mộ xong, người mất là ông nội của gia chủ - anh Sang. Và qua cuộc nói chuyện với anh tôi cũng hiểu thêm được về văn hóa của người dân miền Tây.
Tập tục và quan niệm về tang ma của người miền Tây có sự khác biệt với nơi khác. Với quan niệm thoáng mở về cõi chết nên sự ra đi về với thế giới bên kia đối với họ cũng hết sức nhẹ nhàng. Đặc trưng là trong đám tang của người Việt ở Nam Bộ hầu như luôn luôn có đãi ăn nhậu linh đình.
Thêm một nét đặc trưng nữa là người miền Tây có tục chôn cất người thân ngay trong vườn, "sống chung với mộ". Khi mới đầu, tôi không chú ý và cũng không biết mục đích của bữa tiệc này, chỉ nghỉ là một bữa nhậu bình thường. Nhưng sau khi nghe anh Sang nói và chỉ sau lưng, tôi mới nhìn thấy ngôi mộ khang trang được cất ngay trong vườn. Và bữa tiệc được tổ chức ngay trên thềm trước ngôi mộ. Ngôi mộ của người mất, ông ngoại anh được xây kiên cố với mái che và có thêm một khoảng trống bên cạnh. Đây sẽ là phần mộ của bà ngoại anh sau này, người hiện vẫn còn sống.
Về miền quê Tây Nam Bộ, không khó để có thể thấy những ngôi mộ nằm ngay trong vườn nhà như vậy. Một phần vì tập tục từ xưa, một phần vì sự ấm áp của tình thân, tình cảm của người sống với người đã mất. Điều này cũng giúp giải thích tại sao người dân khó có thể dứt bỏ ruộng vườn, nơi có mồ mả tổ tiên mình để đi nơi khác lập nghiệp, dù cuộc sống có nhiều khó khăn.
hồng ngựĐồng tháp
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Sau khi kết thúc hành trình ngược sông Tiền, tôi nghỉ tại cửa khẩu Vĩnh Xương An Giang một đêm. Đây cũng là điểm hẹn của tôi với bạn Tuấn Anh, một người bạn và cũng là phụ tá của tôi trong hành trình tiếp theo tại Châu Đốc – An Giang.
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trong tập 11 này, mặc dù tới Cao Lãnh từ sớm nhưng trời lại mưa nên tôi chỉ có một buổi chiều tối để đi khám phá thành phố: ăn bánh xèo miền Tây, tới công viên Văn Miếu, đi dạo quanh hồ Khổng Tử,...
Trong tập 10 này, tôi di chuyển từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, gặp được hai người bạn mới trên đường và có dịp đi qua bến phà Cao Lãnh. Bến phà 100 năm tuổi này như thế nào sau khi cầu Cao Lãnh đã được thông tuyến vào tháng 05/2018!?