Blog NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ TRỌNG KHI XIN VISA DU LỊCH
cover

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ TRỌNG KHI XIN VISA DU LỊCH

Theo dõi Gody.vn trên Google news
Sau hơn 5 năm đi du lịch bụi mình đã tích luỹ được một ít kinh nghiệm trong việc xin visa du lịch tự túc không giấy mời. Nói chung việc xin visa không quá khó, nếu bạn làm đúng các yêu cầu của các nước đặt ra và chứng minh cho họ hiểu rằng bạn sang nước họ để đi du lịch, sau đó sẽ quay về Việt Nam, chứ không ở lại nước họ.

Sau hơn 5 năm đi du lịch bụi mình đã tích luỹ được một ít kinh nghiệm trong việc xin visa du lịch tự túc không giấy mời. Nói chung việc xin visa không quá khó, nếu bạn làm đúng các yêu cầu của các nước đặt ra và chứng minh cho họ hiểu rằng bạn sang nước họ để đi du lịch, sau đó sẽ quay về Việt Nam, chứ không ở lại nước họ.

Thú thật trong vòng 5 năm qua mình đã xin được visa rất nhiều nước, nhưng cũng đã một lần bị từ chối. Đó là bị rớt visa Iran hồi tháng 8/2018. Nguyên nhân là do quá mình chủ quan không chuẩn bị kỹ các giấy tờ. Một phần nữa là do Iran vừa thay đổi cách xin visa qua mạng Internet nên mọi thứ chưa rõ ràng lắm. Trước kia rất dễ dàng xin visa du lịch Iran tại ĐSQ của nước này ở Hà Nội, thậm chí còn có thể xin visa khi nhập cảnh ở sân bay (visa on arrival).

Sau đây mình xin chia sẻ với các bạn một số điều cơ bản cần phải chú trọng khi xin visa du lịch dạng tự túc, không giấy mời. Các bạn xin visa công tác hay thăm thân thì phải tự tìm hiểu thêm trên Internet vì mình không có kinh nghiệm trong vấn đề này.

Mình là người lao động tự do (FREELANCER), không có HĐLĐ, Đơn xin nghỉ phép hay bảng lương. Hy vọng kinh nghiệm của mình sẽ giúp các bạn, trong đó những người làm nghề tự do như mình.

✳✳✳ LỊCH SỬ DU LỊCH ✳✳✳
Lịch sử du lịch của bạn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xin visa những nước phát triển. Nó phần nào chứng minh cho nhân viên xét hồ sơ một điều rằng bạn là người thích đi du lịch và mục đích chuyến đi của bạn là để tham quan nước họ rồi quay về Việt Nam, chứ không có ý định trốn lại. Khi hộ chiếu còn trắng thì xác suất được cấp visa du lịch tự túc các nước khó tính rất thấp.

Để tăng khả năng đậu visa các nước phát triển trước hết bạn nên đi du lịch tới các nước miễn visa cho người Việt, ví dụ như các nước ASEAN. Sau đó bạn nên thêm 1 số nước ở gần chúng ta mà xin visa không quá khó khăn như Nhật bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan ....

Kinh nghiệm của bản thân: năm 2015 mình xin visa Schengen và UK khi hộ chiếu của mình đã có dấu xuất nhập cảnh của 6 nước Đông Nam Á cùng với visa của Hongkong và visa Nga. Mình chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ mà ĐSQ Anh và ĐSQ Pháp yêu cầu và nộp thì sau 1 tuần đã nhận được visa 2 nước trên.

Mình là người lao động tự do (freelancer), nhưng có lịch sử du lịch khá tốt nên bây giờ xin visa các nước khó tính khá dễ dàng và nhanh. Tức là, nếu lịch sử du lịch của bạn tốt thì dù chứng minh tài chính hay công việc của bạn yếu, bạn vẫn có thể đậu visa. Các bạn trẻ hãy cố gắng đi các nước miễn visa trước, sau đó đi các nước dễ cấp visa rồi hãy xin visa các nước khó như là UK, EU, Mỹ, Úc, Canada …

Còn nếu lịch sử du lịch các bạn trẻ còn nghèo nàn mà muốn xin visa du lịch các nước khó tính thì công việc của các bạn phải thật tốt và ổn định. Ví dụ các bạn làm cho công ty lớn hoặc công ty nước ngoài đã trên 3 năm và lương phải trên 20 triệu.

