Du lịch Địa điểm

Các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hội An nhất định phải đến

avatar
Lam NG dot Thứ 3, 19/09/2023
Theo dõi Gody.vn trên Google news

Hội An là một trong các tâm điểm du lịch nổi tiếng của miền Trung và của cả nước, mỗi năm thu hút du khách trong nước và ngoài nước ghé tham quan con phố cổ kính này. Hội An lưu trong kí ức du khách là những nét đẹp cổ kính mà bình dị, mà một trong nơi giữ vẹn nguyên nét đặc trưng ấy là các làng nghề truyền thống nơi đây. Hầu hết du khách đi Hội An điều muốn có dịp tham quan và khám phá bản thân ở những làng nghề truyền thống của Hội An và cũng từ những làng nghề này đã hình thành lên một Hội An đầy sắc màu và đặc trưng riêng biệt mà không phải nơi đâu cũng có được.

Các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hội An nhất định phải đến

Với lịch sử phát triển lâu đời của Hội An, những người dân sống tại Hội An đã dần phát triển các ngành nghề phong phú từ nghề dệt, sản xuất đồ thủ công, trồng trọt rau màu, nghề thêu, đan lồng đèn,... nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc sống của người dân, mặt khác cũng làm nên nét hưng thịnh, sầm uất tại thương cảng Hội An từ thế kỷ VII đến thế kỉ XIX.

Những làng nghề truyền thống nổi bật ở Hội An

Có thể thấy những làng nghề thủ công tại Hội An là một phần vô cùng to lớn và không thể nào tách lìa trong kho di sản của Hội An. Chúng có thể xem là sự kết tinh của quy trình lao động vô cùng sáng tạo, cần cù của những thế hệ dân cư nối tiếp nhau trên dải đất Hội An này. Theo ước tính thì hiện tại ở Hội An có tới 12 làng nghề làm những sản phẩm thủ công bao gồm: làng nghề thêu, dệt, đồ gỗ mỹ nghệ, nuôi trồng rau sạch, nghề mộc, sản xuất lồng đèn,... nhằm đáp ứng đời sống cũng như giao thương mua bán. Ngày nay, với sự phát triển của du lịch thì một số làng nghề truyền thống tại Hội An đã góp phần vào tăng trưởng du lịch một cách bền vững. Hãy cùng Gody.vn tìm hiểu những làng nghề truyền thống ở Hội An để du khách có thể thấy được những nét cuốn hút và là những điểm đến trong chuyến hành trình du lịch Hội An của mình.

Làng gốm Thanh Hà

Địa chỉ: đường Phạm Phán, p.Thanh Hà, Tp.Hội An;

Giờ hoạt động: từ 8h30 đến 17h30;

Giá vé: 35.000 đồng cho vé người lớn; 15.000 đồng chó vé trẻ em;

Ở Hội An, khi đến làng gốm Thanh Hà, du khách dễ dàng nhận thấy rằng từng con ngõ, khoảng sân nhà hay lợp mái điều được tạo hình bởi đất nung. Một không khí rất yên bình với màu xanh ngắt của cây cau đầu làng cùng sản phẩm gốm vừa làm xong đang được hong nắng. Làng gốm Thanh Hà với làng nghề sản xuất gốm truyền thống có từ thế kỉ XV - XVII, là nơi rất nhiều du khách quốc tế, hoặc các tín đồ đam mê gốm nung hường xuyên đến thăm. Nhiều người dân trong làng nói rằng, những người thợ lành nghề khi di dân vào miền Nam, họ đã phiêu bạt đến nơi đất Quảng Nam này gặp địa hình và thời tiết thích hợp đã trụ lại và xây dựng làng nghề tại đó.

Sản phẩm chính của người thợ Thanh Hà là những vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt gồm chén, tô, bình, lọ, chum, chậu, hình những con thú,... với nhiều hình dáng, sắc màu độc đáo và đặc biệt nhẹ nhàng hơn so với những sản phẩm cùng loại của các nơi khác. Có lẽ một phần do đất sét của con sông Thu Bồn đồng hành cùng bàn tay tài hoa của người thợ Thanh Hà. Đã nhiều thế kỉ trôi đi với biết bao thăng trầm của lịch sử, làng gốm Thanh Hà vẫn bình yên ven bờ sông Thu Bồn, người thợ Thanh Hà đã lặng lẽ làm sản phẩm gốm với bằng bàn tay thủ công biết bao đời nay.

