Blog Cuốc bộ 20km từ Vĩnh Long tới Sa Đéc - Tập 08 | Miền Tây Phiêu lưu ký
cover

Cuốc bộ 20km từ Vĩnh Long tới Sa Đéc - Tập 08 | Miền Tây Phiêu lưu ký

avatar
Nguyễn Hoàng Giang dot Thứ 4, 28/08/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Trong tập 08 này, trước khi rời khỏi thành phố Vĩnh Long để tới Sa Đéc tôi đã tham quan cầu Mỹ Thuận, cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam

Thăm cầu Mỹ Thuận - Vĩnh Long & Tiền Giang

Trước khi rời khỏi Vĩnh Long, tôi rất muốn tới thăm một địa điểm. Đó chính là một cây cầu - cầu Mỹ Thuận. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây cầu này từ trên cao...
Cầy Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long và nằm trên trục đường quốc lộ 1A. Đầu cầu phía Bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; đầu cầu phía Nam thuộc xã Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Cầu Mỹ Thuận được chính thức khởi công ngày 6 tháng 7 năm 1997 và hoàn thành vào 21 tháng 5 năm 2000. Sau khi hoàn thành, cầu Mỹ Thuận giúp kết nối Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với phần còn lại của đất nước. Tạo điều kiện phát triển kinh tế, ngoại giao cho nơi đây.
Trước khi cầu được đưa vào sử dụng, từ những năm 1930, người dân hai phải qua lại bằng phà. Đi lại mất rất nhiều thời gian và không đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, những giờ cao điểm thì dễ xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Cầu Mỹ Thuận là biểu tượng ngoại giao giữa Việt Nam và Australia với 2/3 tổng kinh phí xây dựng do phía Australia viện trợ. Đây cũng công trình hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân của hai nước Australia và Việt Nam. Cầu có chiều dài 1535m bao gồm đường dẫn, mặt cầu rộng 26,33m chia làm 4 làn xe cơ giới và 2 làn cho xe thô sơ và người đi bộ.
Đặc biệt, cầu Mỹ Thuận là cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam với thiết kế đẹp mắt. Điểm nhấn chính là hai trụ cầu hình chữ H mảnh mai cùng với hệ thống cáp dây văng hình rẻ quạt.
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế vùng. Cầu Mỹ Thuận còn là tô điểm thêm nét đẹp miền Tây Nam Bộ và trở thành đặc trưng của nơi đây.

Vai trò quan trọng của những cây cầu

Trong hành trình này, ngoài việc đi ghe trên sông thì tới thăm và chiêm ngưỡng các cây cầu chính là điều tôi mong muốn được thực hiện.
Đối với hệ thống sông ngòi chằng chịt như một ma trận tại ĐBSCL thì những cây cầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong việc phát triển kinh tế vùng và đời sống nhân dân. Rất nhiều những công trình cầu lớn nhỏ đã và đang được triển khai xây dựng trên khắp ĐBSCL và trở thành nét đặc trưng của nơi đây.
Theo đường quốc lộ 80 từ Vĩnh Long tới Sa Đéc, tôi đã đi qua tổng cộng 09 cây cầu lần lượt là: Cái Gia Lớn, Cái Gia Nhỏ, Cái Tàu, Mù U, Cái Xếp, Nha Mân, Tân Xuân, Bà Vạch và Cầu Xà Vạt.
Những phương tiện như phà dần được thay thế bởi những cây cầu. Ghe thuyền di chuyển trên sông ít đi dần. Trước đây chúng cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân. Và chắc chắn đối với nhiều người con của Miền Tây thì ghe, phà đã gắn liền với tuổi thơ của họ.

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 4/01/2023
Love
4 Bình luận
avatar
Nguyễn Hoàng Giang travel blogger

A Sennin with his diGital buddies explore the world 📷 🎥 🌍

3 Quốc gia
45 Tỉnh thành
79 Người theo dõi
201 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sau khi kết thúc hành trình ngược sông Tiền, tôi nghỉ tại cửa khẩu Vĩnh Xương An Giang một đêm. Đây cũng là điểm hẹn của tôi với bạn Tuấn Anh, một người bạn và cũng là phụ tá của tôi trong hành trình tiếp theo tại Châu Đốc – An Giang.
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trong tập 16 này, cùng là tập cuối trong hành trình, tôi đã đến được đích, tìm đến được nơi mà con sông Mekong chảy vào Đất Việt.
Trong tập 15 này, tôi đi xuyên qua vùng rốn lũ, nơi chịu ảnh hưởng nhất của "mùa nước nổi" tại Đồng Bằng Sông Cửu Long...
Trong tập 14 này, trên đường đi qua xã An Bình tại Hồng Ngự, tôi tình cờ gặp bữa đãi khách khánh thành mộ và được gia chủ mời vào dự...
Trong tập 13 này, tôi có dịp đi qua hai bến phà rất lớn tại miền Tây là Thuận Giang và Chợ Vàm, qua sông Vàm Nao và Sông Tiền.
Trong tập 12 này, rời thành phố Cao Lãnh tôi tiếp tục hành trình của mình và ghé thăm cù lao Giêng nằm giữa dòng sông Tiền.
Trong tập 11 này, mặc dù tới Cao Lãnh từ sớm nhưng trời lại mưa nên tôi chỉ có một buổi chiều tối để đi khám phá thành phố: ăn bánh xèo miền Tây, tới công viên Văn Miếu, đi dạo quanh hồ Khổng Tử,...
Trong tập 10 này, tôi di chuyển từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, gặp được hai người bạn mới trên đường và có dịp đi qua bến phà Cao Lãnh. Bến phà 100 năm tuổi này như thế nào sau khi cầu Cao Lãnh đã được thông tuyến vào tháng 05/2018!?
Trong tập 09 này, tôi đã tới thăm quan làng hoa Sa Đéc, vựa hoa kiểng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long và dạo quanh một vòng thành phố Sa Đéc về đêm