Blog Về thăm cầu ngói Thanh Toàn - Huế
cover

Về thăm cầu ngói Thanh Toàn - Huế

avatar
Nguyễn Ý Nhạc dot Thứ 5, 28/02/2019
Theo dõi Gody.vn trên Google news
Đến Huế vào một ngày tháng 4 đẹp trời, chúng tôi rong ruổi khắp con đường, di tích để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí và tự thân khám phá những nét đẹp cố đô. Trong những địa danh đã đi qua, cầu Ngói Thanh Toàn có lẽ là nơi để lại trong chúng tôi nhiều xúc cảm nhất.
hình ảnh
Xứ Huế say lòng bào du khách bởi vẻ đẹp mộng mơ, trầm mặc cùng thời gian. Nơi đây, đã chứng kiến những dấu son đáng nhớ trong tiến trình lịch sử Việt Nam, là nơi định đô oai hùng của triều Nguyễn. Tháng năm đã đi qua, thời vàng son cũng đi vào quá khứ. Tuy nhiên, những công trình kiến trúc, những giá trị văn hóa một thời vẫn còn được lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ con cháu người Việt, như một niềm kiêu hãnh, sắc son với quá khứ, với cha anh.
hình ảnh
Cầu Ngói Thanh Toàn nhìn từ xa
Đến Huế vào một ngày tháng 4 đẹp trời, chúng tôi rong ruổi khắp con đường, di tích để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí và tự thân khám phá những nét đẹp cố đô. Trong những địa danh đã đi qua, cầu Ngói Thanh Toàn có lẽ là nơi để lại trong chúng tôi nhiều xúc cảm nhất.
hình ảnh
Từ trung tâm Thành phố Huế, xuôi về hướng Đông Nam, sau 8 km vượt qua những con đường làng quanh co, uốn khúc nồng mùi hương lúa, thả mình dưới lũy tre làng rợp bóng, chúng tôi đặt chân lên làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Ấn tượng đầu tiên ập vào mắt chúng tôi chính là cảnh đồng quê bát ngát, lúa đang ngào ngạt mùi sữa. Những con mương nước trong vắt, với những chiếc xuồng nhỏ. Khung cảnh làng quê rất đỗi yên bình như đưa chúng tôi vào những câu chuyện kể từ xa xưa của lịch sử. Thấp thoáng trên cánh đồng làng là những cô nữ sinh tung bay trong tà áo dài trắng tinh khôi, nghiêng nghiêng vành nón lá. Đi một đoạn, rẻ trái chúng tôi bắt đầu nghe âm thanh rôm rả của ngôi chợ quê. Đông đảo bà con nơi đây tụ tập buôn bán, trao đổi hàng hóa. Những con cá, con tôm còn tươi roi rói, những quả bí quả bầu còn nhựa, những bó chè xanh mơm mởn… đã được các o, các mệ bày bán. Bên trong các ngôi chòi là những món ăn dân dã của chợ quê như cháo lòng, cháo tim cật, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh nậm, bún thịt nướng… nghi ngút hương thơm, làm chúng tôi nao nao lòng, thi thoảng đi qua vẫn ngoái đầu nhìn lại.
hình ảnh
Kiến trúc độc đáo của cầu ngói Thanh Toàn
Tất cả khung cảnh nên thơ, hữa tình, nhộn nhịp của cuộc sống ấy chính là khúc dạo đầu, là lời dẫn nhập để đưa cúng tôi đến tìm hiểu cà khám phá cây cầu Ngói Thanh Toàn. Đứng trước cầu Ngói ngắm nhìn toàn cảnh chợ quê, đặt bước chân lên cầu, tôi như nghe trong hương đồng tiếng vọng cha anh thời khai hoang lập ấp, những di vật nơi đây nhuốm màu thời gian, huyền sử của thế kỷ XVI khi một số người dân từ Thanh Hoá theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, đã có 12 vị tộc trưởng đã dừng chân lập nghiệp ở đây tạo nên 12 họ khai canh của làng Thanh Toàn.
