Blog Chùa Bà Thiên Hậu - vẻ đẹp cổ kính, an yên giữa lòng Sài Gòn
cover

Chùa Bà Thiên Hậu - vẻ đẹp cổ kính, an yên giữa lòng Sài Gòn

avatar
Việt Quốc Phạm dot Thứ 2, 07/03/2022
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Đến Sài Gòn mà bạn muốn muốn cảm nhận sự tĩnh lặng và an yên thì hãy đến Chùa Bà Thiên Hậu. Mặc dù nằm trên mảnh đất Sài thành, nhưng nơi đây dường như tách biệt với cuộc sống ồn ào, nhộn nhịp ngoài kia.

Chùa Bà Thiên Hậu nằm trong khu phố người Hoa tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Ngay bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành - nơi người Hoa ở Quảng Đông Trung Quốc tập trung. Giờ mở/đóng cửa của chùa từ 6h30 đến 16h30.
hình ảnh
Chùa Bà Thiên Hậu được biết đến là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa tại Sài Gòn. Ngôi miếu này còn trở thành địa điểm tâm linh có ảnh hưởng lớn tới đời sống, văn hóa của đông đảo người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố.
hình ảnh
Những chi tiết nhỏ cực kì công phu, tinh xảo
Sự tích Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu
Bà Thiên Hậu sinh ngày 23/3/1044 tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến, tên thật là Lâm Mặc Nương. Ngay từ những ngày đầu, bà đã khiến những người xung quanh chú ý bởi 14 tháng mới ra đời. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng bà được trời phú cho khả năng thiên bẩm trong nhiều lĩnh vực.
Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn. Bởi họ đã đi từ Quảng Đông, Trung Quốc đến với Việt Nam một cách bình yên và an toàn. Đồng thời, tin rằng với sự hiển linh của bà nên họ mới có thể vượt qua được mọi trở ngại, an cư lạc nghiệp.
Khi người Hoa di dân đến Việt Nam, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu cũng theo đó du nhập và nhiều ngôi chùa được dựng lên như chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương, chùa Bà Thiên Hậu Võ Văn Kiệt,…
hình ảnh
Chánh điện nơi thờ Bà Thiên Hậu
Lịch sử chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng vào khoảng năm 1760 (thế kỷ XVIII) do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành góp tiền bạc và công sức. Tên chính xác của nơi này là Thiên Hậu Miếu, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên trong cách gọi của dân gian ở miền Nam nước ta, cứ nơi nào linh thiêng thì đều gọi là chùa. Vì thế người ta thường gọi là chùa Bà Thiên Hậu dù cách gọi này cũng không hẳn là đúng cho lắm. Sau 261 năm tồn tại, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được những đường nét độc đáo. Vào ngày 7/1/1993, địa danh này được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu đậm chất người Hoa
Đến với chùa Bà Thiên Hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh, du khách không khỏi ấn tượng với kiến trúc hình ấn, bao gồm tổ hợp của 4 gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”.
Chùa bà Thiên Hậu được chia làm ba nơi chính: Tiền điện, Trung điện và Chính điện với những gian thờ những vị thần linh trong lịch sử Trung Quốc. Chính điện là nơi thờ chính của Thiên Hậu Thánh Mẫu với tượng bà Thiên Mẫu được tạc từ khối gỗ nổi bật giữa không gian vô cùng tĩnh mịch, kì bí và linh thiêng. Tiền điện là nơi đặt miếu thờ của Phúc Đức Chánh thần (thần thổ địa – người cai quản đất đai của nhân dân) và Môn Quan Vương tả (thần giữ cửa). Cuối cùng là Trung điện với bộ lư cổ hơn 130 tuổi lâu đời nhất lịch sử với nhiều nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo.
hình ảnh
hình ảnh
Những bảo vật quý được lưu giữ ở chùa Bà Thiên Hậu
Đặc biệt, đến với chùa Bà Thiên Hậu du khách không khỏi trầm trồ bởi những bảo vật quý. Nơi đây hiện đang lưu giữ khoảng 400 đồ cổ, các bức tranh đắp nổi hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng. Phần mái hiên, nóc nhà, vách tường có gắn tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo điển tích của Trung Quốc.
hình ảnh
Những bảo vật được trưng bày và lưu giữ tại đây
Ngoài ra, chùa Bà Thiên Hậu còn chứa rất nhiều đỉnh trầm, lư trầm và lư hương. Đồng thời, bạn sẽ vô cùng ấn tượng với 10 bức hoành phi, 9 bia đá, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 2 chuông nhỏ, 23 câu đối, 41 tranh nổi,… Tất cả đều được chế tác tỉ mỉ với những đường nét vô cùng tinh tế.
hình ảnh
hình ảnh
Điểm nhấn của ngôi chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc vòng nhan treo trên không độc đáo. Người viếng có thể mua vòng nhan, ghi lại những lời chúc hay tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó bạn treo lên cùng với nhan để cầu xin với bà Thiên Hậu.
hình ảnh
Nếu muốn cầu nguyện những điều tốt đẹp, bạn hãy học văn khấn chùa Bà Thiên Hậu hoặc có thể ghi lại mong ước của mình lên giấy, treo cùng với vòng nhang để cầu xin Bà. Các bạn có thể mua Nhang vòng cùng với giấy cầu bình an với giá 30k. Bạn viết tên các thành viên trong gia đình bạn để cầu bình an may mắn.
hình ảnh
Đây là giấy cầu bình an, bạn viết tên những người thân trong gia đình và treo lên cùng với nhang vòng
hình ảnh