Một lưu ý nữa. Nếu bạn muốn kết hợp đi mấy nước với nhau thì bạn nên nộp hồ sơ xin visa 1 trong các nước đó trước. Xin được rồi thì bạn nộp tiếp hồ sơ xin visa các nước còn lại. Ví dụ, năm 2015 mình nộp hồ sơ xin visa Schengen trước. Sau khi nhận được visa Schengen mình nộp luôn hồ sơ xin visa UK và được luôn. Nếu bạn chưa đủ tự tin thì không nên đồng thời nộp hồ sơ nhiều nước cùng 1 lúc vì nước này lại đợi nước kia cấp visa rồi mới cấp theo.

✳✳✳ CHỌN THỜI ĐIỂM NỘP HỒ SƠ ✳✳✳
Việc chọn thời điểm thích hợp để nộp đơn xin visa cũng rất quan trọng. Kinh nghiệm bản thân: mình xin thành công visa 3 nước Úc, New Zealand và Canada trong tháng 11/2018 đúng vào lúc mình hết tiền (hihihi). Khi bạn hết tiền thì tâm lý rất thoải mái, bạn luôn nghĩ: “Ui, cứ nộp hồ sơ thôi, được thì được, không được thì thôi, đàng nào cũng đã có tiền đâu?”. Với tâm lý thoải mái như vậy bạn sẽ tự tin một cách bất cần khi phỏng vấn và điều này sẽ làm tăng xác suất nhận được visa (hihihi).

Theo quan điểm của mình thì xin visa vào các tháng 11, 12, 1 và tháng 2 sẽ rất dễ đậu visa và nhanh có kết quả. Tại sao? Tại vì đây là các tháng mùa đông – mùa thấp điểm của du lịch của hầu hết các nước phát triển như UK, EU, Canada, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…. Còn ở Úc và New Zealand đang là mùa hè nên cũng không phải là mùa du lịch cao điểm. Mình đã chứng kiến ở các Trung tâm tiếp nhận thị thực Úc và Canada trong những ngày tháng 11 rất vắng người đến nộp hồ sơ. Tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chắc chắn sẽ còn vắng hơn nữa khi mùa đông lạnh gía khắp nơi và người Việt đang bận chuẩn bị ăn Tết.

Và tất nhiên khi vắng như vậy thời gian xét duyệt hồ sơ sẽ nhanh hơn rất nhiều so với mùa cao điểm. Ví dụ: theo thống kê thời gian xét hồ sơ xin visa Canada vào các tháng 6, 7 và 8 là khoảng 70 ngày, trong khi mình nộp giữa tháng 11 chỉ mất chưa tới 10 ngày. Hình như nhân viên xét duyệt hồ sơ thấy “ế khách” quá nên cũng dễ tính hơn lúc đông người.

Có nhiều người cho rằng không nên nộp hồ sơ xin visa vào mấy tháng cuối năm, cụ thể là tháng 10, 11 và tháng 12, bởi vì lúc đó quota – hạn ngạch số lượng du khách trong năm đã gần hết và như vậy dễ bị trượt visa hơn. Mình không nói ý kiến này là sai hoàn toàn. Có thể nó đúng với một số nước, ví dụ như nước Mỹ, chứ không phải đối với tất cả các nước. Bởi bây giờ đối với hầu hết các nước du lịch đang là 1 nguồn ngân sách quốc gia nên họ không giới hạn số lượng du khách. Thực tế mình đã xin được visa 3 nước: Úc, New Zealand và Canada trong tháng 11.

Có nhiều nước cấp visa có hạn sử dụng dài như UK (6 tháng), Úc, Mỹ, Peru.. (1 năm) và Canada (tối đa lên đến 10 năm). Vì thế bạn nên chuẩn bị hồ sơ để xin visa sớm vào các tháng mùa đông vắng người. Đừng đợi đến lúc gần đi mới xin, bởi lúc đó ai cũng nộp đơn xin thì sẽ quá tải, dẫn đến việc xét duyệt lâu hơn và nhân viên xét hồ sơ mệt mỏi do nhiều việc nên thường đánh trượt. Có visa dài hạn rồi thì bạn hoàn toàn có thể canh vé rẻ và chủ động đi bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian visa cho phép.

Hầu hết các nước còn lại thường cấp visa có hiệu lực trong vòng 3 tháng. Và họ cho phép bạn nộp hồ sơ trong vòng 3 tháng trước ngày khởi hành dự kiến. Bạn nên nộp hồ sơ sớm nhất có thể. Ví dụ: ngày 1 tháng 8 đi thì ngày 1 tháng 5 đi nộp hồ sơ đi cho chắc ăn.

✳✳✳ PHƯƠNG THỨC NỘP HỒ SƠ ✳✳✳
Thường thì để xin visa các bạn cần chuẩn bị tất cả các giấy tờ theo yêu cầu rồi nộp tại ĐSQ/LSQ hay tại các Trung tâm tiếp nhận thị thực của các nước tại Việt Nam.

Ngoài nộp hồ sơ giấy một số nước đã cho phép chúng ta nộp hồ sơ qua mạng (online) như: Úc, New Zealand, Canada. Mới đây Pháp cũng đã bắt đầu triển khai dịch vụ khai đơn xin visa qua mạng Internet. Theo mình bây giờ là thời đại công nghệ số rồi, vì thế bạn nên nộp online để đỡ phải xếp hàng chờ đợi ở các ĐSQ/LSQ. Thủ tục đơn giản hơn và nhanh có kết quả hơn nhiều so với nộp hồ sơ giấy. Bạn cần scan hoặc chụp các giấy tờ cần nộp rồi tải lên thôi.

✳✳✳ CHUẨN BỊ HỒ SƠ ✳✳✳
Khâu chuẩn bị các giấy tờ là rất quan trọng. Nhân viên xét duyệt hồ sơ sẽ dựa trên các giấy tờ bạn nộp để đưa ra quyết định cấp hay từ chối visa. Vì vậy chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ càng tất cả các giấy tờ mà ĐSQ/LSQ yêu cầu đương đơn nộp. Bất kỳ sự sai sót hay nộp thiếu giấy tờ có thể dẫn đến việc chậm trễ hoặc bị từ chối visa.

Nhân viên ĐSQ/LSQ hoàn toàn có thể kiểm tra được tính xác thực của tất cả các giấy tờ mà bạn nộp. Ví dụ hồi đầu tháng 12 một bạn ở Cà Mau đã chia sẻ, nhân viên LSQ Canada đã xuống tận Cà Mau để xác minh công việc và các mối quan hệ gia đình của bạn ấy. May mà tất cả những gì nhân viên LSQ Canada thu thập được đều trùng khớp với những gì bạn ấy đã khai trong hồ sơ. Và sau mấy ngày bạn ấy đã nhận được visa. Nói chung bằng các cách khác nhau người ta có thể điều tra được tất cả các thông tin về bạn. Vì thế bạn nên chuẩn bị các giấy tờ một cách trung thực và đầy đủ. Họ đánh giá rất cao sự trung thực của đương đơn. Nếu họ phát hiện ra sự gian lận thì e rằng cơ hội xin được visa sẽ không còn nữa.

Danh sách các giấy tờ cần nộp để xin visa du lịch thường được đăng trên trang web của ĐSQ/LSQ hay sở Di trú của các nước. Bạn hãy vào trang đó để đọc kỹ và tải về hoặc khai trực tiếp các đơn. Mỗi nước có những yêu cầu khác nhau, nhưng hầu như đều có chung danh sách các giấy tờ cần nộp. Sau đây tôi sẽ giới thiệu qua về danh sách các giấy tờ này.

➡️ Đơn xin visa. Đơn này bạn có thể khai trực tiếp trên trang web của các nước hoặc tải về máy tính rồi điền đơn. Các bạn nên điền đơn trên máy tính, không nên in ra rồi điền bằng tay. Ngoài đơn xin visa này 1 số nước còn yêu cầu bạn nộp thêm các đơn khác hay các phụ lục của đơn chính.
➡️ Giấy tờ thông hành: bao gồm hình thẻ và hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng tính từ ngày bạn muốn nhập cảnh vào nước họ.
Nhiều nước còn yêu cầu bạn nộp bản sao CMND và sổ Hộ khẩu. Có nước thì cho phép bạn nộp nguyên bản tiếng Việt (ví dụ nước Úc), nhưng đa số các nước đòi hỏi nộp bản dịch tiếng Anh công chứng.
➡️ Lịch sử du lịch: bạn photo hoặc scan rồi cho vào 1 file tất cả các trang của hộ chiếu cũ (nếu có) và hộ chiếu đang dùng, bao gồm trang có hình và thông tin cá nhân cùng tất cả các trang có dấu xuất nhập cảnh hay visa các nước đã từng đi.
➡️ Giấy tờ chứng minh tài chính
Mục này khá quan trọng. Bạn phải chứng minh rằng bạn có thu nhập ổn định cho cuộc sống ở Việt Nam để sau khi thăm nước của họ bạn sẽ quay về Việt Nam. Và bạn phải chứng minh rằng hiện tại bạn đang sở hữu một khoản tiền nhiều hơn số tiền cần thiết cho chuyến đi của bạn.

