Blog Visa Châu âu (Visa Shengen) - Những điều cần lưu ý khi xin và xuất nhập cảnh
cover

Visa Châu âu (Visa Shengen) - Những điều cần lưu ý khi xin và xuất nhập cảnh

Theo dõi Gody.vn trên Google news
Một số lưu ý với Visa Châu âu (Visa Shengen) trong việc apply, xuất nhập cảnh
Hôm qua bạn Kim Van Chinh vừa viết một bài về vấn đề nhập cảnh. Mình viết thêm một chút để các bạn hiểu thêm về vấn đề này nhé.
1. Visa Schengen rất đặc biệt. Vì khối Shengen được tính như 1 vùng lãnh thổ không có biên giới nội bộ nên việc nhập cảnh Schengen hơi giống nhập cảnh vào một nước.
Tuy nhiên các nước trong Schengen vẫn là những quốc gia riêng biệt nên khối Schengen nó vẫn là một khối chứ không phải 1 nước. Vậy nên việc xin visa Schengen rồi nhập cảnh ở Đức hay Pháp nó vẫn khác với xin visa Việt Nam rồi nhập cảnh ở Sài Gòn hay Đà Nẵng.
2. Quy định về visa Schengen có nói rõ: Bạn phải nộp hồ sơ xin visa tại cơ quan lãnh sự của nước Schengen bạn sẽ lưu trú lâu nhất. Nếu lịch trình của bạn gồm nhiều nước mà không có nước nào ở lâu nhất thì bạn nộp hồ sơ vào nước mình sẽ nhập cảnh đầu tiên.
Như vậy có nghĩa là, khi bạn xin visa từ ĐSQ/LSQ Pháp, bạn đã cam kết 1 trong 2 điều sau đây là sự thật:
a. Pháp là nước bạn sẽ ở lâu nhất
b. Pháp là nước bạn sẽ nhập cảnh đầu tiên

hình ảnh
Vậy bạn xin visa Pháp mà vào Đức trước có sai không? Khi bạn bay tới Đức trước, bạn đã loại bỏ điều (b). Bạn sẽ không sai nếu bạn chứng minh được điều (a) là sự thật. Tuy nhiên từ khi nộp hồ sơ bạn đã phải nói rõ với Pháp là bạn sẽ ở Pháp lâu nhất nhưng không vào Pháp đầu tiên. Mình tin là Pháp chỉ cấp visa cho bạn nếu lịch trình bạn nộp đạt 1 trong 2 điều kiện này. Nếu hồ sơ của bạn không đạt cả (a) lẫn (b), chắc chắn họ đã mời bạn mang hồ sơ về để nộp sứ quán khác.
Giả sử bạn xin visa Pháp, có sẵn giấy tờ chứng minh sẽ ở Pháp lâu nhất vv... - Tại sao bạn vẫn có thể gặp khó khăn nếu nhập cảnh Đức đầu tiên? Mình nghĩ nếu trong hồ sơ xin visa bạn có nói rõ sẽ vào Đức đầu tiên thì không có vấn đề gì đâu. Cùng lắm họ hỏi vài câu rồi cho nhập cảnh thôi.
Còn tại sao có những người bị từ chối nhập cảnh? Khả năng rất cao là vì lịch trình họ nộp xin visa có thể không đề cập gì đến việc vào Đức trước, và họ không lý giải được với nhân viên An Ninh Cửa Khẩu (ANCK) về sự thay đổi lịch trình này (hay đơn giản là không trả lời được định vào Đức làm gì, rồi sẽ đi đâu đi đâu).
Vì sao họ có quyền từ chối? Mời bạn đọc mục 3.
3. Không chỉ các nước châu Âu mà nước nào cũng thế, chiếc visa chỉ là một sự Cho Phép của họ chứ không phải là Quyền của bạn. Nhân viên ANCK luôn là người có Quyền quyết định cuối cùng về việc có cho bạn nhập cảnh hay không. Nếu bạn tỏ ra là người không đáng tin cậy (lịch trình gian dối, mục đích chuyến đi không rõ ràng) thì họ từ chối thôi. Còn nếu bạn có thái độ nhã nhặn, giải thích được lí do thì họ chẳng cấm bạn nhập cảnh làm gì.
Với những bạn cho rằng có visa rồi thì nhập cảnh là quyền của tao ?: Nhớ nhé, tấm visa không phải là món hàng mà bạn mua được rồi thì muốn xài sao xài. Nó là một Sự Cho Phép, được trao cho bạn dựa trên sự Tin Tưởng (vào những gì bạn nói trong hồ sơ). Họ Không Tin được bạn thì Không Cho Phép nữa ?.
Ngay cả với một tấm vé xem hát, bạn mất tiền mua nhưng lúc vào cửa không giữ trật tự và tuân thủ quy tắc của nhà hát thì bạn vẫn bị security mời về như thường.
4. Nhân viên hàng không không có quyền hủy visa của bạn, nhưng họ hoàn toàn CÓ TRÁCH NHIỆM KHÔNG CHO PHÉP BẠN BAY nếu họ thấy điều kiện nhập cảnh ở điểm đến của bạn có vấn đề. Nếu bạn gặp tình huống này, cứ bình tĩnh hỏi họ xem tại sao, rồi tiếp tục giải quyết vấn đề từ đó.
Tiện thể kể luôn cho các bạn nghe trường hợp của mình nhé. Mình di cư sang Úc, sau vài năm thì có Permanent Resident (PR). Ở Úc không cấp thẻ cư trú mà họ dán 1 cái Permanent Resident Visa vào hộ chiếu của mình.
Một lần mình về Việt Nam rồi quay lại Úc. Tại sân bay TSN, nhân viên hàng không nói là visa của mình có vấn đề và mình sẽ không nhập cảnh vào Úc được. Mình rất ngạc nhiên vì mình có PR cơ mà. Hỏi thì họ nói là họ không biết chi tiết mà chỉ biết là hệ thống báo lỗi, kiểu Alerts/cảnh báo là hộ chiếu này không được phép nhập cảnh Úc. Mình không nhớ rõ là bạn nhân viên hay chính mình đề nghị cứ check in cho mình bay tới Sing (vì đi Sing không cần visa), mình có khá nhiều thời gian transit nên sẽ giải quyết vấn đề ở đó.
Thực lòng mình nghĩ chắc hệ thống bị lỗi gì thôi. Tới Sing check in tiếp chuyến sau chắc ngon lành. Ai ngờ ở Sing cũng y như vậy. Mình giải thích là mình có visa PR. Trên visa ghi rõ "This person is permitted to remain in Australia indefinitely"- nghĩa là được lưu trú vô thời hạn cơ mà. Cô nhân viên hàng không phải liên lạc với một loạt cấp trên hay nhân viên khác có thẩm quyền và cuối cùng thì cũng lòi ra vấn đề.
Chuyện là thế này. Ở Úc sau khi được cấp PR thì bạn có thể ở lại vĩnh viễn. Nếu bạn không rời khỏi Úc thì chẳng sao cả. Nhưng nếu bạn có đi ra khỏi Úc mà muốn nhập cảnh trở lại thì cứ 5 năm bạn phải gia hạn cái visa PR đấy 1 lần. Trong 5 năm đầu kể từ ngày được cấp PR, mình đã đi ra đi vào Úc rất nhiều lần và tất nhiên không sao. Đến lần ấy thì hết hạn 5 năm.
Tất nhiên vấn đề rồi cũng được giải quyết. Khi tới Úc mình phải làm một cái visa tạm lúc nhập cảnh, rồi có hướng dẫn phải đi gia hạn cái visa PR kia trong vòng bao nhiêu ngày ?.
Chính sau vụ này mình mới xin nhập quốc tịch cho khỏi lôi thôi. Trước đây mình không định nhập quốc tịch Úc vì không muốn từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Nhưng cũng đúng đến giai đoạn ấy thì Việt Nam bắt đầu cho phép 2 quốc tịch (thực ra mình không rõ có chính thức "cho" không, chỉ biết là nới lỏng vấn đề này).
Kể cho các bạn nghe câu chuyện hơi dài dòng để thấy:
1. Nhân viên hàng không không cho bạn bay không phải vì họ nhìn cái visa thấy có vấn đề đâu. Khả năng rất cao là do hệ thống đưa ra cảnh báo.
2. Một phần là họ Được Ủy Quyền không cho phép bạn bay. Phần khác là họ Không Có Quyền cho bạn bay nếu hệ thống đã báo lỗi.
Mình không biết khối Schengen có hệ thống quản lý xuất nhập cảnh thế nào, nhưng mình tin chắc là nếu Pháp cấp visa cho cô A thì tất cả các nước Schengen còn lại sẽ được thông báo về việc đó. Thông tin này sẽ có trên hệ thống dữ liệu mà nước Schengen nào cũng truy cập được. Còn việc thông tin trên hệ thống chi tiết đến đâu, có nói gì về lịch trình của bạn trên đó hay không thì chúng ta không phải nhân viên bộ di trú của các nước này nên không biết được ?.
5. Confirm: Một khi bạn đã nhập cảnh được rồi thì bạn đi đâu không ai kiểm tra nữa. Việc nhân viên an ninh cho phép bạn qua cửa khẩu là sự đồng ý cho bạn vào vùng lãnh thổ Schengen và lưu trú trong thời hạn quy định trên visa. Việc bạn không đi theo lịch trình đã định nữa không phải là phạm pháp.
Tuy nhiên, lời khuyên của mình là không nên gian dối lịch trình làm gì. Mệt mỏi lắm ?.
6. Chuyện nhân viên ANCK hỏi bạn thứ này thứ nọ trước khi cho nhập cảnh là chuyện hết sức bình thường. Ngay cả với những hộ chiếu không cần visa cũng thế thôi. Đừng thấy họ hỏi một cái là quýnh lên (hoặc ngược lại sừng sộ lên). Mình thấy ở sân bay Heathrow cái hàng dài dằng dặc mà tất cả mọi người đều được hỏi rất lâu (được chứ chẳng có gì là "bị hỏi" cả :p).
Trên là một vài lưu ý khi xin Visa du lịch Shengen. Chúc các bạn những chuyến đi vui!
Theo: Ha Nguyen
Xem thêm:
Kinh nghiệm xin visa

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 8/01/2023
Love
0 Bình luận
avatar
Dịch vụ Visa du lịch nước ngoài travel blogger

Chuyên trang hướng dẫn chi tiết thủ tục, kinh nghiệm xin Visa du lịch nước ngoài - Cung cấp dịch vụ làm visa du lịch nước ngoài

0 Quốc gia
0 Tỉnh thành
6,916 Người theo dõi
5 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cách nộp e-visa Ấn Độ năm mới nhất, về cách điền hồ sơ online, phí visa, chi tiết tất tần tật về visa điện tử Ấn Độ
Chia sẻ kinh nghiệm xin Visa Brazil tự túc, không quá khó nhưng hơi phức tạp. Xin Visa du lịch Brazil tự túc, tham quan quốc gia bóng đá hàng đầu thế giới.
Chia sẻ kinh nghiệm làm hộ chiếu (passport) dành cho người ngoại tỉnh. Lệ phí, các bước làm thủ tục hồ sơ và nộp hồ sơ.
Chia sẻ kinh nghiệm xin Visa du lịch Mexico từ A-Z thủ tục, mức phí giúp bạn có những chuẩn bị cần thiết để chiếc Visa du lịch đến Mexico.
Xin visa tự túc Israel không khó nhưng bạn hãy chuẩn bị tinh thần lên lên xuống xuống DSQ nhiều lần để bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của DSQ. Mỗi người là một hồ sơ khác nhau nên việc bổ sung cũng khác nhau luôn
Bảng giá dịch vụ làm hộ chiếu, Visa nhanh nhận trong ngày, hoàn toàn bộ chi phí nếu rớt được cung cấp bởi Gody.vn.
Hội đồng Liên minh Châu Âu đã thông qua các sửa đổi vào Quy tắc cấp visa Schengen. Các sửa đổi này rất có lợi cho những người du lịch chân chính muốn đến khu vực Schengen nhiều lần. Các thủ tục xin visa sẽ đơn giản hơn, linh động hơn và nhanh hơn.
Tiếp nối sự may mắn hôm nay mình lại nhận thêm visa Canada. Họ cấp visa cho mình gần 10 năm đến hết hạn hộ chiếu luôn, tức là đến ngày 01/10/2028. Mình nộp hồ sơ online ngày 17/11, ngày 21/11 đi lấy dấu vân tay (biometrics) và ngày 28/11 nhận được yêu cầu nộp hộ chiếu để dán visa.
Sau hơn 5 năm đi du lịch bụi mình đã tích luỹ được một ít kinh nghiệm trong việc xin visa du lịch tự túc không giấy mời. Nói chung việc xin visa không quá khó, nếu bạn làm đúng các yêu cầu của các nước đặt ra và chứng minh cho họ hiểu rằng bạn sang nước họ để đi du lịch, sau đó sẽ quay về Việt Nam, chứ không ở lại nước họ.
Mình xin chia sẻ kinh nghiệm xin visa Úc và New Zealand online. Bạn nào muốn nộp hồ sơ giấy thì tự tìm hiểu trên mạng chứ mình không biết về vấn đề này. Theo mình thì nên nộp online, thủ tục đơn giản hơn và nhanh có kết quả hơn.