Blog Xuyên qua vùng rốn lũ ở Miền Tây - Tập 15 | Miền Tây Phiêu lưu ký
cover

Xuyên qua vùng rốn lũ ở Miền Tây - Tập 15 | Miền Tây Phiêu lưu ký

avatar
Nguyễn Hoàng Giang dot Thứ 3, 07/04/2020
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Trong tập 15 này, tôi đi xuyên qua vùng rốn lũ, nơi chịu ảnh hưởng nhất của "mùa nước nổi" tại Đồng Bằng Sông Cửu Long...

Vượt qua "Vùng Rốn Lũ"

Ngày hôm qua, tại xã An Bình A, tôi thấy ra hai bên đường là những căn nhà có kiến trúc rất đặc trưng, rất giống nhà sàn của đồng bào miền núi phía Bắc. Có những căn nhà cổ được xây hoàn toàn bằng gỗ. Có những căn nhà mới xây bằng gạch vữa, mái tôn. Nhưng những căn nhà này đều có đặc trưng là được xây dựng trên những cọc gỗ hoặc bê tông. Những trụ này chống đỡ cả căn nhà và tạo khoảng trống phía dưới, dường như là để nuôi gia súc gia cầm chăng?!
Mải mê vừa đi vừa ngắm những căn nhà độc đáo này. Tôi sớm nhận ra rằng hầu như tất cả các nhà ven đường đều xây dựng theo kiến trúc này. Đặc biệt là những căn nhà nằm phía gần mép sông. Lúc này tôi mới vỡ lẽ. Hóa ra những căn nhà sàn này không phải để chống thú rừng, hay sử dụng không gian phía dưới để nuôi gia súc, gia cầm... Đây là những căn "NHÀ SÀN CHỐNG LŨ".
Hôm nay tôi rời khỏi thị xã Hồng Ngự, tiếp tục đi lên thượng nguồn, đồng nghĩa vào sâu hơn vùng ảnh hưởng của lũ, "vùng rốn lũ"...
Xuyên qua vùng rốn lũ ở Miền Tây
Trên đường đi dọc sông Mekong, có một đoạn đường được xây dọc bờ sông rất đẹp nằm gần bến phà Tân Châu - Hồng Ngự. Đường xây trên bờ kè và có vỉa hè lát gạch rộng với những bồn cây cảnh. Nhìn qua phía bên kia bờ có thể thấy được thị xã Tân Châu. Đây là cung đường dọc sông được xây đẹp và khang trang nhất trong hành trình của tôi.
hình ảnh
Đoạn đường khang trang dọc hai bên bờ sông gần bến phà Tân Châu – Hồng Ngự (Xem ảnh chất lượng cao)
Giống như Hồng Ngự, Tân Châu được phân cấp là đô thị loại IV tức là thị xã, là một đỉnh trong tam giác phát triển kinh tế của tỉnh An Giang gồm Long Xuyên - Châu Đốc - Tân Châu.

Mùa nước nổi - Món quà của lũ

Con đường DT841 dẫn từ thị xã Hồng Ngự lên cửa khẩu giống như một tuyến đường đi xuyên qua một biển hồ rộng. Thời điểm tôi đi là tháng 9 âm lịch, cùng là đỉnh của mùa lũ hay còn được gọi là "MÙA NƯỚC NỔI" tại Miền Tây. Xung quanh mêng mông sông nước, bên trái là con sông Mekong còn bên phải là "nước lũ".
Mặc dù là hiện tượng lũ lụt tự nhiên nhưng lại không phải là thiên tai đối với dân cư nằm trong ảnh hưởng của nó. Thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch hàng năm, nước lũ sẽ về và kéo dài đến khoản tháng 10 âm lịch. Những địa phương đầu nguồn sông Mekong như An Giang, Đồng Tháp thì sự ảnh hưởng của nước lũ càng mạnh, đặc biệt là tới cuộc sống của bà con nơi đây.
Miền Tây mùa nước nổi – Món quà của nước lũ
Chúng ta có thể nhận thấy cuộc sống của người dân gắn liền với "nước lũ", từ sự độc đáo của những ngôi nhà sàn chống lũ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nước lũ về, tràn vào các đồng ruộng, mang theo phù sa bồi đắp cho những cánh đồng đã mệt mỏi sau 3 vụ lúa, hoa màu trong năm. Tạo điều kiện cho đất đai canh tác nông nghiệp được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng.
Không chỉ thế, nước lũ còn mang theo những món quà khác cho người dân - nguồn lợi thủy sản. Mỗi mùa nước về, hàng vạn hộ dân nghèo ở Miền Tây sẽ lại có dịp làm ăn trên con nước mênh mông. Những ngư cụ, xuồng, câu, lưới,... đã được chuẩn bị trước cả tháng.
Mùa nước nổi mỗi năm, có vui có buồn. Nước lũ về sớm quá, mạnh quá thì bà con trở tay không kịp. Có năm nước lũ về chậm, hay thậm chí có mùa lũ "cạn" làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Nhất là việc khai thác nguồn lợi thủy sản từ lũ không còn, các làng nghề làm ngư cụ cũng điêu đứng và khó khăn trong việc chuyển đổi lại sản xuất nông nghiệp do không biết diễn biến con nước thế nào.
Cứ đến gần tháng 7 âm lịch bà con "mong ngóng" nước lũ. Và khi "nguồn sống" ấy về tới thì cả vùng như được đánh thức bởi hàng ngàn sinh kế của bà con. Giữa mêng mông sông nước ấy, ta thấy một Miền Tây rất khác và tràn đầy sức sống. Không ngoa khi nói rằng Miền Tây đẹp nhất vào mùa nước nổi.
an giang Đồng tháp

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 1/01/2023
Love
2 Bình luận
avatar
Nguyễn Hoàng Giang travel blogger

A Sennin with his diGital buddies explore the world 📷 🎥 🌍

3 Quốc gia
45 Tỉnh thành
79 Người theo dõi
201 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Nguyễn Tú Đang dịch nên có nhiều thời gian viết hết luôn hả bác :)
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Nguyễn Hoàng Giang Trước bận quá không có thời gian viết. Giờ thì lại rảnh quá :)
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sau khi kết thúc hành trình ngược sông Tiền, tôi nghỉ tại cửa khẩu Vĩnh Xương An Giang một đêm. Đây cũng là điểm hẹn của tôi với bạn Tuấn Anh, một người bạn và cũng là phụ tá của tôi trong hành trình tiếp theo tại Châu Đốc – An Giang.
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trong tập 16 này, cùng là tập cuối trong hành trình, tôi đã đến được đích, tìm đến được nơi mà con sông Mekong chảy vào Đất Việt.
Trong tập 14 này, trên đường đi qua xã An Bình tại Hồng Ngự, tôi tình cờ gặp bữa đãi khách khánh thành mộ và được gia chủ mời vào dự...
Trong tập 13 này, tôi có dịp đi qua hai bến phà rất lớn tại miền Tây là Thuận Giang và Chợ Vàm, qua sông Vàm Nao và Sông Tiền.
Trong tập 12 này, rời thành phố Cao Lãnh tôi tiếp tục hành trình của mình và ghé thăm cù lao Giêng nằm giữa dòng sông Tiền.
Trong tập 11 này, mặc dù tới Cao Lãnh từ sớm nhưng trời lại mưa nên tôi chỉ có một buổi chiều tối để đi khám phá thành phố: ăn bánh xèo miền Tây, tới công viên Văn Miếu, đi dạo quanh hồ Khổng Tử,...
Trong tập 10 này, tôi di chuyển từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, gặp được hai người bạn mới trên đường và có dịp đi qua bến phà Cao Lãnh. Bến phà 100 năm tuổi này như thế nào sau khi cầu Cao Lãnh đã được thông tuyến vào tháng 05/2018!?
Trong tập 09 này, tôi đã tới thăm quan làng hoa Sa Đéc, vựa hoa kiểng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long và dạo quanh một vòng thành phố Sa Đéc về đêm
Trong tập 08 này, trước khi rời khỏi thành phố Vĩnh Long để tới Sa Đéc tôi đã tham quan cầu Mỹ Thuận, cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam