Du lịch Địa điểm

Các sự kiện, lễ hội nổi tiếng ở Thái Lan mà du khách nên biết

avatar
Lam NG dot Thứ 7, 02/09/2023
Theo dõi Gody.vn trên Google news

Du lịch Thái Lan luôn là điều mà nhiều du khách yêu thích và ao ước. "Xứ chùa Vàng" không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp của hàng ngàn ngôi chùa cổ, thiên nhiên tươi đẹp, bãi biển trắng xanh và ẩm thực độc đáo mà còn gây hấp dẫn với du khách qua những lễ hội đa dạng, phong phú, phản ánh nền văn hóa và tín ngưỡng đậm đà của Thái Lan.

Các sự kiện, lễ hội nổi tiếng ở Thái Lan mà du khách nên biết

Nếu du khách có cơ hội đi du lịch Thái Lan bất kỳ thời gian nào trong năm, đừng bỏ lỡ những sự kiện lễ hội đặc sắc nổi tiếng dưới đây do Gody chọn lựa. Tham gia vào các lễ hội là cơ hội tuyệt vời để du khách hòa mình vào không khí vui tươi, sôi động và trải nghiệm sự đa dạng và độc đáo của văn hóa Thái Lan.

Tết Nguyên Đán

Đất nước Thái Lan là nơi mà có rất nhiều người Hoa sinh sống, đặc biệt là ở các khu vực như Bangkok và Phuket. Vì vậy, Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Lễ hội mùa xuân) là một trong những lễ hội lớn nhất ở Thái Lan. Nó bắt đầu với mặt trăng mới từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 20 tháng 2 và các lễ hội có thể kéo dài cho đến ngày trăng tròn tiếp theo theo lịch của người Trung Quốc.

Từ Bangkok đến Chiang Mai, những ngôi chùa được trang trí bằng đèn lồng đỏ và tấp nập người đến cầu nguyện cho năm mới. Pháo nổ khắp nơi, múa rồng và diễu hành tấp nập đường phố với tiếng cười nói của người dân, sự phấn khích của trẻ con hí hửng. Ngoài ra, đường phố cũng trở nên sống động với những đồ trang trí màu đỏ, và nhiều người mặc quần áo màu đỏ vì màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn và tài lộc, đồng thời cũng là cách để xua đuổi tà ma.

Du khách cũng sẽ tìm thấy lễ mừng năm mới của Trung Quốc ở những nơi khác ở Thái Lan, đáng chú ý nhất là ở Koh Samui, Chiang Mai, Nakhon Sawan và Phuket. Khi nói đến việc ăn mừng Tết Nguyên Đán, không có nơi nào tốt hơn Chợ Warorot ở thành phố Chiang Mai. Chợ với đường phố nhộn nhịp, đến đây để cảm nhận một cách tuyệt vời tất cả các nền văn hóa và lễ hội cùng với thời gian vui vẻ này trong năm.

  • Thời gian diễn ra lễ hội: ngày 21 tháng 1 đến ngày 20 tháng 2 hàng năm
  • Địa điểm: Trên toàn đất nước Thái Lan, nổi bật nhất là ở Bangkok, Phuket

Lễ hội hoa ở Chiang Mai

Lễ hội hoa ở Chiang Mai thường được người tổ chức vào 3 ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật đầu tiên của tháng hai trong năm. Thông thường, ngày đầu tiên của lễ hội bao gồm một hội chợ nông nghiệp và triển lãm các xu hướng cắm hoa và cảnh quan. Những ngày tiếp theo liên quan đến màn trình diễn công phu của những chiếc xe hoa lộng lẫy, hội chợ trưng bày các tác phẩm nghệ thuật địa phương và chương trình ca nhạc, cũng như trưng bày những cây cảnh đẹp. Đây là thời điểm được xem như trăm hoa đua sắc nở rộ khắp mọi nơi ở Thái Lan khiến ai đến đây cũng thấy lòng mình say đắm dưới những sắc hoa.

Vào thứ Bảy của lễ hội, sẽ có nhiều cuộc diễu hành lớn thường diễn ra từ Cầu Nawarat đến Đường Thapae, Đường Kotchasarn, Đường Changlor và sau đó đến Đường Arak (Công viên Công cộng Nong Buak Haad) với nhiều xe hoa và đông đảo người dân có mặt. Sẽ có rất nhiều đồ ăn và thức uống quanh lễ hội, và thời tiết thường ấm áp vào ban ngày và mát mẻ vào buổi tối. Vì vậy, hãy đến Lễ hội hoa Chiang Mai và tận hưởng sự kiện văn hóa tuyệt vời này.

  • Thời gian diễn ra lễ hội: Thường tổ chức vào 3 ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật đầu tiên của tháng hai
  • Địa điểm: Chiang Mai, Thái Lan

Lễ hội Thả diều Thái Lan

Lễ hội Thả diều Thái Lan thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm, nổi tiếng nhất vẫn là Cha-am tỉnh Phetchaburi, các bãi biển Pattaya. Cứ mỗi cánh diều được cất cánh bay lên trên bầu trời lễ hội Thái Lan chính là lúc mà niềm tự hào dân tộc, những nét văn hóa thả diều truyền thống của người dân nơi đây. Nếu có cơ hội đến du lịch Thái Lan vào tháng ba hay tư du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp sặc sỡ bởi nhiều cánh diều sắc màu.

Khi những cánh diều với đầy đủ màu sắc và kích cỡ được cất cánh bay vút cao lên bầu trời cũng là lúc những ánh mắt đầy thích thú, ngưỡng mộ của những người tham gia lễ hội không thể giấu đi, những nụ cười được nở trọn trên môi, niềm vui của họ như được bay lên cùng với những cánh diều. Muôn dáng hình từ bạch tuột, gấu nâu, các con vật biểu tượng, hoa văn họa tiết văn hóa, không chỉ trẻ con, người lớn điều cảm thấy yêu thích thả diều và dâng cao niềm tự hào dân tộc.

Đến với Lễ hội thả diều (International Kite Festival) ngoài người dân địa phương, du khách muôn nơi đều hội tụ đến đây để chung vui hòa mình vào không khí lễ hội. Đặc biệt, tại lễ hội cũng tổ chức cuộc thi thả diều với rất nhiều đội thi cùng tham gia thi đấu vô cùng thú vị từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngắm nhìn những sắc màu rực rỡ, vứt bỏ những muộn phiền theo những cánh diều để nó cùng tan biến trên bầu trời xanh.

  • Thời gian diễn ra lễ hội: tháng 3 hàng năm
  • Địa điểm: Phetchaburi, các bãi biển Pattaya

Songkran Festival

Lễ hội Songkran là lễ hội mừng năm mới truyền thống của người Thái Lan và ngày nay lễ hội này đã vươn đến tầm quốc tế, được nhiều sự quan tâm và luôn được tín đồ khắp năm châu yêu thích và mong muốn có cơ hội được đến và tham gia, hòa mình vào lễ hội để cảm nhận được nét đặc sắc trong văn hóa và con người Thái Lan. Đây là dịp đặc biệt trong năm, để bày tỏ lòng biết ơn, vui vẻ, ấm áp, bày tỏ lòng yêu mến, tôn trọng lẫn nhau. Cho dù ở nơi đâu thì người dân Thái đều lựa chọn quay về đoàn tụ bên gia đình, làm những việc công đức, cầu nguyện và tận hưởng, vui chơi trong dịp lễ mừng năm mới.

Lễ hội SongKran diễn ra trong ba ngày 13, 14, 15 tháng tư, trải dài khắp miền Nam đến Bắc của đất nước. Ngày 13 tháng 4 được gọi là Ngày Maha Songkran. Đó là thời điểm kết thúc năm cũ, chuẩn bị bước sang năm mới. Mọi người sẽ quét dọn dẹp nhà cửa để rửa sạch những điều xấu từ nhà để chào đón năm mới. Ngày 14 tháng 4, được gọi là Wan Nao hoặc Wan Roo. Ngày này người dân sẽ có sự chuẩn bị để làm công đức trong Songkran. Ngày nay, người xưa tin rằng khi không nói xấu nhau, không nên cãi nhau vì nó sẽ mang lại những điều xui xẻo trong cả năm. Ngày 15 tháng 4, ngày đầu năm mới hoặc Ngày Phaya Wan. Đó là ngày mà mọi người đổ xô đến ngôi đền, họ làm công đức và hồi hướng công đức cho những người đã khuất.

Với lễ hội Songkran vào ngày 15 thì nổi bật nhất vẫn là nghi thức té nước, khi ấy khắp mọi nẻo đường, tất cả người dân đều bước xuống phố, té nước vào nhau, một không khí vô cùng nhộn nhịp. Niềm vui ấy không chỉ ở trẻ con, mà người lớn đều cảm thấy yêu thích, đặc biệt đây cũng là dịp mà có rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây để cùng chung vui. Khi tham gia lễ hội té nước du khách có thể diện những chiếc áo hoa sặc sỡ, thêm súng nước, mắt kính chống nước nếu có thể, và đừng quên cháy hết mình cùng với lễ hội trong những làn nước mát mẻ xóa tan đi những muộn phiền.

  • Thời gian diễn ra lễ hội: diễn ra trong ba ngày 13, 14, 15 tháng tư
  • Địa điểm: toàn nước Thái Lan

Lễ hội Tên Lửa Yasothon Bun Bangfai

Lễ hội tên lửa Bun Bang Fai được tổ chức hàng năm vào tháng 5 ở Yasothon tại một công viên tên là Phaya Thaen.Sự kiện lễ hội này được mệnh danh là ồn ào nhất Thái Lan. Có vô vàng tên lửa khổng lồ tự chế bởi bàn tay của người dân địa phương được phóng lên như một biểu tượng và sau đó là lời cầu cho một mùa mưa thuận lợi.

Những tên lửa nào bay cao nhất sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi tên lửa. Để tên lửa bay người dân tham gia lễ hội sẽ kết hợp một loại hỗn hợp thuốc súng ép vào một cây tre, khi loại thuốc này được đốt cháy thì vụ nổ chính thức sẽ xảy ra và đẩy chiếc tên lửa vụt bay lên trời cao. Tên lửa bay càng cao, lời cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa sẽ như được gửi dâng đến bậc thượng đế, với người dân một năm mưa tốt sẽ là năm giúp người dân được mùa.

Lễ hội được tổ chức trong hai ngày. Ngoài việc phóng tên lửa, các cuộc diễu hành đường phố, nhà hát đường phố, buổi biểu diễn của các ban nhạc dân gian và cuộc thi hoa hậu cũng diễn ra. Đây là một trải nghiệm đích thực khó quên cho tất cả những người tham gia.

  • Thời gian diễn ra lễ hội: hai ngày trong tháng năm
  • Địa điểm: Phaya Thaen park, Yasothon, Thái Lan

Lễ hội ma xó Phi Ta Khon

Lễ hội ma xó Phi Ta Khon sẽ được tổ chức kéo dài ba ngày này, người dân thị trấn tham gia lễ hội bằng cách hóa trang với những chiếc mặt nạ ma quái - đây cũng là biểu tượng, ý nghĩa của tên lễ hội và mọi người vui vẻ bằng cách tham gia các bữa tiệc và diễu hành ở quận Dan Sai thuộc tỉnh Loei. Những chiếc mặt nạ đầy màu sắc và rực rỡ là một cảnh tượng nổi bật nhất mà du khách sẽ cảm nhận thấy khi hòa mình vào lễ hội, và thậm chí đôi khi có thể trở nên khá đáng sợ. Được làm thủ công một cách khéo léo từ vỏ trấu khô, những chiếc mặt nạ này thường có màu trắng và có chiếc mũi dài.

Các hoạt động trong ngày đầu tiên bao gồm cúng dường thức ăn cho các nhà sư tại chùa, nghi lễ gọi hồn, nghi lễ văn hóa và biểu diễn sân khấu. Vào ngày thứ hai lễ hội, chương trình bao gồm lễ khai mạc chính thức của lễ hội, sau đó là nghi thức triệu tập các linh hồn và sau đó là cuộc diễu hành Phi Ta Khon hoành tráng, làm công đức và bắn tên lửa tre. Vào ngày thứ ba sẽ có 13 khóa thuyết pháp liên tiếp tại chùa Phon-Chai và diễu hành thuyết pháp liên tiếp của tất cả các làng trong huyện Dan Sai. Những chiếc mặt nạ đầy màu sắc của những người vui chơi Phi Ta Khon luôn thu hút mọi ánh nhìn. Với những nghi thức, đám rước và trang phục được trưng bày cũng gợi lên các lễ hội sinh sản và quay trở lại thời kỳ khi mọi người xoa dịu các vị thần và linh hồn địa phương để đảm bảo một vụ mùa bội thu

Du khách chắn hẳn sẽ rất vui khi biết rằng người dân địa phương của Thái Lan luôn thân thiện và chào đón hết tất cả ai đến với lễ hội. Họ sẽ rất vui khi chia sẻ chi tiết về văn hóa của họ với du khách bốn phương và đảm bảo rằng tất cả là một phần không thể thiếu trong các lễ kỷ niệm của họ. Họ cũng sẽ hào hứng tạo dáng chụp ảnh, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn máy ảnh để bắt kịp sự phấn khích vì đây là một kỷ niệm mà bạn sẽ khó thể nào quên.

  • Thời gian lễ hội: diễn ra trong ba ngày của tháng 6 (23 - 25)
  • Địa điểm: Dan Sai, Loei, Thái Lan

Lễ hội nến sáp Ubon

Lễ hội nến sáp Ubon là lễ hội truyền thống của người Thái Lan đặc biệt là vùng Đông Bắc Thái, lễ hội được tổ chức để mở đầu cho Mùa Chay Phật sẽ kéo dài trong vòng ba tháng tiếp theo. Lễ rước nến bắt nguồn từ tập tục tặng cho các nhà sư Phật giáo một bó nến nhỏ cùng với những đồ vật, vật dụng nhu cầu cơ bản khác để sử dụng trong ba tháng mùa chay khi họ không thể rời khỏi khuôn viên chùa. Theo thời gian, những ngọn nến ngày càng được chú trọng hơn, trịnh trọng hơn và dưới thời trị vì của Vua Rama V vào thế kỷ 19, Lễ hội Nến đã được thành lập.

Lễ hội là một cách để du khách thấy được lòng sùng kính của nhiều người Thái đối với truyền thống Phật giáo và cả kỹ năng điêu khắc nến nghiêm túc của họ. Nếu du khách đến thăm vài ngày trước cuộc diễu hành, việc dừng lại ở một trong những ngôi đền có thể giúp bạn xem qua cách người dân làm điều đó.) Các ngôi đền, quận và các nhóm khác nhau trên khắp đất nước tham gia với những chiếc xe hoa được chạm khắc lộng lẫy tiến vào buổi lễ diễu hành. Nếu du khách có dịp tham gia lễ hội rước nến sáp Ubon của người dân Thái Lan vào dịp tháng sáu sẽ có cơ hội tham dự dâng nến, tham gia lễ diễu hành, thưởng thức âm nhạc, trình diễn ánh sáng,..

  • Thời gian diễn ra lễ hội: tổ chức từ 11 đến ngày 17 tháng 7
  • Địa điểm: Ubon Ratchathani, Đông Bắc Thái Lan

Lễ hội Phật giáo Khao Phansa

Ngày Khao Phansa năm nay rơi vào Thứ Tư đầu tháng tám, đánh dấu sự khởi đầu của An cư kiết hạ mùa mưa. An cư kiết hạ là khoảng thời gian ba tháng dành cho các nhà sư ẩn dật trong các ngôi chùa và dành cho các Phật tử ở Thái Lan cũng như trên toàn thế giới để hồi hướng bản thân cho giới luật tôn giáo của họ. Cũng như nhiều ngày lễ tôn giáo ở Thái Lan, An cư mùa mưa của Phật giáo được kỷ niệm theo âm lịch truyền thống.

Vào ngày 1, ngày đầu tiên của Lễ hội Khao Phansa, người Thái mặc quần áo đẹp để dùng bữa cùng các thành viên khác trong gia đình, sau đó đi đến ngôi đền địa phương vào sáng sớm. Sau các nghi lễ cúng bái, người ta bắt đầu thành kính theo đạo Phật và cầu may bằng cách dùng nước hoa để lau tượng Phật. Với ngày tiếp theo, ngày thứ hai được gọi là ngày chuẩn bị cũng như “Wan Nao” trong tiếng Thái, được gọi là đêm giao thừa trong năm mới của người Thái, các nhà sư sẽ chân thành cầu nguyện ở các ngôi chùa. Vào ngày này, mọi người không nói những điều xui xẻo hay làm bất kỳ hành động sai trái, ác ý nào, nhà cửa luôn được dọn dẹp sạch sẽ và vứt bỏ những thứ không dùng nữa. Ngày thứ ba của lễ hội, người dân thường đến chùa để nghe các nhà sư thuyết pháp và kể chuyện về đạo Phật. Đây cũng là dịp để các bậc cha mẹ đưa con em đến chùa học đạo để khi lớn lên có nhân cách tốt, nổi bật là đức tính tự lập, bao dung.

Trong lễ hội này ở Thái Lan, rất nhiều nghi lễ được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các tín đồ Phật giáo trên cả nước đóng góp chút gì đó cho các nhà sư và người rước nến vào ban đêm. Du khách tham dự lễ hội Khao Phansa không chỉ được tìm hiểu văn hóa, đời sống tâm linh trong những câu chuyện, truyền thuyết về Đức Phật của người Thái mà còn là dịp thưởng thức những món ăn chay truyền thống của người Thái. Vào dịp này, nhiều thanh niên Thái Lan cũng đi cắt tóc để cầu siêu cho cha mẹ, đây là một hoạt động truyền thống của người Thái. Nam giới ở Thái Lan, từ bình dân đến thượng lưu đều phải vào chùa ít nhất một lần trong đời. Đã đến lúc người dân phát áo cà sa mới cho các nhà sư và các nhà sư không được ra khỏi chùa trong vòng 3 tháng.

  • Thời gian diễn ra lễ hội: được tổ chức vào ba ngày đầu tháng 8 hàng năm
  • Địa điểm: trên toàn đất nước Thái Lan

Lễ hội đua thuyền Thái Lan

Lễ hội đua thuyền Thái Lan được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Thái Lan để đánh dấu Phật giáo Mùa Chay hay Khao Phansa. Các cuộc đua thuyền dài gay cấn là một cảnh tượng thú vị đáng để chiêm ngưỡng. Mỗi năm, họ thu hút rất đông người dân địa phương và khách du lịch nhiệt tình đến cổ vũ cho các tay đua. Đua thuyền dài luôn là một trong những lễ hội thể thao đặc trưng của Thái Lan, được tổ chức hàng năm trong thời kỳ Mùa Chay của Phật giáo Thái Lan, tức là vào khoảng tháng 9 và tháng 10 khi thủy triều lên cao nhất. Mục đích là để thể hiện sự gắn bó giữa người Thái địa phương với dòng sông và thể hiện đạo đức, lòng dũng cảm và sức mạnh của đội chèo. Nó đã được tổ chức từ thời Thái cổ (khoảng 600 năm trước.)

Ngày nay, đua thuyền là một trong những môn thể thao nổi tiếng nhất ở Thái Lan. Đội chiến thắng trong cuộc đua sẽ nhận được Cúp Hoàng gia đây là vinh dự và danh tiếng cao nhất của các đối thủ khi họ chiến thắng. Ở một số thành phố, họ coi sự kiện này là một cách để bày tỏ lòng kính trọng và đưa các linh hồn thánh địa phương để bảo vệ họ và biết ơn những gì họ có. Lễ hội mỗi năm diễn ra luôn được người địa phương, khách du lịch từ khắp nơi chào đón và hết lòng yêu thích, theo dõi những cuộc đua gay cấn mang đậm nét văn hóa và tinh thần dân tộc của người dân địa phương.

  • Thời gian diễn ra lễ hội: Tháng 9 và tháng 10
  • Địa điểm: toàn đất nước Thái Lan

Lễ hội đua trâu

Lễ hội Đua trâu có tổ chức ở Chonburi đã diễn ra hơn 100 năm, tuy vậy các cuộc đua không chính thức này đã có lịch sử lâu đời hơn thế. Các cuộc đua trâu đã hiện hữu sâu vào truyền thống địa phương và thường diễn ra vào cuối An cư mùa mưa còn được gọi là cuối Mùa Chay của Phật giáo hoặc Awk Phansa.

Trong những ngày lễ hội, nông dân từ khắp tỉnh Chonburi sẽ tập trung tại ngôi chùa địa phương để cúng dường cho các nhà sư và bán sản phẩm của họ cho dân làng và người dân từ thị trấn. Mang theo những con trâu trong trang trại của họ, cuộc đua bắt đầu đơn giản như một cách để những người nông dân lấp đầy thời gian trong những ngày chậm chạp và thưởng thức một số 'sanuk' thân thiện. Từ những khởi đầu khiêm tốn đó như vậy từ thời xa xưa, giờ đây các cuộc đua đã được kết hợp thành một lễ hội hàng năm kéo dài hai tuần trị giá hàng triệu Baht cho nền kinh tế Chonburi và thu hút vô vàng khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến đây để tận mắt và hòa mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp và không kém phần gay cấn.

  • Thời gian diễn ra lễ hội: kéo dài từ giữa cuối tháng mười đến đầu tháng 11
  • Địa điểm: tỉnh Chonburi, Thái Lan

Lễ hội Yi Peng ở Chiang Mai

Lễ hội đèn lồng Yi Peng (đôi khi được viết là Yee Peng) ở Chiang Mai, Thái Lan là một trong những nổi tiếng nhất của xứ sở chùa vàng vươn ra thế giới với cảnh tượng mê hoặc hàng nghìn chiếc đèn lồng thắp sáng bay lên bầu trời đêm ở Chiang Mai. Lễ hội được tổ chức theo truyền thống để đánh dấu sự kết thúc của mùa gió mùa và bắt đầu mùa mát mẻ. Người dân Thái Lan thả đèn lồng lên không trung tại Lễ hội đèn lồng Yi Peng.

Sự sặc sỡ, lung linh đẹp mắt của lễ hội đèn lồng này có lẽ chẳng giấy bút nào có thể tả được chi bằng một lần du khách hãy đến đây để tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc huyền ảo này và tự tay thả những chiếc đèn lồng của chính mình lên bầu trời đêm Chiang Mai. Ngoài ra, có rất nhiều hoạt động khác diễn ra trên khắp Chiang Mai trong lễ hội chờ đón du khách đến cùng hòa nhịp với lễ hội. Chúng bao gồm các nghi lễ thờ cúng, các cuộc thi trang trí, chợ phiên, diễu hành các điệu nhảy truyền thống của Thái Lan, 'Diễu hành Yee Peng' chính thức quanh cổng Thành phố Cổ và xuống Đường Tha Phae, nhạc sống,... Đây có lẽ được xem là một trong những lễ hội được yêu thích và mong chờ nhất của nhiều tín đồ du lịch có tình yêu với đất nước Thái Lan xinh đẹp. Để cùng hòa vào không khí lễ hội, thả đèn trời, cầu nguyện và chung vui lễ hội du khách hãy đến du lịch Thái Lan - Chiang Mai vào tháng mười một trong năm.

  • Thời gian diễn ra lễ hội: Tháng mười một hàng năm
  • Địa điểm: Chiang Mai, Thái Lan

Lễ hội mừng năm mới

Đối với đất nước xứ sở “Chùa Vàng” Thái Lan, ngoài nổi tiếng với lễ hội Songkran vào tháng 4, thì người dân Thái Lan vẫn còn một sự kiện lễ hội cùng ăn mừng với phần còn lại của thế giới vào nửa đêm ngày 31 tháng 12 bằng tiếng chuông chào đón năm mới với pháo hoa và các bữa tiệc.

Bangkok là nơi bạn sẽ có không khí lễ hội lớn nhất, với rất nhiều quán bar trên sân thượng tổ chức các bữa tiệc mừng năm mới, mang đến vị trí thuận lợi hoàn hảo để xem các màn bắn pháo hoa của thủ đô. Ở Chiang Mai, lễ kỷ niệm mang tính truyền thống hơn, bao gồm các nghi lễ thắp nến và thả đèn lồng lên trời. Trên đảo Phuket, Bãi biển Surin và Bãi biển Kata biến thành những bữa tiệc trên cát, với tiệc nướng, nhạc sống và khiêu vũ. Trong khi đó, điểm đến bãi biển Pattaya và quê hương của Full Moon Party Koh Phangan tổ chức lễ kỷ niệm cuồng nhiệt nhất.

Trên khắp mọi nơi Thái Lan đều rực rỡ sắc màu của pháo hoa trên bầu trời đêm, đánh dấu chào đón một năm mới thật bừng sáng với nhiều lời chúc mừng nhau, những câu chúc ấy điều mang những điều tốt lành cho một khởi đầu mới. Đây là lúc hêt thảy mọi người đều quay quần bên nhau, và khi du khách có mặt tại Thái Lan vào thời điểm này sẽ cảm nhận được không khí lễ hội vô cùng nhộn nhịp và sôi động, không chỉ mỗi Thái Lan, mà niềm vui ấy còn lan rộng khắp trên toàn thế giới khi đón chào một thời khắc giao niên đầy hy vọng và niềm vui.

  • Thời gian diễn ra lễ hội: ngày 31 tháng 12
  • Địa điểm: Trên toàn đất nước Thái Lan, nổi bật nhất là thành phố Bangkok

Ngoài ra, xứ sở Chùa Vàng Thái Lan vẫn còn rất nhiều lễ hội mang đậm đà bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần dân tộc vô cùng thú vị khác như Lễ cưới dưới nước (Trang Underwater Wedding), Lễ hội Voi Thái Lan (National Thai Elephant Day), Poy Sang Long Festival, Lễ hội ăn chay (Phuket Vegetarian Festival),... Nếu du khách có cơ hội du lịch Thái Lan vào các dịp lễ hội trong năm hãy tận hưởng và hòa nhịp vào không khí lễ hội ấy. Đặc biệt, đừng quên ghé qua những điểm đến nổi tiếng xinh đẹp ở đất nước này cũng như thưởng thức những món ăn ngon, check-in và cũng như trò chuyện với những người dân sinh sống nơi đây bởi vì họ vô cùng hiếu khách, nhiệt tình chào đón du khách và vô cùng thân thiện.

Đã cập nhật vào ngày 2/09/2023
Lam NG
travel writer

Lam NG là một travel writer, travel blogger với hơn 20 năm kinh nghiệm đi du lịch và viết lách. Đã xuất bản 2 ebook du lịch, công tác viết bài cho các báo và tạp chí: Tuổi Trẻ, The Saigon Times, SGTT,...

Tin tài trợ
Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Nhanh, uy tín, online, giá rẻ

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu
Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Đặt mua bảo hiểm du lịch online, đơn giản

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài
Dịch vụ visa

Dịch vụ visa

Hồ sơ đơn giản, tỷ lệ đậu visa cao lên tới 99%

Dịch vụ visa
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Nằm ở miền Bắc Thái Lan, Chiang Mai là điểm đến du lịch nổi tiếng với bề dày di sản văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục và những lễ hội sôi động. Mặc dù vốn là địa danh tuyệt vời để ghé thăm quanh năm, nhưng để trải nghiệm trọn vẹn nhất thành phố xinh đẹp này thì tháng 2 lại là thời điểm khám phá lý tưởng. Khi này, tiết trời mát mẻ hơn, lễ hội rộn ràng, lượng khách du lịch không quá đông đúc cùng giá cả hợp lý, Chiang Mai có thể dễ dàng mang đến những ấn tượng độc đáo và khó quên cho du khách thập phương.
Tháng 2 là thời điểm lý tưởng để đến du lịch ở Thái Lan bởi vì đây là khoảng thời gian chuyển từ mùa mát sang mùa nóng với thời tiết mát mẻ dễ chịu thích hợp để khám phá những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cũng như di sản văn hóa phong phú. Đất nước được mệnh danh là “Xứ sở xứ Chùa Vàng” hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm thú vị cho những du khách đến tham quan, từ những con phố nhộn nhịp ở Bangkok đến bãi biển thanh bình ở Phuket hay những ngôi đền cổ ở Chiang Mai. Tháng 2 cũng là thời điểm diễn ra lễ hội Makha Bucha là một ngày lễ Phật giáo rất quan trọng với người dân Thái Lan. Du lịch Thái Lan vào tháng 2 sẽ là quãng thời gian khó quên trong lòng mỗi khách du lịch khi vừa được vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa đặc sắc và lòng hiếu khách nồng hậu của người Thái. 
Nếu phải chọn một khu vực mà du khách nhất định phải ghé khi đi du lịch Bangkok thì đó nhất định phải là Khao San Road. Khao San Road được mệnh danh là phố Tây ở Bangkok nhưng nó không chỉ có vậy, nơi đây như một Thái Lan thu nhỏ với đầy đủ mọi thứ. Từ vẻ đẹp văn hóa truyền thống cho đến nhịp thở hiện đại. Du lịch và ăn chơi tại Khao San Road dành cho mọi người, mọi lứa tuổi.
Tháng 11, Thái Lan kết thúc mùa mưa cũng là thời điểm bắt đầu mùa du lịch cao điểm tại xứ sở chùa Vàng. Du lịch Thái Lan trong tháng 11, du khách sẽ có dịp khám phá vẻ đẹp của xứ chùa Vàng với tiết trời khởi sắc, mát mẻ và dễ chịu. Những bờ biển đẹp như tranh vẽ, những công trình kiến trúc độc đáo kết hợp lễ hội truyền thống tạo nên trải nghiệm không thể nào quên khi du lịch Thái Lan thời điểm này.
Từ lâu Bangkok đã được mệnh danh là thiên đường mua sắm hàng đầu tại Đông Nam Á. Phải thừa nhận rằng thủ đô xứ chùa Vàng sôi động, sầm uất cả ngày lẫn đêm. Khi màn đêm vừa buông xuống, Bangkok chuyển mình với những khu mua sắm, chợ đêm vô cùng nhộn nhịp. Du khách đi du lịch Bangkok chắc chắn không thể thiếu hành trình khám phá chợ đêm ở Bangkok với nhiều trải nghiệm thú vị được. Gody.vn xin giới thiệu đến đọc giả top 10 khu chợ đêm ở Bangkok thú vị, hấp dẫn & đông vui nhất định phải ghé.
Du lịch đến với đất nước xứ sở chùa Vàng Thái Lan là niềm mơ ước của biết bao tín đồ đam mê yêu thích xê dịch và thủ đô Bangkok là một trong những điểm hẹn du lịch nổi tiếng và thu hút với lượng khách du lịch đến đây tham quan, vui chơi, du lịch hàng năm. Một trong những yếu tố làm nên một chuyến du lịch trọn vẹn chính là tìm được cho mình một điểm lưu trú du lịch lý tưởng, phù hợp ngân sách, tiện nghi và tốt hơn có thể dễ dàng di chuyển đến các điểm tham quan gần đó. Vậy khi đi du lịch Bangkok đặt phòng ở đâu?
Thái Lan được mệnh danh là xứ sở chùa Vàng với những ngôi chùa tráng lệ cùng bề dày văn hóa. Mỗi một nơi trên đất nước xinh đẹp này lại mang một vẻ đẹp khác nhau, phía bắc nổi tiếng với những di tích lịch sử và đa dạng văn hóa, còn phía nam lại gây dấu ấn bởi những bãi biển tuyệt đẹp cùng những rặng san hô. Nếu có kế hoạch du lịch Thái Lan vào tháng 10 tới du khách hãy tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây.
Tháng 9 thời tiết Thái Lan dịu mát và nhẹ nhàng hơn hẳn khi nền nhiệt bắt đầu giảm, mưa xuất hiện nhiều hơn ở vài nơi. Nếu du khách đang lên kế hoạch du lịch Thái Lan trong tháng 9 được xem là thời điểm khá thuận lợi và lý tưởng. Hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên, không khí lễ hội truyền thống đặc trưng khách du lịch chắc chắn có những trải nghiệm tuyệt vời.
Thái Lan - “ Xứ sở chùa Vàng” là địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh sách thiên nhiên cùng nền văn hóa độc đáo. Tháng 8 là tháng vẫn trong mùa mưa tại Thái Lan, lượng du khách trở nên có phần thưa thớt dần. Tuy nhiên đi du lịch Thái Lan tháng 8, du khách vẫn sẽ cảm nhận được nét đẹp riêng của vùng đất này - yên bình hơn, trong lành hơn và vắng vẻ hơn nhưng cũng không kém sự thú vị và trải nghiệm hấp dẫn.
Thái Lan là địa điểm du lịch thu hút du khách bởi danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hệ thống chùa chiền, cung điện tráng lệ cùng những lễ hội truyền thống đặc sắc. Đi du lịch Thái Lan tháng 7 chắc chắn không thể bỏ qua 2 từ nắng nóng và ẩm ướt được. Tháng 7 nếu đến xứ sở Chùa Vàng du khách nên tìm hiểu các thông tin về thời tiết - khí hậu, sự kiện lễ hội, đi đâu làm gì.