Cầu Ngói được xây dựng vào năm 1776 do bà Trần Thị Đạo cúng tiền cho làng xây dựng. Cầu dựng trên một con mương chảy bọc quanh làng, với mục đích giúp bà con khỏi lỡ chuyến đò ngang, đồng thời là nơi nghỉ chân của người dân và lữ khách tha phương vào những buổi trưa hay trăng thanh gió mát. Chính nghĩa cử cao đẹp ấy của bà đã được vua Lê Hiến Tông ban sắc khen ngợi và miễn cho dân làng nhiều thứ sưu dịch trong năm. Đến năm 1925 vua Khải Định đã truy tặng cho bà tước vị Dực Bảo Trung Linh Hưng phò, và cho lập bàn thờ ngay trên cầu đề thờ cúng.
hình ảnh
Cầu Ngói Thanh Toàn được Bộ Văn hóa công nhận Di tích cấp quốc gia
Đứng trước bàn thờ bà, thắp nén hương thơm tưởng nhớ người xưa chúng tôi tựa mình nghỉ chân, phóng tầm mắt ra phía trước, một vùng quê yên bình đến lạ thường, lòng như lắng lại phút giây để tận hưởng cái ngọt ngào của phong vị quê nhà. Vừa độc bộ, vừa tham quan và tìm hiểu kiến trúc độc đáo của cây cầu. Qua sử sách và lời truyền miệng thì cầu được xây dựng hình cầu vồng bằng gỗ, theo lối “Thượng gia, hạ kiều” (trên nhà dưới cầu). Cầu dài 17m, rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng, toàn bộ kiến trúc cầu chia thành 7 gian. Cầu có mái che lợp ngói lưu ly. Đây là loại ngói có tráng men được sản xuất từ Trung Hoa, chủ yếu dùng trong các công trình kiến trúc dành cho vua quan. Tuy cầu không đồ sộ về mặt quy mô, nhưng lại tinh tế và độc đáo về giá trị nghệ thuật bậc nhất nước ta.
hình ảnh
Bàn thờ bà Trần Thị Đạo trên cầu
Từ xa xa, trong không gian tổng thể của làng Thanh Thủy, cầu Ngói Thanh Toàn đóng vai trò quan trọng trong việc phát họa và tạo điểm nhấn trong mối tương quan với kiến trúc, cảnh quan và các di tích còn lại. Đó là hệ thống nhà thờ họ, đình chùa, nhà vườn. Cách cầu ngói khoảng 5km còn có đình làng Vân Thê, nhà thờ Tôn Thất Thuyết - một di tích lịch sử cách mạng.
Cầu ngói Thanh Toàn xưa, nay và bộ tem về những cầu ngói nổi tiếng Việt Nam
Ngắm nhìn kỹ lưỡng cây cầu, chúng tôi thấy những dấu tích của thời gian và khói lửa chiến tranh đã hằn sâu lên đây. Sau những lần hư tổn, người dân quê nơi đây lại chung sức đồng lòng để tôn tảo, bảo vệ di tích vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971 và đợt trùng tu lớn vào năm 1991. Chính năm này Cầu Ngói Thanh Toàn được Bộ Văn hóa công nhận Di tích cấp quốc gia. Trải qua nhiều lần trùng tu, cầu có nhiều đổi thay về vật liệu xây dựng, nhưng lối kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa của cây cầu không hề thuyên giảm. Đối với người dân quê làng Thanh Thủy đây là một niềm kiêu hãnh, một niềm tự tôn đáng kính. Nhân dịp Festival Huế 2012 Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh TT Huế tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Cầu mái ngói”. Bộ tem cầu mái ngói gồm 3 mẫu tem giới thiệu về hình ảnh của 3 cây cầu mái ngói duy nhất tại Việt Nam như: cầu Ngói Kim Sơn (Ninh Bình), cầu Ngói Hải Hậu (Nam Định) và cầu Ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế).
hình ảnh
Từ giã cầu Ngói Thanh Toàn chúng tôi lại men theo con đường làng để trở về thành phố. Tiễn bước chúng tôi là ánh mắt dịu hiền, lòng mếm khách của người dân quê, đặc biệt các chị, các o, các mệ. Hương quê cứ quấn lấy làm chậm bước đi của chúng tôi. Trong làn gió mát âm vang câu thơ: "Ai về cầu ngói Thanh Toàn / Cho em về với một đoàn cho vui" làm cho dòng xúc cảm của người đi và người ở cứ vấn vương mãi không rời.
Ý Nhạc- Huế 2018
thừa thiên huế

Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.

