Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính Ninh Bình đang là điểm check in của nhiều du khách, qua ánh mắt thường du khách sẽ choáng ngợp trước sự đồ sộ công trình Phật giáo này, mang đậm bản sắc truyền thống, ca ngợi là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.
1. GIỚI THIỆU CHÙA BÁI ĐÍNH NINH BÌNH
Chùa Bái Đính là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nằm trong khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An, với tuổi đời hơn 1000 năm tuổi và gắn liền với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý.
Du khách khi đặt chân đến đây sẽ bị thu hút bởi kiến trúc hoành tráng, những bảo tháp nguy nga và khung cảnh làm say đắm lòng người. Hằng năm, địa điểm này thu hút một lượng du khách đến tham quan và vãn cảnh chùa. Không gây ấn tượng với du khách bởi kiến trúc độc đáo mà còn sở hữu nhiều cái nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Cũng khám phá chùa Bái Đính đệ nhất danh thắng tâm linh ở Ninh Bình qua nội dung dưới đây nhé.
2. CHÙA BÁI ĐÍNH Ở ĐÂU?
Chùa Bái Đính thuộc phía Bắc của quần thể du lịch sinh thái Bái Đính - Tràng An. Là một trong những địa danh nổi tiếng tại Ninh Bình, cùng với bề dày lịch sử và sự phát triển. Chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km. Khuôn viên chùa Bái Đính có diện tích rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới.
3. NÊN ĐI CHÙA BÁI ĐÍNH VÀO THỜI ĐIỂM NÀO TRONG NĂM?
Mỗi mùa, quần thể du lịch Tràng An khoác lên mình một nét đẹp riêng làm say đắm bao lữ khách. Vậy nên, du khách có thể đến tham quan chùa Bái Đinh bất kể mùa nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lich chùa Bái Đính - Tràng An, thời gian thích hợp nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, lúc này thời tiết vô cùng mát mẻ và trong lành, rất nhiều lễ hội được tổ chức trong thời điểm này. Vì thế, du khách có thể đi lễ chùa Bái Đính để thưởng ngoạn không khí Tết.
Ngoài ra, du khách cũng sẽ có cơ hội tham dự các nghi lễ diễn ra tại chùa: lễ tế thần Cao Sơn, nghi thức dâng hương Đức Phật, tưởng nhớ thánh Nguyễn Minh Không, chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn,... Phần hội sẽ có thưởng thức chèo, các trò chơi dân gian, xẩm,... Tuy vậy, đây cũng là mùa du lịch lễ hội cao điểm nên lượng khách tham quan tới đây rất đông gây ra tình trạng quá tải.
4. ĐẾN CHÙA BÁI ĐÍNH BẰNG CÁCH NÀO
Chùa Bái Đính chỉ cách Hà Nội chừng 96km về hướng Nam, du khách có thể đi chùa Bái Đính từ Hà Nội bằng nhiều cách. Dưới đây là một số cách di chuyển phổ biến có thể tham khảo:
- Di chuyển bằng xe khách: Từ Hà Nội dung khách có thể mua vé các chuyến xe đi Ninh Bình từ các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Cứ tầm 20 phút là có một chuyến chạy, giá vé khoảng 70.000 - 80.000/người. Xuống xe tại bến xe Ninh Bình, du khách tiếp tục bắt xe bus hoặc taxi khoảng 130.000 VNĐ/ lượt để tới khu chùa Bái Đính.
- Di chuyển bằng xe máy: Nếu muốn tiết kiệm chi phí và chủ động hơn khi di chuyển, du khách nên đi bằng xe máy đến Ninh Bình. Di chuyển bằng cách này, du khách đi theo tuyến đường QL1A đến trung tâm thành phố sau đó đi theo biển chỉ dẫn để đến Bái Đính.
- Di chuyển bằng tàu hỏa: di chuyển bằng cách này khá thú vị, du khách lên tàu từ ga Hà Nội và suống tàu ở ga Ninh Bình. Từ đây, du khách tiếp tục bắt Taxi đi đến Bái Đính. Giá vé tàu dao động từ 70.000 – 120.000 VNĐ/người tùy theo hạng chỗ ngồi.
5. NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN Ở CHÙA BÁI ĐÍNH
- Hang sáng, động tối: Khi bạn đến cổng tam quan, nhìn bên cạnh dốc sẽ thấy một ngã ba dẫn đến hang sáng, động tối. Hang sáng là nơi thờ Phật và các vị Thần, độ sâu hang khoảng 25m, rộng khoảng 15m và cao khoảng 2m, cuối hang bạn sẽ nhìn thấy đền thờ thần Cao Sơn. Động tối có hệ thống đèn huyền ảo, có bậc thang trang trí hình ảnh rồng uốn lượn, chính giữa có giếng nước giúp làm mát. Trong động tối có tượng thờ Mẫu, các vị tiên được tọa sâu trong ngách đá.
- Đền Thánh Nguyễn: Từ ngã ba hướng về cổng tam quan, đi vào sẽ đến đền Thánh Nguyễn. Đền thuộc quần thể của Bái Đính, Tràng An, Ninh Bình, trong đền có đặt bàn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không.
- Giếng Ngọc: Nhìn từ trên cao có thể thấy lan can bằng đá tạo thành vòng lớn và giếng ngọc được bao phủ xung quanh bởi cây xanh. Nước trong giếng có màu xanh ngọc bích. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6m, không bao giờ cạn nước.
- Chuông Đồng lớn nhất Việt Nam: Chuông đồng được chạm khắc với nhiều cổ tự chữ Hán và trang trí nhiều hình rồng nổi đẹp mắt. Chuông có độ cao 5,5m, đường kính 3,5m và khối lượng lên đến 36 tấn.
- Khu chùa Bái Đính: có hai khu vực chính: khu chùa Bái Đính mới và khu chùa Bái Đính cổ. Trong đó, chùa Bái Đính mới có cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế. Còn chùa Bái Đính cổ cách khu vực điện Tam Thế 800m về hướng Nam, gần đó có khu rừng yên tĩnh và cả nhà tiền đường nằm ngay chính giữa.
6. CHÙA BÁI ĐÍNH VỚI NHỮNG CÁI NHẤT
Được biết đến là ngôi chùa giữ nhiều kỷ lục của Châu Á và Việt Nam như: Ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, ngôi chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, ngôi chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đó chính là quần thể di tích tâm linh chùa Bái Đính. Toàn bộ công trình ở đây rộng tới 500ha, được chia thành 2 khu: Tân tự và Cổ tự. Tân tự là những công trình kiến trúc mới được xây dựng, còn Cổ tự là ngôi chùa ở trên núi. Để khám phá hết được ngôi chùa cổ kính này, mời các bạn tham khảo những cái nhất tại chùa Bái Đính dưới đây:
- Ngôi chùa rộng nhất Việt Nam: quần thể chùa Bái Đính có diện tích 539ha, trong đó 27ha là khu chùa Bái Đính cổ có lịch sử hình thành từ thời nhà Đinh và 80ha khu chùa Bái Đính mới được xây dựng từ năm 2003, và nhiều công trình khác. Bao bọc xung quanh chùa là những núi đá vôi cao lớ, kỳ vĩ, hoà hợp với cảnh chùa tạo thành một công trình đồ sộ, trang nghiêm. Với quy mô và các công trình hiện tại, hiếm có một ngôi chùa nào khác ở Việt Nam sánh bằng.
- Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á: Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen đặt ở Chánh điện trong điện thờ Pháp chủ của chùa đã được Trung tâm kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục là Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất cả châu lục. Pho tượng cao 10m, nặng 100 tấn bằng đồng nguyên chất và được dát vàng xung quanh, tượng Phật được đặt trên bệ cao 1,5m là một trong những biểu tượng của chùa Bái Đính.
- Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Được đặt trên một ngọn đồi ở bên phải điện thờ Tam Thế Phật của chùa Bái Đính, pho tượng Di lặc được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận là tượng Di Lặc lớn nhất nước. Bệ đặt tượng đồng cao 10m, nặng 80 tấn, đây trở thành điểm tham quan nổi tiếng tại Ninh Bình của khách du lịch.
- Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á: Nắm ở phía Tây điện Tam Thế thuộc khu vực Bái Đính mới, công trình bảo tháp Xá lợi gồm 13 tầng tháp, chu vi theo hình lục giác là 24m, chiều cao 99m, đây cũng là con số tượng trung cho sự vĩnh cửu, may mắn và tốt lành. Bảo tháp được thiết kế theo kiến trúc thuần Việt, mang đậm dấu ấn Phật giáo thời nhà Lý. Tầng cao nhất là nơi bảo tồn và thờ Xá Lợi của Phật được cung nghênh từ Ấ Độ về.
- Hành lang La Hán dài nhất châu Á: với chiều dài lên đến gần 3km, hành lang La Hán là nơi trưng bày các bức tượng của các vị La Hán bằng đá. Từ nhà gỗ Tam Quan theo hai hướng Đông và Tây dọc đến Tả vu và Hữu vu chùa, mỗi bên gồm 117 gian hành lang. Mỗi hành lang La Hán tại chùa Bái Đinh lại có kiến trúc từ thấp lên cao với 22 bậc, mỗi bậc cao 1.35m, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ.
- Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: tại chùa hiện có 500 bức tượng La Hán bằng đá nguyên khối cao từ 1.5m đến 2m đặt dọc theo hành lang La Hán, các bức tượng được chạm trổ tỉ mỉ, mềm mại và tinh tế. Đặc biệt, các pho tượng không giống nhau về khuôn mặt, dáng đứng hoặc ngồi. Biểu cảm của các vị La Hán cũng mỗi người một vẻ vô cùng thú vị.
- Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Được biết đến với tên gọi khác là Đại Hông Chung, quả chuông nặng đến 36 tấn, cao 5.5m, đường kính 3.7m và được đặt trong Tháp Chuông của chùa, được dùng trong việc kinh kệ và thờ phụng. Chuông được sản xuất trong nước với nguyên liệu đúc hoàn toàn bằng đồng đỏ, trên thân có nhiều hoa văn, họa tiết mô phỏng từ các chuông cổ, nổi bật nhất là chữ Hán được khắc theo chủ đề Phật giáo.
7. GIÁ VÉ THAM QUAN CHÙA BÁI ĐÍNH
- Giá vé tham quan – Người lớn: 200.000 VNĐ/ người lớn;
- Giá vé tham quan – Trẻ em dưới 1m: 100.000 VNĐ/ người;
- Giá vé các dịch vụ tại chùa – Xe điện: 30.000 VNĐ/ người/ lượt;
- Giá vé thăm quan Bảo tháp: 50.000 VNĐ/ người;
- Giá vé hướng dẫn viên: 300.000 VNĐ/ tour;
- Giá vé đi đò: 150.000 VNĐ/ lượt;
- Phí gửi ô tô: 40.000 VNĐ/ xe;
- Phí gửi xe máy: 15.000 VNĐ/ xe;
8. CHÙA BÁI ĐÍNH VỚI NHỮNG KỶ LỤC
-
Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á. Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ
-
Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ
-
Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.
-
Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.
-
Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
-
Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
-
Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
-
Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
9. LƯU TRÚ TẠI CHÙA BÁI ĐÍNH
Nếu chỉ tham quan chùa Bái Đính trong ngày thì du khách sẽ không cần tìm nơi lưu trú. Tuy nhiên, nếu du khách muốn tham quan nhiều nơi ở Ninh Bình mà Bái Đính chỉ là một trong những điểm đến thì có thể quan tâm đến lưu trú tại đây.
Ngay trong chùa Bái Đính hiện có một khách sạn của Công ty Tràng An, được xem là một resort nhỏ bên trong khuôn viên chùa. Ở đây có nhiều loại phòng từ bình thường cho đến phòng cao cấp với giá cả tương đối cao. Nếu muốn tiết kiêm chi phí hơn, du khách có thể nghỉ ngơi tại một số homestay hay khách sạn của người dân bên ngoài chùa.
10. ĂN GÌ KHI DU LỊCH BÁI ĐÍNH
- Thịt dê Ninh Bình: thịt dê núi Ninh Bình đặc trưng săn chắc, ít mỡ và có vị thơm, sở dĩ có nét đặc trưng như vậy là nhờ Ninh Bình có nhiều núi đá, dê chạy nhảy nhiều nên thị săn chắc, ít mỡ hơn thịt dê nui thả trên đồi. Bên cạnh đó, địa hình đặc trưng của núi đá vôi ngập nước, nên ở dây có nhiều loại rau, cỏ, thảo dược thích hợp để ăn kèm như giò gai, giò vàng, bách bộ, ô zô, lim xẹt, móng bò, dướng, bầu trích, mộc sông, mõm chuột, xoan dù, cà gai leo, tạo nên chất lượng và vị ngon của thịt dê. Ngoài ra, thưởng thức thịt dê Ninh Bình phải kể tên một số loại rau làm nổi bật món thịt dê địa hình núi đá, và các đặc sản sở tại như rượu Kim Sơn, rượu cần Nho Quan và cơm cháy Ninh Bình.
- Cơm cháy Ninh Bình: tuy món ăn không phải là của người dân Ninh Bình, nhưng do một người con cố đô sáng tạo ra và lưu giữ, phát triển cho đến ngày nay. Món ăn rất đơn giản, mộc mạc nhưng thể hiện sự khéo léo của bàn tay con người, đã được lưu truyền cả trăm năm nay, trở thành đặc sản vùng đất cố đô, một trong những món ngon nổi tiếng mà mỗi du khách đến Ninh Bình đều phải thử.