Trong mục này thường thì cần chuẩn bị các giấy tờ:
✔️ Sổ tiết kiệm: không có quy định bao nhiêu là đủ, nhưng số tiền gửi này phải nhiều hơn số tiền cần thiết cho chuyến đi của bạn. Nói chung khoảng trên 100 triệu là OK rồi. Cũng không nên “khoe” sổ tiết kiệm nhiều tỷ, bởi điều này sẽ gây nghi ngờ về tính đích thực của giấy tờ đó hoặc nhân viên xét hồ sơ sẽ nghĩ, bạn có rất nhiều tiền thì có thể bạn sẽ ở lại nước họ để sinh sống.
Mỗi nước có 1 yêu cầu khác nhau về thời gian mở sổ tiết kiệm và thời hạn của khoản tiết kiệm. Nhiều nước không coi trọng thời gian mở sổ tiết kiệm. Có nước lại đòi hỏi sổ tiết kiệm phải được mở tối thiểu 3 hoặc 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ xin visa. Bạn nên đọc kỹ yêu cầu này trước khi xin visa.
✔️ Sao kê tài khoản ngân hàng tối thiểu 3 tháng gần nhất, nếu bạn có giao dịch qua ngân hàng. Thường thì mình sao kê 6 tháng cuối. Cái này chứng minh việc chi tiêu của bạn.
✔️ Chụp hình các thẻ ngân hàng debit và credit (nếu có). Một số nước yêu cầu bạn xin xác nhận hạn mức tín dụng thẻ credit của bạn. Bạn nên đọc kỹ yêu cầu này trước khi xin visa.
✔️ Bảng lương 6 tháng cuối. Nếu công ty trả lương qua tài khoản ngân hàng thì lấy bút khoanh tròn những khoản lương trong Sao kê tài khoản. Nếu bạn là người lao động tự do thì bỏ qua mục này.
✔️ Các giấy tờ tài sản khác có giá trị: cái này không bắt buộc, nhưng chúng sẽ làm tăng khả năng đậu visa của bạn. Bạn có thể nộp giấy tờ nhà đất, sổ đỏ, giấy tờ xe, cổ phiếu… ngoại trừ giấy vay nợ nhé!

➡️ Các giấy tờ chứng minh công việc
Bạn cần chứng minh cho họ rằng bạn có một công việc ổn định ở Việt Nam và sau khi tham quan nước họ bạn sẽ quay về nước để tiếp tục làm việc, chứ không trốn lại nước họ. Trong mục này bạn cần chuẩn bị Hợp đồng lao động và đơn xin nghỉ phép nếu bạn là nhân viên. Còn bạn là chủ công ty thì bạn chuẩn bị giấy đăng ký kinh doanh, giấy nộp thuế … Một số nước có thể yêu cầu bạn nộp giấy xác nhận công việc, vị trí trong công ty, mức lương…
Nếu bạn là người lao động tự do thì bỏ qua mục này. Nhưng bạn cần chứng minh cho người ta hiểu rằng bạn có nguồn thu nhập tốt cho cuộc sống của bạn ở Việt Nam và dư dật để đi du lịch nữa. Trường hợp này bạn nên viết 1 cái thư giải trình, trong đó bạn kể ra những công việc tự do mà bạn đang làm, thu nhập từ các công việc đó là bao nhiêu? Và thu nhập này bạn phải thể hiện trong mục “Chứng minh tài chính”.

➡️ Giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi của bạn
Mục này cũng rất quan trọng vì nó chứng minh cho người ta rằng bạn sang nước họ là để du lịch, chứ không vì bất kỳ mục đích nào khác. Theo mình bạn nên chuẩn bị các giấy tờ sau:
✔️ Lịch trình chuyến đi chi tiết từng giờ, từng ngày, ăn gì, ngủ ở đâu, tham quan cái gì…
✔️ Vé máy bay đến và ra khỏi nước họ: chỉ cần đặt giữ chỗ, không cần thanh toán
✔️ Đặt phòng khách sạn: bạn có thể đặt trên booking hay Agoda dạng thanh toán sau và có thể huỷ miễn phí.
✔️ Bảo hiểm du lịch: bạn có thể mua Liberty, Bảo Việt hay AIG.
✔️ Bảng kinh phí dự trù cho chuyến đi: bạn liệt kê tất cả các chi phí phát sinh trong chuyến đi. Bao gồm chi phí vé máy bay, đặt khách sạn, ăn uống, chi phí di chuyển xe cộ tại các nơi bạn sẽ đến (cái này ko bắt buộc, có thì càng tốt).
✔️ Ngoài ra bạn có thể nộp các giấy tờ xác nhận mua hoặc đặt dịch vụ du lịch của các công ty bên nước bạn sẽ đi.

