Du lịch Địa điểm

Du lịch Hội An tháng 8: thời tiết, mặc gì, lễ hội, đi đâu làm gì?

avatar
Lam NG dot Thứ 5, 13/07/2023
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Tháng 8 là thời điểm lý tưởng để khám phá Hội An, khi mùa du lịch cao điểm đã qua đi và không còn quá đông đúc. Đây là thời gian tuyệt vời để tận hưởng vẻ đẹp yên bình và mát mẻ của thành phố cổ. Hội An tháng 8 mang đến không chỉ khí hậu dịu nhẹ mà còn nhiều sự kiện và lễ hội đặc sắc. Du khách du lịch Hội An trong tháng 8 có thể tham gia các lễ hội đèn lồng, trải nghiệm văn hóa địa phương và thưởng thức ẩm thực tuyệt hảo. Hãy cùng Gody.vn khám phá Hội An tháng 8 với những trải nghiệm độc đáo và không quên được.
Du lịch Hội An tháng 8: thời tiết, mặc gì, lễ hội, đi đâu làm gì?

Thời tiết và khí hậu Hội An tháng 8

Là một đô thị phố cổ thuộc vùng du lịch trọng điểm Duyên hải Nam Trung Bộ cho nên khí hậu tại Hội An sẽ có những đặc thù riêng biệt của thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa mưa rõ rệt cùng 1 mùa khô rõ rệt. Trong đó, mùa mưa tại Hội An sẽ rơi vào tháng 8 cho đến tháng 12 còn mùa khô tại Hội An sẽ từ tháng 1 cho đến tháng 7. Chính vì vậy, đi Hội An tháng 8 cũng là thời gian vừa có ưu điểm và hạn chế. Nhưng du khách đừng lo vì đây chỉ là đầu mùa mưa cho nên số lượng mưa và những cơn mưa lớn không đáng kể, rất thích hợp cho các cuộc tham quan, tìm hiểu cùng khám phá nơi đây.
Khí hậu của Hội An vào tháng 7 sẽ khá mát mẻ với du khách. Nhiệt độ trung bình mỗi ngày sẽ dao động trong mức khoảng 26 – 30oC và sẽ lên đến 29 – 34oC vào dịp cao điểm nhiệt độ. Lượng mưa nhỏ và vừa sẽ giao động từ 10mm – 200mm. Độ ẩm trung bình là 45% – 55% nên tương đối là khô ráo và thoáng đãng. Chính nhờ các yếu tố khí hậu trên mà Hội An không bị nắng nóng vào buổi sáng hay chiều nên rất thuận lợi để di chuyển và khám phá các điểm du lịch nổi tiếng và tham dự những trò vui chơi giải trí hay những hoạt động ngoài trời.
Tháng 8, Hội An bước sang mùa mưa nên khí hậu mát, khô ráo. Tuy nhiên thời điểm này tổng lượng mưa khá nhỏ nên không tác động lên việc đi lại và vui chơi của du khách. Chính vì vậy chuyến đi Hội An tháng 8 sẽ có nhiều lợi thế sau:
- Lượng khách không quá đông nên du khách sẽ có thể thỏa thích tham quan và ngắm cảnh, không phải chen chúc hay xô đẩy nhau.
- Vào mùa mưa, Hội An sở hữu trong mình vẻ đẹp yên bình, nên thơ và lãng mạn vô cùng đặc sắc.
- Chi phí đi lại cùng các tiện ích du lịch bao gồm giường ngủ và vé tham quan thấp hơn những tháng cao điểm và có nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn.
- Nếu di chuyển vào các ngày mưa to thì du khách sẽ được ngồi trên thuyền chiêm ngưỡng cảnh đẹp khu phố cổ Hội An mùa nước lớn.

Trang phục khi đi du lịch Hội An tháng 8

Đi Hội An mặc quần áo gì cho đẹp có lẽ là câu nói mà mọi khách du lịch đều quan tâm. Làm sao để chọn được cho mình những bộ đồ áo quần hợp với chuyến đi nhằm có các bức ảnh check in đẹp nhất? Hãy để Gody giải đáp các thắc mắc của bạn qua vài dòng kinh nghiệm dưới đây.
Khi dạo phố cổ
Dạo vòng quanh những con phố nhỏ Hội An thì du khách có thể chọn cho mình các loại trang phục thoải mái và tiện lợi cho việc đi bộ. Những chiếc chân váy hoặc quần short phối với áo croptop hoặc những chiếc đầm ngắn sẽ là sự chọn lựa cực kì hợp lý. Về phần màu sắc thì bạn có thể chọn các gam màu sắc như vàng hoặc nâu nhạt... Đó là gam màu khá phù hợp với không khí của phố cổ.
Đến khu vui chơi
Đối với câu hỏi đi Hội An mặc gì đẹp tại khu vui chơi du lịch Hội An thì bạn có thể hoàn toàn thoải mái mặc bất kỳ trang phục mà bản thân thích. Nhưng cũng nên ưu tiên những trang phục có chất liệu thoải mái để tiện cho việc di chuyển và tránh đi guốc cao gót. Để trở lên trẻ trung hơn nữa thì bạn có thể chọn các loại trang phục có gam màu pastel.
Khi đi ăn uống
Cũng tương tự khi đi dạo phố, khi đi ăn trưa thì các set trang phục mát mẻ cũng nên được ưu tiên. Vì vậy bạn có thể lựa chọn các set trang phục dạo phố để đi ăn uống nhé. Như vậy là bạn không còn cần lo nghĩ gì đến việc phải mặc như thế nào nếu đi Hội An rồi. Thật là tiện lợi phải không nào?
Khi đến những nơi di tích, danh lam
Để trả lời băn khoăn cho câu hỏi "đi Hội An mặc gì đẹp?" khi thăm những di tích văn hóa cổ thì quý khách hãy ưu tiên chọn các trang phục nhẹ nhàng, thanh lịch với màu sắc trang nhã. Còn khi đến tham quan các thắng cảnh thì du khách có thể chọn trang phục tuỳ ý, hãy chọn trang phục có gam màu sáng sẽ chụp ảnh đẹp hơn nữa.
Check in cùng dàn hoa giấy rực hồng khắp phố Hội
Đến với Hội An, du khách không thể bỏ sót cơ hội sống ảo với dàn hoa xinh tươi. Vì hoa có màu tím hồng nên gợi ý du lịch Hội An mặc gì đẹp để check-in tại nơi đây chính là tone màu trắng hoặc các tông màu có thiên hướng vintage. Nó sẽ góp phần giúp màu sắc và bố cục khung hình trở nên hài hoà với nhau hơn bao giờ hết.
Áo dài - đưa nét đẹp truyền thống Việt Nam đến bạn bè quốc tế
Là trang phục cổ truyền của người Việt, chính vì thế, thông qua chiếc áo dài đã làm bộc lộ lên nét duyên dáng nhẹ nhàng và thanh tao của người con gái Việt. Cho nên áo dài cũng là một gợi ý cho những trang phục khi du lịch Hội An. Ở Hội An cũng có khá nhiều hoa sen hay đèn lồng và du khách có thể chụp hình áo dài với một bó hoa sen hay trên một dãi đường đèn lồng. Chắc chắn bức hình sẽ vô cùng duyên dáng và ấn tượng đấy.
Hơn nữa, nếu bạn mặc áo dài và dạo quanh một nơi có đông khách quốc tế như Hội An thì du khách cũng sẽ góp phần giới thiệu vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đến với bè bạn thế giới.