Làng rau Trà Quế

Địa chỉ: thôn Trà Quế, X.Cẩm Hà, Tp.Hội An;

Giờ hoạt động: 8h đến 18h;

Giá vé: 35.000 đồng;

Vì làng có nhiều giống rau thơm cho nên còn có tên khác là Nhự Quế bởi hương thơm của loại rau giống với mùi thơm của cây rau quế. Đến thế kỷ XIX, hoàng đế Gia Long có cơ hội thưởng thức những loại rau tại làng và đã ca ngợi nghệ thuật canh tác rau của dân làng và lấy tên là Trà Quế, tên gọi vẫn duy trì cho đến ngày nay. Làng rau Trà Quế tọa lạc ngay bên bờ sông Cổ Cò, nước ngọt của con sông đã nuôi dưỡng nên các vườn rau mơn mởn, tươi tốt. Và hiện tại, Trà Quế là một trong những điểm đến không thể nào bỏ sót nếu đến với Hội An.

Không chỉ đơn giản là vùng trồng rau sạch, Trà Quế cũng là điểm hẹn thú vị đối với những thực khách ưa thích không khí mát mẻ và yên bình của làng quê, đồng thời thưởng thức những món ăn ngon đặc sắc được làm từ vườn rau ngay trong làng. Đến với làng rau Trà Quế, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng quá trình trồng rau của những người nông dân, chứa đựng bên trong rau là tình cảm với thiên nhiên cây cối của những người dân hiền lành. Kết hợp với các trải nghiệm thú vị trên, du khách hãy trực tiếp tham gia tour "Một ngày làm nông dân Trà Quế" để được tận mắt làm một bác nông dân thực thụ để có thể thấu hiểu hơn nỗi nhọc nhằn của người làng rau. Du khách sẽ được trải nghiệm những công việc ăn hàng ngày như trồng rau, bón thuốc hay hái rau,...

Thưởng thức những món ngon được làm từ loại rau sạch thơm ngon mới hái. Món Tam Hữu là đặc sản không thể nào bỏ qua với hương vị ngon ngọt đậm đà của tôm thịt cùng hương vị ngọt ngon thơm nhẹ của những món rau củ từ Trà Quế. Tôm đại diện cho động vật dưới biển, heo đại diện cho động vật trên cạn còn rau là đặc sản ngàn đời làm nên tên tuổi ở đây, bộ ba hoà quyện thành một món ăn làm lên nét thuỷ chung, nghĩa tình của đất đai quê hương.

Làng mộc Kim Bồng

Địa chỉ: thôn Trung Hà, X.Cẩm Kim, Tp.Hội An;

Giờ hoạt động: 8h đến 18h;

Giá vé: miễn phí;

Làng mộc Kim Bồng tọa lạc trên đất Cẩm Kim hiện nay, được hình thành vào khoảng những năm cuối thế kỉ Xv. Du khách sẽ có 10 phút đi đò rời khu phố cổ Hội An sang làng mộc Kim Bồng ở xã Cẩm Kim. Đặt chân đến nơi này, du khách nghe thấy liền âm thanh đục đẽo, cưa xẻ vang tiếng ở hai bờ sông. Những sản phẩm ấy đã trở nên một thứ không thể thiếu đối với cuộc sống của con người nhiều đời gắn bó gần gũi với gỗ ở đây.

Vốn tọa lạc trên địa thế sông ngòi, thuận tiện cho quá trình di chuyển bè gỗ, đóng, hạ thuỷ, làng mộc Kim Bồng đã mang những sản phẩm của làng theo tàu thuyền xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì thế nên cho đến ngày nay, những sản phẩm mộc từ bàn ghế, giường gỗ, bàn thờ Phật,... của làng Kim Bồng luôn được thương nhân trong và ngoài nước tìm về mua. Làng mộc Kim Bồng còn được chia ra thành hai làng nhỏ,: làng Kim Bồng Đông chuyên về đóng tàu thuyền; còn làng Kim Bồng Tây thì chuyên về điêu khắc gỗ.

