Hẻm 206 đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) còn được biết đến với tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu.
Hẻm Hào Sĩ Phường được biết đến là địa điểm mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa. Đây là nơi sinh sống của người Hoa và người Việt gốc Hoa. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu, mang đậm phong cách Trung Hoa.
1. Chung cư Hào Sĩ Phường ở đâu?
Hẻm Hào Sĩ Phường có địa chỉ tại 206 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Cách di chuyển: Từ trung tâm Sài Gòn, bạn đi theo hướng Lê Lai qua đường Nguyễn Trãi thì rẽ trái ở Trần Phú đến phố người Hoa đi thêm 500m là tới.
Vì trong chung cư không có chỗ gửi xe nên nếu bạn bỏ xe ở cổng thì cũng nên cận thẩn nhé. Hoặc bạn có thể đi thêm 50m và hỏi người dân chỗ để xe.
2. Ông Hứa Bổn Hoà và nguồn gốc tên Hào Sĩ Phường
Theo nhiều người dân sinh sống tại đây cho biết, trước kia, hẻm Hào Sĩ Phường thuộc quyền sở hữu của đại gia Hứa Bổn Hòa hay còn gọi là chú Hỏa. Những căn nhà trong hẻm đều do ông Hứa Bổn Hoà xây dựng và cho thuê lại từ năm 1910. Cái tên Hào Sĩ Phường cũng do chính ông đặt cho con hẻm.
Tuy nhiên, theo những người dân ở đây, tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường có nhiều cách lý giải. Người thì nói hào là hào hiệp, sĩ là văn sĩ và phường là phường buôn bán, cũng có người nói hẻm này của những người Tiều làm công cho ông chủ hãng có tên Hào Sĩ, chữ Phường không phải mang nghĩa đơn vị hành chính phường, quận như bây giờ, mà là một nhóm người làm công cho chủ, hay gọi là phường sản xuất.
Dưới thời Pháp thuộc, những con hẻm mang văn hóa Trung Hoa thường được đặt tên theo người chủ và hay sử dụng những chữ cuối như Lý, Hạng, Phường. Trong đó, phường quy tụ người lao động làm chung một nghề hoặc chung một ông chủ. Khi đó, hẻm Hào Sĩ Phường là nơi ở của những công nhân làm nghề chế tạo xà bông cho một ông chủ tên là Hào Sĩ.
3. Tham quan kiến trúc độc nhất vô nhị của Hào Sĩ Phường
Hẻm Hào Sĩ Phường được thiết kế theo lối chung cư cũ, gồm hai tầng với lối kiến trúc cổ kính, hiện đại đan xen lẫn nhau. Hệ thống cầu thang kết nối giữa các tầng rất độc đáo, khác hẳn với lối kiến trúc của Việt Nam.
Hiện tại, hẻm Hào Sĩ Phường là nơi sinh sống chung của cộng đồng người Hoa và người Việt, vì vậy bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những đặc trưng trong văn hoá Trung Hoa khi đến đây như câu đối đỏ, bàn thờ bên ngoài… Nếu bạn muốn khám phá thêm nét văn hoá của người Hoa, có thể ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu - Biểu tượng ĐẸP trong văn hóa tâm linh Sài thành.
4. Ngắm nét sinh hoạt bình dị tươi vui của người dân Hào Sĩ Phường
Dù phố phường Sài Gòn có tấp nập đến thế nào thì cuộc sống của những người dân tại Hào Sĩ Phường vẫn cứ bình lặng như vậy. Họ sống rất giản dị, mộc mạc, hiền hậu. Ở nơi này, dễ bắt gặp thấy cảnh những người hàng xóm quây quần, trò chuyện rôm rả với nhau. Họ tán gẫu, kể cho nhau nghe những câu chuyện đời thường.
Nhiều đoàn làm phim đã chọn con hẻm này làm bối cảnh để quay phim và quảng cáo. Đây cũng là địa điểm chụp hình nổi tiếng với các bạn trẻ và du khách.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 8.2020, con hẻm này bỗng xuất hiện hai tấm biển in dòng chữ: “Yêu cầu không được quay phim, chụp hình ở đây. Cảm ơn!”. Điều này khiến nhiều người tìm đến Hào Sĩ Phường cảm thấy thất vọng.