Sự kiện và lễ hội vào tháng 8 ở Hội An và các vùng lân cận

Tháng 8 đến, và Hội An chào đón du khách với những sự kiện lễ hội thú vị và hấp dẫn như: lễ Vu Lan, lễ hội hoa đăng, lễ rước Long Chu, lễ hội làng gốm,... Từ ánh đèn lồng lung linh đến các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống, các sự kiện lễ hội tại Hội An trong tháng 8 sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời và không thể quên.
Lễ Vu Lan
- Thời gian: Rằm tháng 7 âm lịch (hằng năm);
- Địa chỉ: Tất cả mọi nơi ở Hội An.
Ý nghĩa lễ hội: Hàng năm, cứ đến dịp Rằm tháng 7, hết thảy những người con Việt Nam nói chung và những người con ở Hội An nói riêng đều tổ chức lễ cúng Vu Lan để cầu mong những linh hồn người đã mất được siêu thoát hay thậm chí là cầu mong cha mẹ được sống mạnh khỏe với ta. Tại nhiều đình, chùa, miếu ở Hội An, đại lễ Vu Lan được tổ chức trong bầu không khí ấm cúng khi tất thảy những người con cùng gửi trọn vẹn tấm lòng thành của mình để hướng đến những đấng sinh thành đã sinh và nuôi nấng chúng ta.
Lễ hội hoa đăng Hội An
- Thời gian: Từ 18 giờ đến 22 giờ, mỗi tối rằm hàng tháng;
- Địa chỉ: dọc khắp con sông Hoài, phố cổ Hội An.
Lễ hội hoa đăng được tổ chức trên con sông Hoài đầy thơ mộng và êm đềm ngay giữa trung tâm khu phố cổ. Đây cũng là con sông gắn bó mật thiết với nhiều nét truyền thống và lịch sử của người dân Hội An. Sông Hoài vốn dĩ yên ả và tĩnh lặng nhưng đến mỗi tối trăng rằm thì nơi đây sẽ trở nên nhộn nhịp và trữ tình hơn bao giờ hết với hàng trăm lượt du khách đổ dồn đến để gửi gắm niềm ước nguyện của mình với từng ánh đèn hoa đăng rực rỡ. Mỗi ánh đèn sẽ được người thả gửi gắm vào đó là từng câu nguyện cầu với hy vọng những gì tốt lành nhất. Vì vậy, lễ hội thả đèn hoa đăng ở Hội An độc đáo này đã được người Hội An gìn giữ biết bao đời.
Lễ rước Long Chu Hội An
- Thời gian: 15 tháng 7 âm lịch (hàng năm);
- Địa điểm: các đình, làng biển gần phố cổ Hội An
Long Chu thực chất là từ ngữ ý chỉ con thuyền rồng được thiết kế theo hình dáng của con rồng. Đây chính là phương tiện xa xỉ dành riêng cho vua chúa vi hành khi xưa. Theo truyền thuyết hay những tích cổ được người xưa truyền lại, thì ôn hoàng và dịch lệ là hai thế lực hung thần, hung tinh ở dưới âm phủ làm tổn hại đến đời sống mọi người, đáng giận đáng ghét nhưng cũng phải kính trọng. Vì vậy, việc làm thuyền Long Chu là phỏng theo chiếc thuyền rồng của nhà vua mà chuyên chở thần linh, tướng lĩnh và âm binh đi; đuổi quỷ, trừ tà cùng xú uế đi để tìm sự an lành ở nơi cư ngụ của con người.
Lễ hội Làng Gốm Thanh Hà Hội An
- Thời gian: mùng 9, mùng 10 tháng 7 âm lịch (hàng năm);
- Địa điểm: Làng gốm Thanh Hà, Phạm Phán, phường Thanh Hà, thành phố Hội An;
Lễ giỗ tổ làng gốm Thanh Hà được tổ chức định kỳ vào khoảng ngày 9 – 10 tháng 7 âm lịch để mọi người tưởng nhớ đến công ơn của những vị tiền bối đã tạo lập nên làng nghề truyền thống này. Cùng với đó là nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ cội nguồn và lịch sử cũng như giữ gìn và phát triển nghề. Không những thế, lễ hội còn là nơi để người dân tăng cường phổ biến, tuyên truyền về nghề gốm với du khách tham quan.
Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 19
- Thời gian: đang dự kiến
- Địa điểm: thành phố Hội An
Sự kiện văn hoá đặc sắc trên đã mang đến cho người dân cùng du khách sự tìm hiểu và khám phá lý thú về lịch sử quan hệ giữa Hội An – Nagasaki và xa hơn nữa là tình cảm hữu nghị của Việt Nam – Nhật Bản qua các câu chuyện được thể hiện đầy sinh động qua tài diễn xuất tự nhiên, giản dị nhưng không kém phần hấp dẫn đầy sinh động của những người dân khu phố cổ Hội An cùng với người bạn đến từ xứ sở mặt trời mọc. Đặc biệt, sự kiện không những lưu lại dấu ấn đẹp mắt mà còn lôi cuốn sự tham dự vô cùng háo hức và nồng nhiệt của du khách, trong đó có khách ngoại quốc.
Du khách đạp xe đẹp tham quan phố cổ

Du lịch Hội An tháng 8 có gì hay? Đi đâu và làm gì?

Tháng 8 được xem là thời điểm tốt để khám phá Hội An. Với không gian yên bình, khí hậu dịu mát và những sự kiện đặc biệt, Hội An tháng 8 đang chờ đón du khách với nhiều trải nghiệm thú vị. Dưới đây là gợi ý từ Gody.vn về các điểm du lịch ở Hội An mà du khách nên đi, những trải nghiệm mà du khách nên có khi du lịch tới Hội An trong những ngày tháng 8.
Chùa Cầu
Chùa Cầu là một công trình có kiến trúc rất độc đáo với mái ngói lợp kín. Toàn bộ cầu được chạm khắc tinh xảo và ghi lại dấu tích lịch sử xa xưa. Chùa thờ phụng vị thần Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo vệ nhân dân và ban phát niềm hạnh phúc, may mắn cho người dân. Chùa Cầu cao chừng 18m và là một chiếc cầu ngói - chiếc cầu được lợp bằng ngói âm dương phía trên - một điểm đặc sắc của kiến trúc Việt Nam.
Rừng dừa Bảy Mẫu
Khi đến nơi đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh vườn dừa trên các con thuyền thúng. Càng sâu bên trong thì bạn sẽ cảm thấy được không khí yên tĩnh và tiếng gió thổi rì rào làm nên giai điệu êm dịu. Đặc biệt nhất vẫn chính là nhờ vào những tàu lá dừa, người dân ở đây đã làm ra được các đồ trang sức tự nhiên quen thuộc như vòng tay, gọng kính hay chú dế.
Hội quán Triều Châu
Hội quán Triều Châu là một tác phẩm kiến trúc cầu kỳ với phần thân cột được chạm khắc công phu và tỉ mỉ, với những hoa văn làm bằng gốm theo tín ngưỡng dân gian. Hội quán cũng nổi danh với các sản phẩm đắp nổi bằng gốm rất đẹp mắt, chứng tỏ trình độ khéo tay tài tình của các nghệ nhân ngày xưa.
Nhà cổ Tấn Ký
Đứng vững trên 200 năm, nhà cổ Tấn Ký còn giữ lại trên nền móng một nét kiến trúc đậm đà phong cách Hội An lúc bấy giờ với ngôi nhà được phân chia thành nhiều gian. Chủ nhà Tấn Ký xây căn nhà vào khoảng thế kỉ XVIII nhằm làm chỗ kinh doanh và phía mặt tiền thông sang phố Nguyễn Thái Học và phía sau thông ra mé sông nhằm thuận tiện cho quá trình nhập khẩu hàng hoá.
Hội quán Phúc Kiến
Tương truyền, nguồn gốc của hội quán là một ngôi chùa nhỏ có bức tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu - bà chúa phù trợ các thương buôn vượt qua qua bão tố biển cả - được tìm thấy ở bãi biển Hội An vào khoảng năm 1697. Hội quán Phúc Kiến có diện tích lớn và rộng nhất Hội An với nét trang trí cổ với kiểu "Nội công ngoại quốc", cùng hệ kèo tiền mái theo kiểu "Chồng rường giả thủ", kết hợp với nhiều mảng chạm khắc và phù điêu hoa văn hình linh vật hết sức sống động.
Làng gốm Thanh Hà
Nằm ngay trên dòng sông Thu Bồn và cách phố cổ Hội An chừng 3km về phía Tây, làng gốm Thanh Hà được thành lập vào khoảng cuối thế kỷ 15. Ban đầu làng nghề chỉ tập trung làm bát chén, vại sành và ngói lợp hay gạch lót sàn các nhà cổ tại Hội An cùng những vùng phụ cận. Cho đến giữa thế kỷ 16 và cuối thế kỷ 18, làng gốm Thanh Hà phát triển vô cùng mạnh với những mặt hàng gốm nổi tiếng bền đẹp và đã được triều đại nhà Nguyễn liệt vào danh mục "thổ sản quốc gia".