hồ chí minh Chùa Bà Thiên Hậu Chùa Bà Thiên Hậu hồ chí minh

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 13/05/2024
Love
2 Bình luận
avatar
Việt Quốc Phạm

Tôi có một ước mơ, ước mơ được xê dịch. Tôi cố gắng để đi được nhiều nơi nhất có thể để được tìm hiểu, khám phá và học hỏi nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và những giá trị mà những chuyến đi mang lại. Tôi là một người lang thang, kẻ độc hành ôm mộng mơ đi muôn nơi để tìm câu trả lời : Rốt cuộc ta là ai trên cuộc đời này?

0 Quốc gia
23 Tỉnh thành
14 Người theo dõi
9 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Sy Dan mình để ý ở đâu có người Hoa thì sẽ có chùa Thiên Hậu á. mình đi Sing và Malay thì đều có chùa tên giống vậy
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Việt Quốc Phạm đây chắc là tín ngưỡng văn hóa của người Hoa bạn ạ. Thường thì người ta gọi là miếu, nhưng người Việt hóa gọi là chùa. Còn bên cạnh chùa thì có một nơi gọi là hội quán, nơi gặp mặt sinh hoạt cộng đồng của người Hoa.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ Cái Bè được biết đến là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nằm giữa Đăk Lăk đại ngàn đầy nắng và gió có một nơi được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" vì nơi đây được trồng rất nhiều thông cho nên rất trong lành và mát mẻ. Đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Từ Giác nằm tại thôn Ea Wi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Hẻm 206 đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) còn được biết đến với tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mỹ lệ, cổ kính và đây còn là địa điểm cầu duyên, cầu con linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương.
Nhắc đến Nghệ An, ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển Cửa Lò quanh năm xanh mát thì không thể không nhắc đến Bãi Lữ. Bãi Lữ hút hồn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, mà còn là nơi nghĩ dưỡng, thư giãn sang trọng, tiện nghi không kém bất kì khu du lịch cao cấp nào.
Trong con hẻm tấp nập trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM có một "địa chỉ đỏ" rất đặc biệt. Đó là căn nhà số 287/70. Nơi đây có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa Quốc gia.
Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé!
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến . Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở nhiều công trình văn hóa, tính ngưỡng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hội quán Nghĩa An.
Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định.