Đến với làng mộc Kim Bồng trong chuyến du lịch Hội An, du khách có dịp đến tham quan xưởng mộc, tận mắt xem từng đường nét chạm khắc của bác thợ mộc tài ba. Tại làng nghề cũng đang lưu giữ những sản phẩm độc đáo như: chiếc đinh hương khắc 1000 con rồng với hình tượng cây tre cách điệu đã được trưng lãm nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Những sản phẩm của làng cũng có điểm khác với những làng nghề trước đó là sản phẩm được để nguyên vẹn, nếu có sơn phết phủ thì cũng phải nhẹ tay mới lưu giữ được màu sắc gỗ tự nhiên. Chính từ hình ảnh con nghé, con heo gỗ mộc mạc, hay cái đĩa chạm khắc thành hình cây tre, phụ nữ với chiếc áo dài đã lôi cuốn trí tò mò thú vị của du khách trong ngoài nước nếu có cơ hội khám phá làng nghề gỗ Kim Bồng.

Làng lụa Hội An

Địa chỉ: số 28, đường Nguyễn Tất Thành, p.Tân An, Tp.Hội An;

Giờ hoạt động: 7h đến 21h;

Giá vé: 50.000 đồng;

Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay, đất nước Việt Nam vẫn đang gìn giữ nguyên vẹn 4 làng nghề dệt lụa tạo dựng thành thương hiệu Việt: làng lụa Nha Xá (Hà Nam), làng lụa Hội An (Quảng Nam), làng lụa Hà Đông (Hà Nội), làng lụa Tân Châu (An Giang),

Làng lụa Hội An còn nhắc nhớ đến là làng nghề dệt lụa truyền thống của người dân phố Hội. Nơi đây bảo tồn và gìn giữ làng nghề ươm tơ dệt lụa từ thời thế kỷ XVII đến ngày nay. Hơn nữa làng nghề cũng góp phần phục dựng nên đời sống của những nghệ nhân tơ lụa cùng với "con đường tơ lụa" của thương cảng Hội An phồn hoa lúc bấy giờ. Tham quan làng lụa Hội An, du khách sẽ hiểu rõ thêm những công đoạn để chế xuất ra một mảnh khăn lụa óng ả từ khâu hái dâu, nuôi tằm, ươm tơ, lấy kén đến dệt lụa.

Đến với làng lụa Hội An, du khách không chỉ chiêm ngưỡng các dải lụa óng ả, tươi sáng, mềm mượt, mà còn có thể trải nghiệm với vườn dâu xanh ngắt nuôi dưỡng những kén tằm. Để nối tiếp mạch nguồn di sản văn hoá nhân loại đô thị cổ Hội An, làng nghề dệt lụa Hội An cũng là viện bảo tàng sống với những loại dâu, loài tằm, dụng cụ cùng phương thức dệt truyền thống của người Quảng Nam thời xa xưa cùng người Chăm cổ. Ngôi làng Duy Xuyên (Hội An) có lịch sử lâu dài hơn 300 năm nhưng lưu giữ lại vẹn nguyên hồn cốt về nghề tằm và dệt lụa đậm nét đặc sắc văn hoá cổ truyền dệt lụa của người Việt xưa. Ngắm nhìn từng mảnh dệt lụa Hội An, người ta lại cảm thấy quý trọng biết bao người thợ tài hoa đã dành cả cuộc đời mình với lụa để chế tạo ra từng mảnh lụa thấm đẫm hồn và hình bóng Việt Nam, thúc đẩy sản phẩm lụa trở thành một sản phẩm du lịch nổi tiếng khi ai đó nhắc nhớ về du lịch Hội An.

Làng đèn lồng phố Hội

Địa chỉ: một số cơ sở sản xuất đèn lồng chất lượng như:

Đèn lồng Hà Linh: số 72, đường Trần Nhân Tông, p.Cẩm Châu, Tp.Hội An;

Đèn lồng Huỳnh Văn Ba: số 54, đường Phan Đình Phùng, p.Cẩm Sơn, Tp. Hội An;

Đèn lồng Việt: số 164, đường Trần Nhật Duật, p.Cẩm Châu, Tp.Hội An;

Giá những chiếc lồng đèn: giá cả đa dạng từ vài chục ngàn đến vài trăm;

Nghề làm đèn lồng Hội An dường như ra đời trong thời kỳ phố xá phồn thịnh nhất khoảng thế kỷ thứ XVII. Cùng với các cửa hàng, chợ búa, các hội quán được xây thêm, chùa chiền, cầu đường được xây dựng dần,... Theo lời người dân Hội An truyền đời, "ông tổ" của làng nghề làm đèn lồng Hội An có tên là Xã Đường, chuyên làm đầu múa lân cùng lồng đèn vào các lễ hội. Tiếp thu kinh nghiệm về hình ảnh của đèn lồng ngày xưa, người dân Hội An đã đổi mới và cải tiến khiến mỗi sản phẩm đèn lồng trở nên phong phú.

