Trong tập 13 này, tôi có dịp đi qua hai bến phà rất lớn tại miền Tây là Thuận Giang và Chợ Vàm, qua sông Vàm Nao và Sông Tiền.
Qua bến phà Thuận Giang
Để tiếp tục hành trình của mình, tôi phải vượt qua sông Vàm Nao, dòng nối giữa sông Tiền và sông Hậu. Hiện nay, chưa có cây cầu nào bắc qua khúc sông này. Và cách duy nhất để qua sông đó là đi PHÀ, phương tiện vận chuyển đã gắn liền với cuộc sống của người dân Miền Tây gần trăm năm nay.
Bến phà nối hai bờ sông Vàm Nao là bến Thuận Giang. Một bến phà với khoảng 4 chiếc phà cỡ lớn, có thể chuyên chở một lúc 2 đến 3 xe khách 45 chỗ. Bến phà này nằm trên trục đường liên tỉnh DT942 và DT954. Do đó mật độ lưu thông xe và nhu cầu đi lại của người dân tại đây rất cao. Cứ độ khoảng 15 phút một chuyến, những chiếc phà đầy khách cần cù qua lại hai bên bờ...
Nơi gặp gỡ giữa sông Tiền và sông Hậu
Di chuyển bằng phà trên lòng sông rộng lớn. Trời nắng đẹp, ánh nắng chiếu sống mặt sông lấp lánh. Và đứng bên là cạnh hai xe bán chuột đồng, một trải nghiệm thú vị. Rất nhanh chóng, phà cập bờ bên kia sông. Bến này vẫn thuộc địa giới của tỉnh An Giang, huyện Phú Tân.
Phú Tân là một trong 04 huyện cù lao của tỉnh An Giang. Nằm trên cù lao Kết giữa sông Tiền và sông Hậu. Phía Nam và Tây Nam của Phú Tân chính là sông Vàm Nao, nối giữa hai dòng sông kia. Có thể nói Phú Tân giống như là nơi gặp gỡ của Tiền và Hậu, hai con sông lớn nhất của miền Tây Nam Bộ. Các dòng chính và nhánh của chúng đã tạo nên vùng châu thổ phù sa màu mỡ này.
Được bao bọc bởi những dòng sông lớn cùng với hệ thống kênh thủy lợi chằng chịt giúp Phú Tân có lợi thế trong phát triển nông nghiệp. Theo số liệu từ website của huyện, diện tích đất trồng trọt của Phú Tân là hơn 24.000 ha. Hiện nay, Phú Tân là một trong những huyện sản xuất lương thực trọng điểm của tỉnh An Giang.
Thêm một bến phà nữa
Tôi ngủ lại thị trấn Phú Mỹ, trung tâm của Phú Tân, một đêm. Sáng hôm sau, tôi tiếp tục đi theo tuyến đường liên tỉnh DT954 để tới điểm đến tiếp theo là thị trấn Hồng Ngự, nằm bên kia sông Tiền. Vâng, để vượt qua sông Tiền tại đây chúng ta tiếp tục phải lên phà. Oh yeah!
Dự tính ban đầu của tôi là sẽ đi lên cù lao Tây nằm giữa dòng sông Tiền. Theo chỉ dẫn của google map, tôi tới bến đò Ao Sen nối giữa Phú Tân và cù Lao Tây. Nhưng bến đò này đã dừng hoạt động, nếu vẫn muốn qua cù lao thì tôi phải quay ngược trở lại bến đò Tân Huề gần thị trấn Phú Mỹ.
Do đó tôi quyết định không qua cù lao Tây nữa mà tiếp tục đi thẳng tới một bến phà rất lớn khác, bến phà Chợ Vàm. Tuyến đường nằm ngoài dự tính nhưng lại là điều may mắn. Khi nhìn trên bản đồ, tôi thấy quãng đường di chuyển của phà Vàm Nam - An Hòa rất dài, phải đến hơn 2km. Tôi có dịp được trải nghiệm một chuyến phà thú vị nữa.
Bến phà Vàm Nao cũng tương tự Thuận Giang, sử dụng những chiếc phà rất lớn. Những chiếc phà vượt qua sông Tiền, ngay trên cù lao Tây, một quảng đường dài. Lần này phải mất 30 phút thì phà mới cập bến An Hòa bờ bên kia...
Cầu Mỹ ThuậnMiền Tâyan giang
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Sau khi kết thúc hành trình ngược sông Tiền, tôi nghỉ tại cửa khẩu Vĩnh Xương An Giang một đêm. Đây cũng là điểm hẹn của tôi với bạn Tuấn Anh, một người bạn và cũng là phụ tá của tôi trong hành trình tiếp theo tại Châu Đốc – An Giang.
Vậy là cuối cùng sau 8 ngày di chuyển, xuất phát từ cù lao Hòa Minh và cũng là cửa biển Cổ Chiển, tôi đã đến được đích đến cuối cùng – cửa khẩu Thường Phước. Và ở phía bên kia sông là cửa khẩu Vĩnh Xương. Thường Phước thuộc xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn Vĩnh Xương thuộc xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trong tập 11 này, mặc dù tới Cao Lãnh từ sớm nhưng trời lại mưa nên tôi chỉ có một buổi chiều tối để đi khám phá thành phố: ăn bánh xèo miền Tây, tới công viên Văn Miếu, đi dạo quanh hồ Khổng Tử,...
Trong tập 10 này, tôi di chuyển từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, gặp được hai người bạn mới trên đường và có dịp đi qua bến phà Cao Lãnh. Bến phà 100 năm tuổi này như thế nào sau khi cầu Cao Lãnh đã được thông tuyến vào tháng 05/2018!?