Làng nghề làm lồng đèn Hội An
Lồng đèn có thể coi là biểu trưng của khu phố cổ Hội An, bởi vậy nên người dân Hội An từ xưa làm đèn đã trở nên phổ biến và thành lập làng nghề sản xuất đèn có niên đại hơn 400 năm. Làng nghề này cũng đã được cơ quan nhà nước công nhận là một trong chín làng nghề cổ tiêu biểu và nổi tiếng ở Việt Nam.
Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng xưa kia được gọi là Kim Bồng Châu, ngày nay là một phần của xã Cẩm Kim, thành phố Hội An. Thông qua thương cảng Hội An náo nhịp, đông đúc, những sản phẩm của làng nghề mộc Kim Bồng đã rạng danh đất Đàng Trong từ thế kỷ XV - XVI. Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng lấy vô cùng tự hào khi mà những đời trước của họ đã được các vua nhà Nguyễn cử ra Huế để xây dựng và trùng tu những kiến trúc đền điện và lăng mộ.
Thả đèn hoa đăng để cầu may mắn
Nếu đến Hội An tháng 8 mà trúng ngày 14 – 15 m lịch thì du khách chớ quên tham dự lễ thả đèn hoa đăng. Đây là hoạt động văn hoá tín ngưỡng đặc sắc được nhân dân cùng du khách yêu thích với mong ước cầu bình yên và may mắn. Sông Hoài Hội An lấp lánh với từng ánh đèn hoa đăng lung linh được thả đầy bờ sông. Du khách hãy lựa chọn cho mình địa điểm thích hợp nhất để thuê thuyền thả hoa đăng và dạo phố Hội An về đêm.
Đi dạo phố đèn lồng Hội An xinh lung linh
Đến phố đèn lồng, du khách sẽ thấy choáng ngợp trước vô số những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu. Hãy lựa chọn ra các loại đèn vừa ý nhất và mua để làm quà tặng cho người thân và bạn bè. Và đừng quên check-in một vài bức hình lung linh để lưu dấu những khoảnh khắc đáng yêu nhất trong chuyến hành trình khám phá phố Hội.
Thưởng thức đặc sản Hội An
Không chỉ nổi danh với cảnh đẹp và không gian hoài cổ, ẩm thực Hội An cũng là thứ du khách lưu luyến khi đến du lịch Hội An. Các món ăn nên phải thưởng thức nếu đã ghé phố Hội là: cao lầu, mì Quảng, cơm hến, bún bò hay những món chè,... Mỗi món ăn đều có nét đặc sắc độc đáo riêng biệt nên ăn một miếng là mê và ăn nhiều miếng là nhớ mãi.
Tham gia chơi Bài Chòi
Bài chòi được hiểu nghĩa đơn thuần là một ván đánh bài chơi trên chòi. Bài chòi tại phố cổ Hội An được dựng ở khu đất trống rộng lớn ngay ven bờ sông Hoài mộng mơ. Trước đây, bài chòi chỉ được chơi tại những ngày hội lễ cúng đầu xuân hay tại những lễ quan trọng thì ngày nay, trò chơi được tổ chức mỗi tối ở phố cổ Hội An. Bài chòi là trò chơi dân gian thấm đẫm hơi thở đời sống người dân địa phương nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá Việt. Bài chòi được UNESCO quyết định ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Kinh nghiệm du lịch Hội An tháng 8

Để có hành trình khám phá Hội An tháng 8 vừa thoải mái và vừa trọn cuộc vui chơi thì du khách nên chú ý một vài thông tin sau:
- Chuẩn bị vé máy baykhách sạn sớm nhằm có vé rẻ nhất và giảm thiểu chi tiêu một cách tối ưu.
- Lên kế hoạch cụ thể từng địa điểm tham quan để không tốn thời gian tìm hiểu và chờ đợi.
- Hội An tháng 8 đang vào mùa mưa nên thỉnh thoảng sẽ có một vài trận mưa bất chợt. Du khách có thể chuẩn bị nón, dù, trang phục và vật dụng cần thiết.
- Du lịch Hội An bao nhiêu ngày? Do là đầu mùa du lịch thấp điểm cho nên giá cả cũng khá phải chăng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc theo sở thích và khả năng tài chính bạn nên dự trù khoản chi phí hợp lý nhất.
- Tháng 8, thường sẽ có các trận mưa khác thường. Du khách cần liên tục theo dõi tình hình nhằm có khoảng thời gian và kế hoạch du lịch phù hợp.
Đã cập nhật vào ngày 13/07/2023
Lam NG
travel writer

Lam NG là một travel writer, travel blogger với hơn 20 năm kinh nghiệm đi du lịch và viết lách. Đã xuất bản 2 ebook du lịch, công tác viết bài cho các báo và tạp chí: Tuổi Trẻ, The Saigon Times, SGTT,...

Tin tài trợ
Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Nhanh, uy tín, online, giá rẻ

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu
Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Đặt mua bảo hiểm du lịch online, đơn giản

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài
Dịch vụ visa

Dịch vụ visa

Hồ sơ đơn giản, tỷ lệ đậu visa cao lên tới 99%

Dịch vụ visa
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Hội An không chỉ nổi tiếng về những căn nhà rêu phong cổ kính, mà còn ghi dấu ấn vào lòng du khách bằng những mùa mưa dịu dàng ngang phố cổ bằng một phong cách của hồn tuý xứ Quảng. Chính vì vậy, du lịch Hội An tháng 11 là một trong những thời điểm để lại trong lòng du khách bằng những cơn mưa phố cổ khiến người ta phải xao xuyến khi nhớ về. Lang thang phố Hội một vòng phố cổ với mùi hương trầm quyện vào tiếng mưa kêu rả rích sẽ là một cảm giác mà chỉ có Hội An mới có được. Vậy nên, mới nói dù mưa hay nắng, Hội An vẫn là một điểm đến mà nhất định du khách không thể bỏ qua.
Không chỉ lưu lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí lữ khách gần xa với khung cảnh thơ mộng, trữ tình, Hội An còn đánh thức vị giác du khách với các món ẩm thực vô cùng độc đáo và bắt mắt. Khứu giác bị đánh thức với các mùi thơm không lẫn lộn. Vị giác được trải nghiệm với nhiều sắc thái mặn, cay, đắng, chua, chát, ngọt,... Thị giác được chứng kiến một màn biểu diễn nhiều màu sắc của mì vàng, thịt đỏ, rau xanh, tôm cam, hành tím, tiêu đen, gừng hồng,... Thính giác được thưởng thức tiếng giòn rụm của bánh mì, tiếng của đậu phộng giã, tiếng vỡ giòn, tiếng chan húp xụp xì, tiếng xuýt xoa vị cay, vị chát. “Ai qua phố hội Chùa CầuCao lầu ông Cảnh, Bánh xèo Tam Tam”Hãy cùng Gody.vn cùng nhau tìm hiểu những món ăn ngon nên phải thử khi đến du lịch Hội An cùng với gợi ý các quán ăn.
Hội An là một trong các tâm điểm du lịch nổi tiếng của miền Trung và của cả nước, mỗi năm thu hút du khách trong nước và ngoài nước ghé tham quan con phố cổ kính này. Hội An lưu trong kí ức du khách là những nét đẹp cổ kính mà bình dị, mà một trong nơi giữ vẹn nguyên nét đặc trưng ấy là các làng nghề truyền thống nơi đây. Hầu hết du khách đi Hội An điều muốn có dịp tham quan và khám phá bản thân ở những làng nghề truyền thống của Hội An và cũng từ những làng nghề này đã hình thành lên một Hội An đầy sắc màu và đặc trưng riêng biệt mà không phải nơi đâu cũng có được.
Không chỉ lưu lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí lữ khách gần xa với khung cảnh thơ mộng, trữ tình, Hội An còn đánh thức vị giác du khách với các món ẩm thực vô cùng độc đáo và bắt mắt. Khứu giác bị đánh thức với các mùi thơm không lẫn lộn. Vị giác được trải nghiệm với nhiều sắc thái mặn, cay, đắng, chua, chát, ngọt,... Thị giác được chứng kiến một màn biểu diễn nhiều màu sắc của mì vàng, thịt đỏ, rau xanh, tôm cam, hành tím, tiêu đen, gừng hồng,... Thính giác được thưởng thức tiếng giòn rụm của bánh mì, tiếng của đậu phộng giã, tiếng vỡ giòn, tiếng chan húp xụp xì, tiếng xuýt xoa vị cay, vị chát. Hãy cùng Gody.vn cùng nhau tìm hiểu top những món ăn ngon nên phải thử khi đến du lịch Hội An nhé!
Du lịch Hội An tháng 10 là thời điểm mà du khách sẽ dễ cảm nhận rõ nhất nét đẹp trầm mặc, hoài niệm. Mưa giăng trên phố cũng như là nét quyến rũ toả ra của phố Hội cổ kính, tĩnh mịch. Hội An vốn dĩ là thế, năm tháng trôi qua nơi đây lắng đọng nhưng vẻ đẹp cổ kính cứ mãi vẹn nguyên nơi phố Hội yên bình cạnh con sông Hoài này. Ngày mưa kéo dài thì lòng người cũng buồn không kém nhưng nếu đến Hội An du khách sẽ cảm thấy nơi này quá đỗi thân thương đến lạ. Thật vậy, du lịch Hội An không hề chán, luôn là điểm du lịch hấp dẫn mà ai trong đời cũng muốn một lần ghé thăm.
Trong tháng 9, cảnh sắc thiên nhiên tại Hội An trở nên đặc biệt đẹp, đậm chất thơ mộng và trữ tình. Những ngày này, khi ánh nắng vàng rọi xuống, những con phố cổ cùng với các ngôi nhà cổ sẽ tràn ngập ánh sáng ấm áp, tạo nên một không gian đầy màu sắc và lãng mạn. Tháng 9 cũng là thời điểm lý tưởng để du lịch Hội An, nơi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ và bất ngờ khác biệt. Cùng Gody.vn du lịch Hội An tháng 9 với những thông tin hữu ích dưới đây.
Tháng 7 được xem là tháng của mùa cao điểm du lịch bởi tất cả địa điểm du lịch đều chào đón vô số du khách đến đây tham quan và nghỉ dưỡng. Nhiều du khách sẽ chọn Nha Trang, Phú Quốc,... để “giải nhiệt” bằng các hoạt động du lịch biển. Nhiều du khách lại chọn tạm xa cái nóng nực nơi để đến với những cao nguyên, núi đồi tận hưởng thời tiết mát mẻ như: Đà Lạt, Sapa,... Và cũng có nhiều du khách lại chọn du lịch Hội An để tìm về nét hoài niệm, cổ kính, tìm lại sự thanh tịnh bởi nhịp sống nhẹ nhàng của người dân nơi đây.