Cung điện Deoksugung (Deoksugung Palace)

35 reviews
Viết review

Nhắc đến Hàn Quốc chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến những cung điện cổ kính mang đậm phong cách Á Châu, nhưng cung điện Deoksugung Hàn Quốc lại rất khác khi mang trong mình cả phong cách truyền thống của phương Đông và phương Tây.

Thông tin cần biết
  • Giá vé: miễn phí

  • Địa chỉ: Seojong Daero 99, Jung-gu, Seoul, Hàn Quốc

1. GIỚI THIỆU CUNG ĐIỆN DEOKSUGUNG

Deoksugung hay Cung Deoksu, còn được biết đến với tên gọi Gyeongun-gung, là một quần thể cung điện tại Seoul từng được sử dụng làm nơi ở của hoàng gia Triều Tiên từ thời kỳ Joseon đến cuối thế kỉ 19. Cung điện này có vị trí gần ga tòa thị chính Seoul và là nơi đặt Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia. Là một trong năm "Đại cung điện" được các vị vua Joseon xây dựng, Deoksugung đã bị tàn phá nặng nề trong thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật và chỉ còn một phần ba kiến trúc ban đầu còn tồn tại.

2. THAM QUAN CUNG ĐIỆN DEOKSUGUNG

Ban đầu Deoksugung là nơi ở của hoàng tử Wolsan, anh trai của vua Thành Tông. Sau khi các cung điện khác bị phá hủy trong cuộc Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên năm 1592, Deoksugung trở thành nơi ở của vua mà đầu tiên là vua Tuyên Tổ. Năm 1611, Deoksugung được vua Quang Hải đổi tên thành Gyeongungung (Khương Vận Cung). Sau khi nơi ở của hoàng gia được chuyển đến Changdeokgung vào năm 1618, Deoksugung được đổi tên thành Seogung (Tây Cung) và đóng vai trò là một cung điện phụ. Năm 1897, hoàng đế Cao Tông trở lại cung điện này sau thời gian tị nạn ở Nga và đổi tên nó lại thành Gyeongungung. Ông cho mở rộng cung điện và tiếp tục sống ở đây sau khi nhường ngôi cho hoàng đế Thuần Tông. Sau đó cung điện này được đổi tên thành Deoksugung (Đức Thọ Cung) nhằm cầu chúc sự trường thọ cho hoàng đế Cao Tông. Ông qua đời tại tòa nhà Hamnyeongjeon của Deoksugung.
Các tòa nhà tại Deoksugung mang nhiều phong cách khác nhau và được xây dựng bằng gỗ và vữa. Một số được xây dựng bằng đá nhằm mô phỏng kiến trúc cung điện của phương Tây. Khác với các Đại cung điện khác, khu vườn và đài phun nước của Deoksugung có phong cách phương Tây. Bên ngoài Deoksugung là một con đường men theo bức tường đá bao quanh cung điện.
Đến với quần thể cung điện có tường bao quanh ngang qua Cầu Geumcheon, từng được sử dụng làm đường đi của xe ngựa hoàng gia. Khi du khách tiếp tục dạo quanh khuôn viên, du khách sẽ đi ngang qua Jeukjodang và tòa nhà Junmyeongdang, khu nhà ở hoàng gia đơn giản nhưng tuyệt đẹp. Borugak Jaguwongnu là chiếc đồng hồ nước được làm năm 1536 và mặc dù không còn hoạt động nhưng vẫn là một đồ vật quan trọng còn tồn tại của lịch sử.
Một trong những điểm nổi bật của Cung điện Deoksugung đó chính là Junghwajeon. Đây là đại điện nơi các nhà lãnh đạo của Đế chế Đại Hàn gặp mặt để thảo luận các vấn đề quan trọng. Bài trí nội thất cực kỳ ấn tượng, với vật trang trí trung tâm là hai con rồng vàng trên trần nhà. Những con rồng này phản chiếu những con rồng trên vòm bên ngoài. Junghwajeon không thường xuyên mở cửa cho công chúng, vì thế du khách cần kiểm tra thông tin trước.
Tiếp đó là đền Xianing, đây là nơi cầu nguyện với mong muốn vua Cao Tông luôn được an lành. Còn, Jeonggwanheon là một tòa nhà giải trí được xây dựng trên ngọn đồi của khu vườn phía sau cung điện Deoksugung. Được xây dựng vào năm 1900 bởi một kiến trúc sư Nga, tòa nhà kết hợp kiến trúc phương Tây và phong cách cung điện truyền thống Hàn Quốc. Các trụ cột được làm bằng gỗ chứ không phải là đá. Các vòm trên các cột được trang trí với những hoa văn truyền thống Hàn Quốc. Hoàng đế Gojong thích uống cà phê ở đây với các nhà ngoại giao nước ngoài, vì vậy đây được coi là quán cà phê đầu tiên tại Hàn Quốc.

3. CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN CUNG ĐIỆN DEOKSUGUNG

Bạn có thể chọn đi Tàu điện ngầm Tuyến 1 và Tuyến 2 đến Ga City Hall và đi bộ 2-5 phút là tới cung điện Deoksugung.

4. GIÁ VÉ THAM QUAN CUNG ĐIỆN DEOKSUGUNG

  • Người lớn: 1000 won
  • Trẻ em: 500 Won, trẻ em dưới 7 tuổi được miễn phí giá vé.
  • Giờ hoạt động của cung điện: 9h sáng đến 9h tối, mở cửa từ thứ 3 đến chủ nhật.

Đã cập nhật vào ngày 15/01/2020
4.6
dựa trên 35 đánh giá
5
71.43%
25
4
17.14%
6
3
11.43%
4
2
0%
0
1
0%
0
avatar