Đền thờ Pantheon

25 reviews
Viết review
Là niềm cảm hứng cho nhiều kiến trúc khác nhau trên khắp thế giới, đền thờ là một tuyệt tác kiến trúc cho thấy trình độ phát triển về kỹ thuật xây dựng của người La Mã cổ đại mà nhân loại ngày nay vẫn phải thán phục.
Thông tin cần biết
  • Giá vé: Miễn phí

  • Địa chỉ: Piazza della Rotonda, Roma

Pantheon hay còn gọi là đến thờ Pantheon được xây dựng ở thành Rome như một công trình biểu tượng của tôn giáo thời La Mã cổ đại. Năm 609, hoàng đế Byzantine đã dành tặng ngôi đền Pantheon cho Đức Giáo hoàng Benedict IV, người đã đặt lại tên cho ngôi đền là Nhà thờ Đức Mẹ đồng trinh và các Thánh tử đạo, đây cũng là tên gọi chính thức của đền Pantheon ngày nay. Nguồn gốc của đền Pantheon có thể truy ngược về thời Đế chế La Mã vào năm 27 trước Công nguyên, chính người cầm quyền của vương triều Octavius, Agrippa đã cho xây dựng ngôi đền nhằm kỉ niệm cuộc chiến của người Octavia với quân Anthony và quân Cleopatra. Tuy nhiên, ngôi đền gốc đã bị lửa thiêu rụi vào năm 80 sau Công nguyên, và cho đến khi vua Hadrian, một người yêu kiến trúc đã cho tu sửa lại nơi này đồng thơi cho khắc lên dòng chữ "M•AGRIPPA•L•F•COS•TERTIUM•FECIT" ở phía trước hàng lang mặt tiền mang ý nghĩa " Marcus Agrippa, con trai của Lucius, ba lần làm quan chấp chính đã xây dựng nơi này". Chính thông điệp này đã gây hiểu nhầm rằng hành lang mặt tiền đã bị bỏ lại từ thời Agrippa. Cho đến năm 1892, người ta mới phát hiện rằng tuổi thọ của những viên gạch ở hành lang có từ những năm 125, làm khẳng định thêm một điều rằng cả ngôi đền được xây dựng trong suốt thời Hadrian. Trong thời kì Phục Hưng, ngôi đền được xem như một chủ thể nghiên cứu cho phong cách của kiến trúc Ý. Vào giữa thế kỉ 16, ngôi đền thực sự bị phá hủy khi Đức Giáo Hoàng đang chuẩn bị cho xây dựng Vương Cung Thánh Đường St. Peter. Bức tranh tấm bằng đồng mạ vàng của Đức Giáo Hoàng Urban VIII ở trên trần hiên đã bị mang đi và nung chảy tạo thành tấm mành che chính cho bàn thờ ở Vương Cung Thành Đường St. Peter và 80 khẩu đại pháo ở Lâu đài Thiên thần (Castel Sant'Angelo)
Đền thờ được xây dựng theo kiến trúc đơn giản, phần thân chính có dạng tròn với phần nóc là mái vòm có đường kính 43,3m. Đây là mái vòm lớn nhất được hoàn thành từ năm 1436 và điểm cao nhất lên đến 43,3m. Ngay giữa mái vòm có một lỗ tròn có đường kính 8,9m để lấy sáng, một điểm đặc sắc của cấu trúc khi ánh sáng đi từ trên xuống qua lỗ này rồi thay đổi góc chiếu theo hướng mặt trời tạo nên không khí thiêng liêng trang trọng vốn có của một công trình kiến trúc tôn giáo. Bên dưới mái vòm là 5 vòng lưới dạng lõm được xếp theo thứ tự giảm dần về kích thước lưới, làm nổi bật nên mái vòm khổng lồ và tạo cho người xem cảm giác thăng thiên. Dạng vỉ lưới cũng được sử dụng cho sàn nhà bằng đá marble nhưng phần ở giữa có hơi hướng dâng cao hơn phần còn lại nên khi người quan sát đứng ở đây sẽ cảm thấy sự méo mó đối với những không gian xung quanh, trông như ảo giác không gian. Phía trước phần thân đền hình trụ là dãy cột mặt tiền có bề ngang 34m, bề rộng 15,5m gồm 16 cây cột bằng đá granite nguyên khối cao 12,5m, đường kính mỗi cây lad 1,43m. Toàn bộ đền thờ Pantheon đều được đổ bằng bê tông, nhưng cũng chính điểm này đã trở thành một phép lạ khi người dân thời bấy giờ có thể dùng bê tông đổ nên một mái vòm khổng lồ như vậy. Ngày nay, mặc dù bê tông vẫn tiếp tục được sử dụng nhưng rất khó để xây dựng nên một mái vòm như vậy vì theo nguyên lí sức căng của bê tông sẽ không chống chịu được sức nặng của nó dẫn đến việc sụp đổ toàn bộ cấu trúc. Sau này, người ta cũng phát hiện ra rằng bê tông được người La Mã cổ đại sử dụng xuất phát từ tro núi lửa gần Napoli trộn với nhiều thành phần khác nhau, trong đó có đá tuff (một loại đá hình thành từ tro núi lửa). Trong quá trình xây dựng, hỗn hợp vật liệu nặng hơn sẽ được dùng làm phần đế, sau đó đến những vật liệu nhẹ hơn, và cuối cùng là phần đỉnh được xây dựng bằng đá bọt trộn với đá xốp núi lửa. Thêm vào đó, độ dày của mái vòm cũng giảm dần từ 5,9m ở phần đáy còn 1,5m ở phần đỉnh. Đền thờ Pantheon chính là sự kết tinh của nghệ thuật kiến trúc La Mã cổ đại và có một sự ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của lịch sử kiến trúc phương Tây. Vô số công trình kiến trúc thời Phục Hưng cũng lấy cảm hứng từ nơi này. Kiểu dáng phần thân tròn kết hợp với dãy hành lang cột xuất hiện ở nhiều tòa thị chính, trường đại học, thư viện, và một số công trình công cộng khác. Một số tòa nhà được lấy cảm hứng như Pantheon ở Paris, Rotunda ở Đại học Virginia, thư viện Đại học Columbia, nhà tưởng niệm Jefferson và thư viện bang Victoria ở Melbourne, Úc. Đền thờ Pantheon cũng trở thành nơi chôn cất của một số nhân vật quan trọng từ thời Phục Hưng như Victor Emmanuel II, nghệ sĩ nổi tiếng người Ý Rafael, Annibale Carracci...

Cách đi: tuyến xe bus số 116, 116T đến ga Santa Chiara sau đó đi bộ thêm khoảng 3 phút.

Đã cập nhật vào ngày 08/10/2019
4.8
dựa trên 25 đánh giá
5
84%
21
4
12%
3
3
4%
1
2
0%
0
1
0%
0
Hình ảnh
avatar