➡️ Thư giải trình
Cái này không bắt buộc, nhưng những người hồ sơ yếu hoặc lao động tự do như mình thì nên viết. Nội dung thư giải trình như sau: bạn là ai, đang làm nghề gì, lương tháng bao nhiêu, có thích đi du lịch không, đã đi được bao nhiêu nước rồi, những nước nào? Tại sao bạn muốn đến nước họ? Bạn dự định đi đến nước họ từ ngày nào đến ngày nào, đi những thành phố nào, đến nước họ bằng phương tiện nào, ở khách sạn nào… Nếu bạn là lao động tự do thì cần giải thích thêm hiện tại bạn đang làm những công việc tự do nào, thu nhập khoảng bao nhiêu…
Chúc các bạn may mắn!
hình ảnh
Chia sẻ của Xuân Hoà
Kinh nghiệm xin visa

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 7/01/2023
Love
0 Bình luận
avatar
Dịch vụ Visa du lịch nước ngoài

Chuyên trang hướng dẫn chi tiết thủ tục, kinh nghiệm xin Visa du lịch nước ngoài - Cung cấp dịch vụ làm visa du lịch nước ngoài

0 Quốc gia
0 Tỉnh thành
6,916 Người theo dõi
5 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cách nộp e-visa Ấn Độ năm mới nhất, về cách điền hồ sơ online, phí visa, chi tiết tất tần tật về visa điện tử Ấn Độ
Chia sẻ kinh nghiệm xin Visa Brazil tự túc, không quá khó nhưng hơi phức tạp. Xin Visa du lịch Brazil tự túc, tham quan quốc gia bóng đá hàng đầu thế giới.
Chia sẻ kinh nghiệm làm hộ chiếu (passport) dành cho người ngoại tỉnh. Lệ phí, các bước làm thủ tục hồ sơ và nộp hồ sơ.
Chia sẻ kinh nghiệm xin Visa du lịch Mexico từ A-Z thủ tục, mức phí giúp bạn có những chuẩn bị cần thiết để chiếc Visa du lịch đến Mexico.
Xin visa tự túc Israel không khó nhưng bạn hãy chuẩn bị tinh thần lên lên xuống xuống DSQ nhiều lần để bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của DSQ. Mỗi người là một hồ sơ khác nhau nên việc bổ sung cũng khác nhau luôn
Bảng giá dịch vụ làm hộ chiếu, Visa nhanh nhận trong ngày, hoàn toàn bộ chi phí nếu rớt được cung cấp bởi Gody.vn.
Hội đồng Liên minh Châu Âu đã thông qua các sửa đổi vào Quy tắc cấp visa Schengen. Các sửa đổi này rất có lợi cho những người du lịch chân chính muốn đến khu vực Schengen nhiều lần. Các thủ tục xin visa sẽ đơn giản hơn, linh động hơn và nhanh hơn.
Tiếp nối sự may mắn hôm nay mình lại nhận thêm visa Canada. Họ cấp visa cho mình gần 10 năm đến hết hạn hộ chiếu luôn, tức là đến ngày 01/10/2028. Mình nộp hồ sơ online ngày 17/11, ngày 21/11 đi lấy dấu vân tay (biometrics) và ngày 28/11 nhận được yêu cầu nộp hộ chiếu để dán visa.
Mình xin chia sẻ kinh nghiệm xin visa Úc và New Zealand online. Bạn nào muốn nộp hồ sơ giấy thì tự tìm hiểu trên mạng chứ mình không biết về vấn đề này. Theo mình thì nên nộp online, thủ tục đơn giản hơn và nhanh có kết quả hơn.
Từ ngày 01/01/2019 công dân Việt Nam có thể xin e-visa du lịch vào Kazakhstan với 2 điều kiện bắt buộc sau: ☑ Giấy mời (invitation) từ phía công ty du lịch Kazakhstan ☑ Nhập cảnh bằng đường hàng không tại sân bay quốc tế ở Astana hoặc Almaty.