Nhìn những mẫu đèn lồng tre đơn sơ và giản dị được làm nên từ hai nguyên liệu là tre cùng vải lụa, gấm nhưng mấy ai hiểu rõ được độ công phu từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào đến quá trình làm đèn lồng. Quy trình làm đèn lồng bao gồm hai bước chủ yếu: làm khung tre và gói vải. Trước tiên các nan tre sẽ được dán thành hai vòng tròn tre nhằm cố định khung và được nối bằng các đoạn dây dù. Vải được cắt nhỏ từng phần theo kích cỡ của đèn lồng sau đó được dán trên các chiếc khung đã được phết keo và được xén tỉa các chỗ thừa.

Đèn lồng Hội An hiện nay không những đa dạng mẫu mã, kiểu dáng còn được cách điệu với nhiều kiểu hoa văn trang trí phù hợp với hình tượng, địa danh văn hoá, lịch sử, vẽ tranh thư pháp giới thiệu vẻ đẹp của dân tộc Việt đến với mọi nhà, thậm chí là khách nước ngoài. Ngoài các loại đèn lồng Hội An theo kiểu cổ truyền thì có các mẫu đèn lồng được sắp xếp gọn gàng nhằm tiện bảo quản và dễ đem mang đi xa dành cho khách du lịch Hội An muốn mang về làm quà cho người thân hay bạn bè.

Làng quất Cẩm Hà

Địa chỉ: X.Cẩm Hà, Tp.Hội An;

Giờ hoạt động: 7h đến 17h;

Giá vé: miễn phí;

Làng nghề có khá đông nhà vườn trồng quất cảnh, vì vậy giống quất Cẩm Hà được đánh giá chất lượng khá cao, quả đỏ, đều rất đẹp. Trong làng có gần 1.000 hộ trồng quất với tổng diện tích trên 200 héc ta. Quất được trồng tập trung và cung cấp chính ở thị trường miền Trung.

Làng quất cảnh Cẩm Hà xưa nay luôn được mệnh danh là vựa "quất cảnh" của cả miền Trung, cung ứng cho thị trường cả chục ngàn chậu quất cảnh cho mùa Tết mỗi năm. Thời điểm vào khoảng tầm đầu tháng 10 âm lịch mỗi năm, người mua từ các khắp nơi đã đổ đến Cẩm Hà, lựa chọn mua, đặt hàng để vườn bắt tay vào chăm đến khoảng đầu tháng 12 âm lịch là chuyển đi bán Tết. Những ngày giáp Tết, bầu không khí tại làng quất Cẩm Hà nhộn nhịp, hối hả với các công việc từ tỉa bỏ lá, cành hỏng, chuyển chậu về vườn, phết vôi và chuyển quất vào chậu để bán trên thị trường. Dù mệt mỏi nhưng ai cũng vui vẻ phấn chấn vì bỏ công sức chăm sóc cả một năm rồi sắp có kết quả. Tuy là địa điểm du lịch còn hơi lạ lẫm với mọi người, tuy nhiên đã một lần ghé Cẩm Hà tham quan chắc hẳn ai ai cũng mong sẽ được đi du lịch Hội An đúng thời điểm giáp Tết thêm lần nữa.

Đến với Cẩm Hà, du khách sẽ được giới thiệu về các loại quất "thế" tạo dáng vô cùng đặc sắc bởi những nghệ nhân của làng quật cảnh Cẩm Hà. Tham quan và trải nghiệm các thức quà quê hương đặc sắc được làm từ loại quả quất gồm: quất ngào, mứt quất, kẹo quất,... cùng những đặc sản như Cao Lầu, mì Quảng, bánh xèo,...

Làng chài Thanh Nam

Địa chỉ: dọc ven biển cửa Đại;

Giờ hoạt động: cả ngày

Giá vé: miễn phí;

Đi thuyền tại bến cảng Cửa Đại sẽ đến với làng chài Thanh Nam, một địa điểm quen thuộc với du khách đến Hội An, đặc biệt hơn là tour đi xe đạp tham quan quanh làng mỗi buổi sáng tinh mơ, khi các con tàu đầy cá chở đến chợ bán phục vụ bà con, buổi sáng với hình ảnh cái nón lá nhấp nhô của người dân nơi làng chài khi đi chợ, cho đến những người dân chài cá lộ ra những vết da cháy rám cùng thời gian.

Ngôi làng độc đáo là nơi yêu thích của nhiều du khách đến Hội An, những nhiếp ảnh gia say mê với cuộc sống thường nhật của con người, hay cho những ai muốn đi phượt tự túc bằng xe máy quanh làng. Những tia nước lớn tung toé trong nắng sớm, sắc vàng óng ả của nắng tạo thành những nét uốn lượn in bóng xuống làn nước gây cảm giác thú vị cho du khách mỗi khi chiêm ngưỡng hay khám phá. Ngày trước quăng chài là chỉ để kiếm ăn. Ngày nay các lão ngư dân làng chài Thanh Nam đã làm say lòng biết bao du khách với điệu thả chài, tạo dựng nên một điểm đến du lịch hấp dẫn không thể nào bỏ qua khi du khách đến với Hội An.

Làng rau Trà Quế


Mua gì khi khi đến các làng nghề ở Hội An

Không chỉ hấp dẫn khách tham quan bằng nét đặc trưng đúng chất khu phố cổ của mình – mộc mạc, an bình và thơ mộng đến nao lòng. Hội An cũng là địa điểm cho ra lò nhiều món đồ mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo. Đến với Hội An là một chuyện, lưu lại khoảnh khắc của Hội An là một chuyện khác trong chuyến du lịch Hội An của mình. Hãy cùng Gody.vn bật mí cho du khách một vài loại đồ thủ công ở Hội An nhất định du khách không thể nào bỏ qua nếu đến đô thị cổ Hội An này.

Đèn lồng

Là mặt hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, từ xa xưa đã được người Hội An coi là một trong những nét văn hoá đặc trưng. Những sản phẩm đèn lồng được làm nên bởi những khung tre, trúc được chuốt dẻo, lụa gấm, đèn lồng với đa dạng màu sắc, kiểu dáng như hình củ hành, củ tỏi hay hình cầu, đĩa bay,... được trang trí cầu kỳ và đẹp mắt. Đêm Hội An ngày càng đẹp lộng lẫy với hình ảnh của đèn lồng. Đây sẽ là một quà tặng tuyệt vời đối với những ai thích lưu giữ khung cảnh khu phố xưa mỗi đêm tắt đèn điện vào tâm tưởng của bản thân.

Tò he đất

Được "ra đời" tại làng gốm cổ Thanh Hà, tò he là một trong các mặt hàng lưu niệm sở hữu đậm bản sắc Hội An. Vừa bé gọn, xinh xắn, lại dân dã, thân thuộc, những thứ đồ chơi dân gian đã từng có mặt trong hầu hết các khí ức khi chúng ta còn thơ bé. Tò he đất sét với dáng vẻ là các con vật gắn với làng quê Việt Nam với những hình thù lạ mắt, độc đáo. Ngoài ra, trên đầu tò he còn khoét lỗ và gõ nhằm tạo thành các thanh âm cực vui tai nên nó sẽ là món quà ý nghĩa tặng các em bé mà du khách không được bỏ qua nếu đến thăm Hội An.

Đồ gỗ chạm khắc

Nổi tiếng không thua gì những đồ mỹ nghệ xưa của khu phố cổ, món chạm khắc sở hữu trên người vẻ đẹp giản dị mà độc đáo, là thành quả từ sự làm việc cần mẫn, tỉ mỉ của người thợ chạm khắc đến từ làng gỗ Kim Bồng đã có kinh nghiệm làm nghề. Những tác phẩm chạm khắc đặc sắc, độc đáo nhưng còn giữ trên người vẻ đẹp mộc mạc với sắc màu cổ xưa đã được lưu giữ từ nhiều đời.

Vải lụa

Lụa Hội An – một mặt hàng nổi tiếng của phố Hội mà du khách có thể mua đem về làm quà. Không giống với những dòng vải lụa khác, tơ lụa Hội An có đặc tính mềm, mịn và mát, không hề tạo cảm giác nóng bức, ngột ngạt nhất là kể cả lúc vào mùa hè. Vì thế nên được du khách, thậm chí là du khách quốc tế rất ưa thích. Nếu muốn vải lụa tại cửa hàng, du khách hãy chọn mua các miếng vải lụa mềm để dễ dàng mang về hoặc có thể nhờ tiềm may thành các chiếc áo dài hay trang phục truyền thống. Đơn giản hơn nữa là biến thành những chiếc khăn lạ mắt,... Chắc chắn món đồ này sẽ khiến các chị, các mẹ yêu mê.

Đồ gỗ sơn mài

Mua những sản phẩm bằng gỗ sơn mài về trưng bày hay trang trí ngôi nhà riêng cũng đem đến một cảm giác vô cùng khác lạ. Đến với Hội An, không có khó để bắt gặp các tác phẩm sơn mài với hình ảnh gắn bó với tuổi thơ mình: rặng tre xanh, bờ sông bến nước, khung cảnh sinh hoạt thôn quê hay hình ảnh phụ nữ dịu dàng mặc tà áo yếm, đội nón lá,... Nhờ đôi tay tài hoa của các nghệ sĩ làng Kim Bồng đã thổi hồn cho mỗi sản phẩm, làm cho nó trở nên thật độc đáo, ấn tượng. Du khách khi đến du lịch Hội An cũng hay sưu tập những sản phẩm sơn mài về trưng bày. Vì thế mà sản phẩm sơn mài mài Hội An cũng là một sản phẩm độc đáo xứng đáng được mua để trưng bày.

Đồ gốm Thanh Hà

Nếu bạn là yêu thích những sản phẩm đồ gốm nghệ thuật thì nhất định không thể nào bỏ qua các sản phẩm đồ gốm Thanh Hà – một thứ đồ mộc mạc mà lại tinh tế được người dân ở đây dành tặng du khách. Sản phẩm lưu niệm thường là các đồ dùng ăn hàng thường ngày như chén, bát đĩa, lọ gốm, chậu hoa,... Chắc hẳn những loại đồ có tính chất nghệ thuật chắc chắn sẽ làm du khách không ngừng hứng thú. Đến làng gốm Thanh Hà, du khách có thể khám phá, tự mình làm nên tặng bản thân những đồ gốm mỹ nghệ mình thích hoặc có thể mua một vài thứ đồ mà cảm thấy ưng ý. Hoặc nếu không du khách cũng có thể đi vào những cửa hàng ở ngay trung tâm phố cổ để mua.

Đã cập nhật vào ngày 19/09/2023
Lam NG
travel writer

Lam NG là một travel writer, travel blogger với hơn 20 năm kinh nghiệm đi du lịch và viết lách. Đã xuất bản 2 ebook du lịch, công tác viết bài cho các báo và tạp chí: Tuổi Trẻ, The Saigon Times, SGTT,...

Tin tài trợ
Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Nhanh, uy tín, online, giá rẻ

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu
Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Đặt mua bảo hiểm du lịch online, đơn giản

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài
Dịch vụ visa

Dịch vụ visa

Hồ sơ đơn giản, tỷ lệ đậu visa cao lên tới 99%

Dịch vụ visa
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Hội An không chỉ nổi tiếng về những căn nhà rêu phong cổ kính, mà còn ghi dấu ấn vào lòng du khách bằng những mùa mưa dịu dàng ngang phố cổ bằng một phong cách của hồn tuý xứ Quảng. Chính vì vậy, du lịch Hội An tháng 11 là một trong những thời điểm để lại trong lòng du khách bằng những cơn mưa phố cổ khiến người ta phải xao xuyến khi nhớ về. Lang thang phố Hội một vòng phố cổ với mùi hương trầm quyện vào tiếng mưa kêu rả rích sẽ là một cảm giác mà chỉ có Hội An mới có được. Vậy nên, mới nói dù mưa hay nắng, Hội An vẫn là một điểm đến mà nhất định du khách không thể bỏ qua.
Không chỉ lưu lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí lữ khách gần xa với khung cảnh thơ mộng, trữ tình, Hội An còn đánh thức vị giác du khách với các món ẩm thực vô cùng độc đáo và bắt mắt. Khứu giác bị đánh thức với các mùi thơm không lẫn lộn. Vị giác được trải nghiệm với nhiều sắc thái mặn, cay, đắng, chua, chát, ngọt,... Thị giác được chứng kiến một màn biểu diễn nhiều màu sắc của mì vàng, thịt đỏ, rau xanh, tôm cam, hành tím, tiêu đen, gừng hồng,... Thính giác được thưởng thức tiếng giòn rụm của bánh mì, tiếng của đậu phộng giã, tiếng vỡ giòn, tiếng chan húp xụp xì, tiếng xuýt xoa vị cay, vị chát. “Ai qua phố hội Chùa CầuCao lầu ông Cảnh, Bánh xèo Tam Tam”Hãy cùng Gody.vn cùng nhau tìm hiểu những món ăn ngon nên phải thử khi đến du lịch Hội An cùng với gợi ý các quán ăn.
Không chỉ lưu lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí lữ khách gần xa với khung cảnh thơ mộng, trữ tình, Hội An còn đánh thức vị giác du khách với các món ẩm thực vô cùng độc đáo và bắt mắt. Khứu giác bị đánh thức với các mùi thơm không lẫn lộn. Vị giác được trải nghiệm với nhiều sắc thái mặn, cay, đắng, chua, chát, ngọt,... Thị giác được chứng kiến một màn biểu diễn nhiều màu sắc của mì vàng, thịt đỏ, rau xanh, tôm cam, hành tím, tiêu đen, gừng hồng,... Thính giác được thưởng thức tiếng giòn rụm của bánh mì, tiếng của đậu phộng giã, tiếng vỡ giòn, tiếng chan húp xụp xì, tiếng xuýt xoa vị cay, vị chát. Hãy cùng Gody.vn cùng nhau tìm hiểu top những món ăn ngon nên phải thử khi đến du lịch Hội An nhé!
Du lịch Hội An tháng 10 là thời điểm mà du khách sẽ dễ cảm nhận rõ nhất nét đẹp trầm mặc, hoài niệm. Mưa giăng trên phố cũng như là nét quyến rũ toả ra của phố Hội cổ kính, tĩnh mịch. Hội An vốn dĩ là thế, năm tháng trôi qua nơi đây lắng đọng nhưng vẻ đẹp cổ kính cứ mãi vẹn nguyên nơi phố Hội yên bình cạnh con sông Hoài này. Ngày mưa kéo dài thì lòng người cũng buồn không kém nhưng nếu đến Hội An du khách sẽ cảm thấy nơi này quá đỗi thân thương đến lạ. Thật vậy, du lịch Hội An không hề chán, luôn là điểm du lịch hấp dẫn mà ai trong đời cũng muốn một lần ghé thăm.
Trong tháng 9, cảnh sắc thiên nhiên tại Hội An trở nên đặc biệt đẹp, đậm chất thơ mộng và trữ tình. Những ngày này, khi ánh nắng vàng rọi xuống, những con phố cổ cùng với các ngôi nhà cổ sẽ tràn ngập ánh sáng ấm áp, tạo nên một không gian đầy màu sắc và lãng mạn. Tháng 9 cũng là thời điểm lý tưởng để du lịch Hội An, nơi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ và bất ngờ khác biệt. Cùng Gody.vn du lịch Hội An tháng 9 với những thông tin hữu ích dưới đây.
Tháng 8 là thời điểm lý tưởng để khám phá Hội An, khi mùa du lịch cao điểm đã qua đi và không còn quá đông đúc. Đây là thời gian tuyệt vời để tận hưởng vẻ đẹp yên bình và mát mẻ của thành phố cổ. Hội An tháng 8 mang đến không chỉ khí hậu dịu nhẹ mà còn nhiều sự kiện và lễ hội đặc sắc. Du khách du lịch Hội An trong tháng 8 có thể tham gia các lễ hội đèn lồng, trải nghiệm văn hóa địa phương và thưởng thức ẩm thực tuyệt hảo. Hãy cùng Gody.vn khám phá Hội An tháng 8 với những trải nghiệm độc đáo và không quên được.
Tháng 7 được xem là tháng của mùa cao điểm du lịch bởi tất cả địa điểm du lịch đều chào đón vô số du khách đến đây tham quan và nghỉ dưỡng. Nhiều du khách sẽ chọn Nha Trang, Phú Quốc,... để “giải nhiệt” bằng các hoạt động du lịch biển. Nhiều du khách lại chọn tạm xa cái nóng nực nơi để đến với những cao nguyên, núi đồi tận hưởng thời tiết mát mẻ như: Đà Lạt, Sapa,... Và cũng có nhiều du khách lại chọn du lịch Hội An để tìm về nét hoài niệm, cổ kính, tìm lại sự thanh tịnh bởi nhịp sống nhẹ nhàng của người dân nơi đây.