Đền thờ Trương Hán Siêu

65 reviews
Viết review

Đền thờ Trương Hán Siêu nằm dưới chân núi Dục Thuý, là địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều khách du lịch thập phương ghé tới. Đây cũng là nơi thờ tự vị anh hùng dân tộc Trương Hán Siêu.

Thông tin cần biết
  • Giá vé: miễn phí

  • Địa chỉ: Cầu Non Nước, Vân Gia, Ninh Bình, Việt Nam

Giới thiệu về đền thờ Trương Hán Siêu

Ninh Bình là một tỉnh được thiên nhiên ưu ái với vô vàn cảnh sắc độc đáo, non nước hữu tình. Đây cũng là điểm đến của nhiều tín đồ mê xê dịch. Ninh Bình cũng được mệnh danh là mảnh đất với nhiều địa điểm tâm linh, trong đó không thể không kể tới đền thờ Trương Hán Siêu.

Đền thờ Trương Hán Siêu là một ngôi đền linh thiêng, thờ tự vị danh nhân văn hoá đời Trần có tên là Trương Hán Siêu. Các thổ địa cũng truyền tai nhau rằng ngôi chùa này rất thiêng và thường được khách thập phương ghé tới để chiêm bái, cầu chuyện công danh, học vấn cho mình và người thân trong gia đình.

Thông tin cần biết về đền thờ Trương Hán Siêu

Đền thờ Trương Hán Siêu mở cửa từ 8h00 tới 17h00 tất cả các ngày trong tuần. Và du khách sẽ được miễn phí vé vào cửa khi tới đây tham quan. Chính vì vậy, đừng quên bỏ lỡ địa danh này vào hành trình khám phá vùng đất cố đô của mình.

Hướng dẫn đi đến đền thờ Trương Hán Siêu

Đền thờ Trương Hán Siêu nằm tại cầu Non Nước, Vân Gia, phường Vân Giang thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Đền nằm ở vị trí khá đặc biệt ở phía tây nam của núi Dục Thuỷ hay còn gọi là núi Non Nước. Một bên của đền tựa lưng vào núi, bên còn lại là sông Đáy thơ mộng hiền hòa tựa như một dải lụa xanh mềm mại ôm lấy ngôi đền. Tất cả hài hoà tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, bình yên nhưng không kém phần uy nghiêm.

Để tới được đền thờ Trương Hán Siêu, du khách sẽ cần tới tỉnh Ninh Bình. Một số phương tiện mà du khách có thể lựa chọn là:

  • Xe máy: Nếu di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội, du khách cần đi theo hướng đường Giải Phóng, chạy thẳng xuống Thường Tín. Tiếp đó đi tới Quốc lộ 1A đi Phủ Lý, Hà Nam. Với quãng đường hơn 100km, du khách sẽ mất khoảng hơn 3 tiếng để di chuyển. Nếu lo sợ không biết đường, du khách chỉ cần đi theo chỉ dẫn trên Google map là sẽ tới.
  • Xe khách: Từ Hà Nội, du khách cũng có thể tới bến xe Giáp Bát để đón xe khách đi tới thành phố Ninh Bình. Sẽ có rất nhiều chuyến xe với các khung giờ cố định để du khách có thể lựa chọn với mức giá chỉ từ 70.000đ/người/lượt. Khi đi xe khách, du khách sẽ tới được bến xe Ninh Bình, từ đây có thể bắt taxi hoặc xe ôm để tới được đền thờ Trương Hán Siêu.
  • Xe limousine: Khi lựa chọn xe limousine, du khách sẽ được đón và trả tận nơi theo yêu cầu. Loại xe này cũng có chất lượng cao hơn, sạch sẽ hơn. Du khách sẽ phải trả mức giá 300.000đ/người.

Tham quan đền thờ Trương Hán Siêu có gì hay, có gì đẹp?

Đền Trương Hán Siêu được xây dựng năm 1998, kiến ​​trúc theo phong cách chữ Đinh, gồm 3 gian, Bái Đường và 2 gian hậu cung, hai tầng mái lợp ngói, các góc có cánh cong. Mép mái cuộn lên ở hai đầu giống hình ảnh chiếc thuyền rồng. Mặt trước chùa có bức tượng lớn viết bằng chữ Hán “Trường Thắng Phụ Tử”. Hậu cung có lư hương và tượng Trương Hán Siêu đúc bằng đồng.

Khám phá lịch sử của đền thờ Trương Hán Siêu

Đền thờ là một công trình văn hóa do người dân địa phương xây dựng với mục đích tỏ lòng biết ơn và tôn kính tới vị danh nhân văn hóa - Trương Hán Siêu. Theo nhiều sử sách ghi chép lại thì Trương Hán Siêu tự là Thăng Phủ, là người làng Phúc An, huyện Yên Ninh, Phủ Trường Yên, nay thuộc thành phố Ninh Bình.

Ông là một vị quan tài giỏi, liêm khiết và đã trải qua 4 đời vua nhà Trần. Với học vấn uyên thâm, văn võ song toàn nên ông rất được các nhà vua trọng dụng. Ông cũng đã đóng góp rất nhiều công lao cho việc nước với lòng yêu nước luôn sục sôi. Trương Hán Siêu cũng tham gia cố vấn và túc trực hỗ trợ cho Trần Hưng Đạo, lập nhiều chiến công trong trận chiến chống quân Mông - Nguyên.

Về sự nghiệp văn học thì ông được biết tới là một cây viết giỏi đã viết nên bản thiên cổ hùng văn “Bach Đằng Giang Phú”. Tác phẩm với ý nghĩa quan trọng trong lịch sử, giúp tổng kết lại chiến thắng lẫy lừng trên sông Bạch Đằng vào năm 938. Đây cũng là một áng văn chứa chan nhiều niềm tự hào với dân tộc, nêu cao tinh thần, truyền thống anh hùng bất khuất của Việt Nam.

Trương Hán Siêu cũng là người có công lớn trong việc biên soạn ra bộ Hình Thư và cuốn sách Hoàng triều đại biển. Các cuốn sách là nền móng cho chế độ phong kiến Việt Nam đang dần được vận hành theo đúng pháp luật. Ông đã từng được vua Trần Nghệ Tông ban tước Thái Bảo, Thái Phó và được thờ tự ở Văn Miếu Quốc Tử giám về sau.

Vào thời nhà Nguyễn thì ông được thờ ở miếu Lịch Đại Đế Vương, là nơi thờ các vị đế vương và danh tướng anh hùng của đất nước. Mãi về sau, sau những biến cố lịch sử, chiến tranh thì người dân ở Ninh Bình đã lập đền thờ Trương Hán Siêu ở cố đô Hoa Lư. Đền được khởi công xây dựng vào năm 1998 ngay dưới chân núi Dục Thuý.

Tham quan kiến trúc ngôi đền

Kiến trúc của đền thờ Trương Hán Siêu cũng là lý do khiến nhiều du khách ghé tới nơi này. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Đinh với 3 gian là Bái Đường và 2 gian Hậu cung. Hai tầng đều dùng mái lợp bằng ngói với các góc có đầu đao cong vút.

Ở gian Bái Đường phía hai bên được cắm bát bửu còn ở gian cuối của hậu cung có hương án và tượng Trương Hán Siêu đúc bằng đồng với tỷ lệ 1:1. Nếu du khách tới đây và nhìn phần bán diện rìa mái sẽ thấy nó được cuộn lên ở hai đầu như hình một chiếc thuyền rồng độc đáo.

Nên ghé đền thờ Trương Hán Siêu khi nào?

Du khách có thể ghé tới đền thờ Trương Hán Siêu bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên vào những ngày xuân đầu năm sẽ có rất nhiều lễ hội được tổ chức tại đây. Và đây cũng là dịp mà ngôi đền sẽ tấp nập đón du khách thập phương từ khắp nơi tới và thắp hương, cầu mong một năm mới bình an, suôn sẻ.

Bên cạnh đó, trong dịp đầu năm thì tại đền cũng tổ chức một số hoạt động rất thú vị cho khách du lịch như khai bút đầu xuân, tặng chữ cho người dân và học sinh khi tới đây.

Ăn uống khi đến đền thờ Trương Hán Siêu?

Tới tham quan đền thờ Trương Hán Siêu, chắc chắn du khách sẽ không thể bỏ lỡ các món ăn tại tỉnh Ninh Bình:

  • Cơm cháy:

Cơm cháy là một món ăn với cái tên nghe khá bình thường. Nhưng để làm được một miếng cơm cháy ngon không phải là điều dễ dàng. Tất cả đều được làm theo công thức gia truyền của người dân Ninh Bình.

Gạo vo sạch, cho vào nồi rồi nấu chín. Gạo dùng làm phải là gạo thơm Hải Hậu. Nồi sử dụng phải là loại nồi có đáy bằng gang dày. Khi cơm chín, vớt bỏ hết phần cơm phía trên, chỉ để lại phần cơm cháy sém ở phía dưới. Lúc này tiếp tục giữ lửa nhưng phải xoay nồi liên tục để chín đều. Gọt bỏ phần cơm cháy, bẻ thành từng miếng vừa ăn rồi phơi khô. Sau đó chiên với dầu. Cơm cháy dùng kèm với thịt dê băm nhỏ, hành phi và nước tương.

  • Thịt dê:

Dê núi là một trong những đặc sản Ninh Bình rất nổi tiếng. Khi nhắc đến dê núi, hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đều có món ăn này, nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương vị của dê núi thì chỉ có Ninh Bình mới khiến du khách mê mẩn.

Dê núi Ninh Bình được nuôi thả tự nhiên, thả lên đồi, ăn cỏ, uống nước, chạy nhảy khắp nơi. Đó là lý do tại sao thịt dê rất nhiều và ít chất béo. Du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên, thịt mềm, dai vừa phải, ăn kèm với các loại rau rừng.

  • Bún Kim Sơn:

Trong hành trình khám phá đặc sản Ninh Bình, du khách không thể bỏ qua món bún mọc Kim Sơn. Món ăn chế biến đơn giản nhưng lại rất hấp dẫn. Bát ăn đơn giản gồm có bún tươi, thịt mọc viên, chút hành phi rồi đến nước hầm xương nóng hổi, ​​rắc chút tiêu xay, kèm theo đĩa rau sống thơm ngon.

  • Bún lươn:

Bún lươn Ninh Bình gây ấn tượng khó quên bởi nước dùng được ninh kỹ từ xương lươn và xương ống nên luôn có vị ngọt tự nhiên. Thịt lươn được lọc kỹ, xào với gia vị vừa phải, tạo nên hương vị đậm đà, đậm đà cho món ăn. Bún được sử dụng là loại bún có sợi dai, không bị đứt khi ngâm trong nước quá lâu.

  • Bánh trôi nước:

Với hương vị thơm ngon, dẻo, dân dã, bánh trôi nước đã được đưa vào danh sách đặc sản Ninh Bình và được nhiều người yêu thích. Bánh trôi nước được làm từ bột gạo nếp, bên trong thường là đậu xanh nấu chín. Khi gió đông về, còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức cốc bát trà nóng cùng bánh trôi nước .

  • Cua nướng lá lốt:

Nhắc đến cua đồng rang lá lốt, là một món ăn vô cùng nổi tiếng ở Ninh Bình. Một món ăn mang đậm hương vị quê hương mà bất cứ ai tới du lịch Ninh Bình đều muốn thưởng thức. Cua dùng để làm món ăn này phải là cua đồng được đánh bắt ở ruộng lúa, rang hoặc nướng thơm với lá lốt.

Các điểm tham quan gần đền thờ Trương Hán Siêu

Ngoài đền thờ Trương Hán Siêu, du khách tới Ninh Bình có thể tham quan một số địa danh ở vùng đất cố đô:

  • Chùa Bích Động:

Nằm dưới chân một ngọn núi lớn, cổng chùa được trang trí công phu, chùa Bích Động là một trong những thắng cảnh mang tính biểu tượng nhất ở Ninh Bình. Cây cầu đá bắc qua ao sen rộng lớn nở hoa hồng rực rỡ vào mùa hè. Ngay bên ngoài cổng là khoảng sân yên tĩnh và một ngôi chùa Phật giáo truyền thống. Đi theo cầu thang lên và vòng quanh núi du khách có thể ngắm cảnh đẹp, sau đó tìm hai ngôi chùa khác nằm trong núi, có niên đại từ thế kỷ 18.

  • Làng cổ Hoa Lư:

Chỉ cách khu Tràng An 20 phút đi xe, đây là thủ đô đầu tiên của Việt Nam. Hoa Lư đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 10 và 11, khi cảnh quan núi đá vôi xung quanh mang lại sự bảo vệ tự nhiên khỏi những kẻ xâm lược. Ngày nay, du khách có thể tản bộ qua hai công trình kiến ​​trúc mang không khí lịch sử còn sót lại từ thành cổ. Các cổng vòm nghiêng, cây đa xếp tầng và sân gạch lăn của khu phức hợp sẽ đưa du khách quay ngược về thời gian.

Điểm ngắm cảnh nằm trên đỉnh một ngọn núi dốc và từ trên đỉnh, du khách sẽ được thưởng thức tầm nhìn 360 độ ra Tam Cốc. Khung cảnh đôi khi bị bao phủ bởi sương mù nhưng hãy đợi cho đến khi mây tan và du khách sẽ ngạc nhiên trước những cánh đồng lúa xanh mướt bên dưới và những dòng sông ngoằn ngoèo len lỏi vào và xung quanh các núi đá vôi cổ xưa.

Chùa Bái Đính là một quần thể rộng lớn và là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á. Đây cũng là điểm dừng chân hành hương nổi tiếng của Phật tử Việt Nam và nơi đây cũng đón tiếp rất nhiều du khách ghé tới vào ngày lễ Phật giáo. Du khách sẽ phải kinh ngạc trước hàng nghìn bức tượng Phật, những chiếc chuông được chạm khắc công phu và tháp canh 13 tầng.

Nằm dưới bóng của một ngọn núi đá vôi khổng lồ, vùng đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn kỳ diệu. Khu bảo tồn cực kỳ nổi tiếng với những người yêu thích thiên nhiên và đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loại chim. Một chuyến tham quan bằng thuyền sẽ giúp du khách khám phá khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của nơi đây.

Kinh nghiệm đi đền thờ Trương Hán Siêu

Một số kinh nghiệm đi tham quan đền thờ Trương Hán Siêu mà du khách nên lưu ý:

  • Vì đền thờ là nơi trang nghiêm nên du khách cần lựa chọn trang phục giản dị, kín đáo, tránh mặc quần áo quá ngắn, hở hang để thể hiện được lòng thành kín với người đã khuất
  • Cần giữ trật tự khi vào đền, tránh cười đùa khi chiêm bái
  • Không hút thuốc, mang theo gậy gộc hoặc các vật dụng cấm khi vào đền.

Đền thờ Trương Hán Siêu là một ngôi đền không quá nổi tiếng ở Ninh Bình. Nhưng nơi đây vẫn giữ gìn được những giá trị lịch sử, văn hoá cùng kiến trúc độc đáo khiến cho nó trở thành một điểm đến không thể bỏ lỡ khi tới Ninh Bình.

Đã cập nhật vào ngày 02/01/2024
4.69
dựa trên 65 đánh giá
5
80%
52
4
12.31%
8
3
4.62%
3
2
3.08%
2
1
0%
0
avatar
avatar
Nguyễn Đình Phong 2020-03-03 16:12:46

ĐỊa điểm đẹp đáng để ghé thămCảm giác được quay về nơi xưa cũ

Trả lời