Viết blog ngay
Đã cập nhật vào ngày 7/01/2023
Love
19 Bình luận
avatar
Nguyễn Ý Nhạc travel blogger

"Giá trị sống nằm ở thái độ hành động của mỗi người, vì vậy đừng làm cuộc sống của bạn trở nên tẻ nhạt và buồn chán"

8 Quốc gia
69 Tỉnh thành
19 Người theo dõi
0 Đang theo dõi
icon Theo dõi
Kiếm tiền cùng Gody icon My Travel Map
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
avatar
Bình San Bác đi nhiều thế! Chúc Bác cho nhiều bài viết thật hay và xuất sắc như thế này nhé.
Trả lời
Chia sẻ
avatar
Mollis Chỗ nào ở Huế cũng đẹp hết trơn! Bài viết ấn tượng thật!
Trả lời
Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài viết cùng tác giả
Sài Gòn cũng thế, đẹp đó, đỏng đảnh và kiêu kì đó nên cũng khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn để yêu thương và gắn bó sâu đậm với nó. Còn bạn thì sao? Có bao giờ tự hỏi mình đã chán Sài Gòn hay chưa?
Hà Giang - Vùng đất địa đầu của tổ quốc luôn có sức lay động lòng người lớn lao. Bởi lẽ, nơi đây không chỉ có vẻ đẹp ngoạn mục của trời mây non nước mà còn mang đậm nét văn hóa của người Tây Bắc.
Chúng tôi đến Canada vào một ngày tháng 7, từ thành phố Toronto khoảng 20 phút chúng tôi đặt chân đến thác Nigara, một trong những dòng thác kì vĩ nhất thế giới.
Mũi Đôi - Hòn Đôi (Hòn Đầu) thuộc làng chài Đầm Môn, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách TP. Nha Trang khoảng 80 km theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc được xem là điểm cực Đông trên đất liền của tổ quốc Việt Nam.
Ghềnh Ráng - một địa danh du lịch nổi tiếng của miền đất võ, trời văn. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ và kỳ thú, nơi đây còn gắn liền với tên tuổi nhà thơ tài hoa bạc mệnh - Hàn Mặc Tử.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hoài Ân - Quê hương của những cánh đồng lúa mênh mông, chập chùng núi bao quanh và một dòng sông quê hiền hòa uốn khúc. Chính thiên nhiên và dòng nước trong đầu nguồn đã tắm mát và nuôi lớn tâm hồn tôi.
Những mảnh đất địa đầu của đất nước đều mang một ý nghĩa nhất định, Mũi Cà Mau chính là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam trên đất liền Tổ quốc. Nơi đây được nhắc đến là một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức dân tộc ta.
Chùa Ông Núi (Linh Phong Sơn tự) tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bình Định, thu hút đông đảo khách thập phương về đây cúng bái và vãng cảnh chùa.
Kỳ Co - Một bãi biển với vẻ đẹp ngẩn ngơ lòng người của tỉnh Bình Định. Nơi đây trở thành địa điểm checkin và khám phá của nhiều bạn trẻ, cũng như những người yêu thích thiên nhiên và vẻ đẹp trong lành của biển cả.
Bên đống lửa bập bùng, chúng tôi quây quần bên nhau bên nhau để thưởng thức những món nướng do chính mình thực hiện và uống từng ngụm bia để cảm nhận sự chậm trôi của thời gian bên bờ Hồ Trị An mà lòng lao xao đầy sóng