Mình bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chung cư Hào Sĩ Phường nên mình đã lén chụp hình để lưu giữ kỹ niệm. Nếu bị quản lí chung cư phát hiện thì thì sẽ bị mắng đấy các bạn nhé.
5. Nhâm nhi cà phê vợt Hào Sĩ Phường
Đến thăm Hào Sĩ Phường, các bạn cũng đừng quên ghé qua quán cà phê Bà Lù với tuổi đời 70 năm ở chợ Phùng Hưng. Hiện tại, quán vẫn giữ được hương vị cà phê thơm ngon, đặc biệt với kiểu rang xay bằng củi thêm bơ, cau khô, bột bắp, rượu, mắm nhĩ và muối.
Quán cà phê mở từ 2 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Trước đây, quán thường phục vụ những người cao tuổi. Hiện tại, có nhiều bạn trẻ cũng rất thích thú với hương vị cà phê độc đáo này.
6. Một vài lưu ý giúp bạn thuận lợi tham quan Hào Sĩ Phường quận 5
Thời điểm lý tưởng đến Hào Sĩ Phường là 9-11h sáng hoặc 3-5h chiều. Vì vậy, bạn nên chú ý tránh đi quá sớm hoặc quá muộn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân nơi đây.
Hiện tại Hào Sĩ Phường CẤM CHỤP ẢNH, vì thế các bạn chỉ nên đến đây tham quan, đi dạo nhẹ nhàng, tránh cười đùa ầm ĩ, ăn mặc quá hở gây phản cảm với người dân.
Hẻm vào Hào Sĩ Phường hơi nhỏ và đường đi vào là đường một chiều, nếu đi qua thì sẽ mất thêm thời gian quay đầu xe nên hãy đi chậm và chú ý quan sát nhé.
Ngoài hẻm Hào Sĩ Phường, các bạn có thể khám phá rất nhiều điều đặc biệt tại khu người hoa Sài Gòn như chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ông,…
Hẻm Hào Sĩ Phường chính là địa điểm mà các bạn không nên bỏ lỡ nếu muốn tìm hiểu và khám phá văn hóa của người Hoa giữa lòng Sài Gòn. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho các bạn về Hào Sĩ Phường. Hãy cùng theo dõi mình để khám phá thêm hành trình của mình nhé!
hồ chí minh
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Tôi có một ước mơ, ước mơ được xê dịch. Tôi cố gắng để đi được nhiều nơi nhất có thể để được tìm hiểu, khám phá và học hỏi nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và những giá trị mà những chuyến đi mang lại. Tôi là một người lang thang, kẻ độc hành ôm mộng mơ đi muôn nơi để tìm câu trả lời : Rốt cuộc ta là ai trên cuộc đời này?
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ Cái Bè được biết đến là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nằm giữa Đăk Lăk đại ngàn đầy nắng và gió có một nơi được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" vì nơi đây được trồng rất nhiều thông cho nên rất trong lành và mát mẻ. Đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Từ Giác nằm tại thôn Ea Wi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mỹ lệ, cổ kính và đây còn là địa điểm cầu duyên, cầu con linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương.
Nhắc đến Nghệ An, ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển Cửa Lò quanh năm xanh mát thì không thể không nhắc đến Bãi Lữ. Bãi Lữ hút hồn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, mà còn là nơi nghĩ dưỡng, thư giãn sang trọng, tiện nghi không kém bất kì khu du lịch cao cấp nào.
Trong con hẻm tấp nập trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM có một "địa chỉ đỏ" rất đặc biệt. Đó là căn nhà số 287/70. Nơi đây có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa Quốc gia.
Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé!
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến . Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở nhiều công trình văn hóa, tính ngưỡng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hội quán Nghĩa An.
Dinh Độc Lập là một công trình do người Pháp xây dựng từ rất sớm, Dinh Độc Lập Sài Gòn có kiến trúc độc đáo và từng được xem là công thự đẹp nhất Á Đông. Nơi đây được coi là biểu tượng của hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam sau chiến thắng năm 1975, Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước.