Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định.
Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định.
Nhà thờ Tân Định ở đâu?
Nhà thờ tọa lạc tại số 289 đường Hai Bà Trưng, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa?
Một điều cần lưu ý là khách tham quan không được phép vào nhà thờ trong giờ làm lễ, vì vậy các bạn hãy ghi nhớ một vài khung giờ sau:
• Giờ lễ vào ngày thường: 5:00 – 6:15 và 17:30 – 19:00.
• Giờ lễ vào 2 ngày cuối tuần : gồm 4 khung giờ 5:00, 6:15, 7:30, 9:00, 16:00, 17:30, 19:00
Lịch sử nhà thờ Tân Định?
Lịch sử nhà thờ Tân Định bắt đầu từ năm 1874 trong xứ mệnh của cha Donatien Éveillard (1835-1883). Chính Cha Éveillard giám sát việc xây dựng của ngôi nhà thờ đầu tiên. Nhà thờ được khánh thành vào tháng 12 năm 1876.
Cha Éveillard cũng đã mời những sơ từ dòng tu Saint-Paul de Chartres về đây thành lập một cô nhi viện và trường nội trú bên cạnh nhà thờ, gọi là Thánh Nhi Tân Định hay Trường Thánh nhi Tân Định (tên gốc là Sainte Enfance de Tan-Dinh, hay École de Tan-Dinh). Trường được mở vào năm 1877 và khoảng những năm 1880 thì trường có khoảng 300 học sinh theo học.
Cha Éveillard vì là một người được người dân địa phương yêu mến nên ngày 15-9-1883 ngài qua đời và được an táng ngày 17-9-1883 phía trước bàn thờ Đức Mẹ, trong Nhà Thờ Tân Định, cho chính Ngài đã xây cất, một tấm cẩm thạch trắng được làm bia phủ trên mộ Ngài.
Đến đầu những năm 1890, nhà thờ và các trường học ban đầu không còn phù hợp với mục đích sử dụng, vì vậy người kế nhiệm của Cha Éveillard, Cha Louis-Eugène Louvet (Cha Ngôn) (1838-1900) , đã tổ chức một giải xổ số để gây quỹ xây dựng lại những tòa nhà. Phần lớn diện tích của Nhà thờ Tân Định hiện nay có từ năm 1896-1898. Các tòa nhà trường học liền kề cũng được xây dựng lại trong thời gian này và trường École des Sourds-Muets de Tân-Định mới (Trường câm điếc Tân Định) được mở trong khuôn viên Trường Thánh Nhi Tân Định. Đến năm 1908, Trường Thánh Nhi có thêm 4 nữ tu người Pháp và 10 nữ tu Việt Nam.
Cha Louvet (Cha Ngôn) đã bổ nhiệm một nhà truyền giáo tên là Jean-François-Marie Génibrel (Cha Thượng) (1851-1914) điều hành Nhà In Thừa Sai.
Vào năm 1928-1929 Nhà thờ Tân Định được trùng tu và nâng cấp dưới sự ủy quyền của Linh mục Jean-Baptiste Nguyễn Bá Tòng (1868-1949), người sau này nổi tiếng là giám mục Việt Nam đầu tiên của Đông Dương, phụ trách giáo phận Phát Diệm.
Năm 1949, các trụ cấu trúc ở gian giữa được gia cố. Năm 1957, nhà thờ đã được tu bổ và sơn lại bằng màu hồng mà nhiều người biết đến ngày nay (màu hồng cá hồi ở bên ngoài, màu dâu tây và màu kem ở bên trong). Kể từ thời điểm đó, nhà thờ đã trải qua một số lần tân trang lớn.
Một phần của Trường Thánh Nhi Tân Định ngày nay vẫn được sử dụng bởi Nữ tu dòng Thánh Phaolô Chartres. Đa phần khu vực của Trường Thánh Nhi đã trở thành cơ sở cho trường Trung học cơ sở Hai Bà Trung ở bên cạnh.
Có gì ở nhà thờ Tân Định?
Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Nhà thờ được sơn màu hồng phấn cả bên ngoài và bên trong từ năm 1957, khiến nhà thờ có biệt danh là "nhà thờ màu hồng".
Chính vì màu hồng nổi bật của nhà thờ nên nhà thờ Tân Định chính là địa điểm checkin mà giới trẻ không thể bỏ lỡ, kể cả những du khách quốc tế. Chỉ cần giờ máy ảnh lên là các bạn sẽ có những bức ảnh đẹp.
Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét. Bên trong có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn.
Hai tòa tháp phụ có phần mài ngói lợp vẩy cá, được trang trí bằng những họa tiết xoắn kép hoa văn độc đáo càng làm thiết kế của tòa tháp thêm nổi bật.
Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam.
Kiến trúc Nhà thờ Tân Định bao gồm một gian giữa với mái vòm hình thùng cao (ngày nay được giấu bằng trần giả), các gian được ngăn cách bằng mái vòm với lối đi bên và hành lang. Thiết kế của nhà thờ kết hợp một phòng trưng bày phía trên (triforium hay mái vòm nông) và có hai nhà nguyện kiểu apse hình chóp nằm hai bên gian giữa, gần với lối vào. Khi bước vào nhà thờ cánh bên trái cung thánh là tượng Đức Mẹ Maria (cùng với một gian phụ thờ Thánh Theresa ở gần lối vào), cánh phải là tượng Thánh Cả Giuse. Trên những cây cột hai bên cánh của cung thánh có những bức tượng thánh và 14 Chặng Đàng Thánh Giá có niên đại từ những năm 1890.
Khuôn viên trong nhà thờ khá là rộng, được phủ kín bởi nhiều cây xanh và được trang trí bằng nhiều bức tượng nói về cuộc đời của chúa Jesus, nổi bật nhất là tượng chúa Jesus giang tay, tượng đức mẹ Maria.
Ngoài ra, nhà thờ có một khu làm lễ ngoài trời ở góc phải phía sau của nhà thờ. Nhà thờ đã bố trí những hàng ghế ngồi ngay ngắn trông rất là đẹp.
Các bạn để ý trên những bức tường là được đinh rất nhiều tấm bia hình chữ thập cách điệu, đó chính là nơi khắc tên những những người theo đạo đã mất.
Đến với Sài Gòn thì không thể bỏ lỡ điểm đến cực kì đặc biệt thú vị như Nhà thờ Tân Định được. Hy vọng những thông tin trên bài viết mà Việt Đăng Di cung cấp cho các bạn sẽ giúp bạn có một chuyến đi tuyệt vời.
hồ chí minhNhà thờ Công Giáo Tân Định(Pink Church)
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Tôi có một ước mơ, ước mơ được xê dịch. Tôi cố gắng để đi được nhiều nơi nhất có thể để được tìm hiểu, khám phá và học hỏi nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và những giá trị mà những chuyến đi mang lại. Tôi là một người lang thang, kẻ độc hành ôm mộng mơ đi muôn nơi để tìm câu trả lời : Rốt cuộc ta là ai trên cuộc đời này?
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ Cái Bè được biết đến là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nằm giữa Đăk Lăk đại ngàn đầy nắng và gió có một nơi được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" vì nơi đây được trồng rất nhiều thông cho nên rất trong lành và mát mẻ. Đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Từ Giác nằm tại thôn Ea Wi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Hẻm 206 đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) còn được biết đến với tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mỹ lệ, cổ kính và đây còn là địa điểm cầu duyên, cầu con linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương.
Nhắc đến Nghệ An, ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển Cửa Lò quanh năm xanh mát thì không thể không nhắc đến Bãi Lữ. Bãi Lữ hút hồn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, mà còn là nơi nghĩ dưỡng, thư giãn sang trọng, tiện nghi không kém bất kì khu du lịch cao cấp nào.
Trong con hẻm tấp nập trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM có một "địa chỉ đỏ" rất đặc biệt. Đó là căn nhà số 287/70. Nơi đây có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa Quốc gia.
Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé!
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến . Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở nhiều công trình văn hóa, tính ngưỡng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hội quán Nghĩa An.
Dinh Độc Lập là một công trình do người Pháp xây dựng từ rất sớm, Dinh Độc Lập Sài Gòn có kiến trúc độc đáo và từng được xem là công thự đẹp nhất Á Đông. Nơi đây được coi là biểu tượng của hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam sau chiến thắng năm 1975, Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước.