Sài Gòn cũng thế, đẹp đó, đỏng đảnh và kiêu kì đó nên cũng khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn để yêu thương và gắn bó sâu đậm với nó. Còn bạn thì sao? Có bao giờ tự hỏi mình đã chán Sài Gòn hay chưa?
Có một lúc nào đó bạn mệt mỏi đến mức muốn bỏ nơi mình sinh sống và xách vali lên để đi thật xa. Xa lắm. Nhưng rồi lại bồi hồi nhớ về những kỉ niệm đẹp, những chốn đi về quen màu nhớ. Thế là bùi ngùi trở về. Sài Gòn cũng thế, đẹp đó, đỏng đảnh và kiêu kì đó nên cũng khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn để yêu thương và gắn bó sâu đậm với nó. Còn bạn thì sao? Có bao giờ tự hỏi mình đã chán Sài Gòn hay chưa?
Nếu bạn hỏi tôi câu đó tôi sẽ trả lời rằng, Sài Gòn với tôi chưa xa đã nhớ. Nên mảnh đất này là món quà vô giá, tôi nâng niu và yêu thương từng thứ thuộc về chúng. Thậm chí những điều xấu nhất như ngập nước, kẹt xe…
Tôi gắn bó với Sài Gòn được 14 năm, một khoảng thời gian đủ để một đứa trẻ dậy thì thành công và khám phá từng con đường ngỏ hẻm nơi đây. Nhưng không? Sài Gòn đâu dễ để bạn khám phá nhanh đến vậy? 14 năm chưa chắc bạn đã đủ khám phá một nửa mảnh đất ma lực này.
Ngày tôi mới chập chững bước vào đây, mọi thứ quá xa lạ, rất khác với những tưởng tượng của tôi qua những thước phim, bức ảnh. Tôi vui sướng vì được đặt chân đến mảnh đất hiện đại và nhộn nhịp bậc nhất của cả nước, hạnh phúc vì mình tập làm quen với tên gọi mới “công dân” của Sài Gòn.
Thế là những buổi chiều tan học, trên những chuyến xe buýt ngược xuôi nhìn ngắm phố phường, có khi lãng du theo mây trời mà đến trạm quên xuống phải làm một chuyến hành trình ngược lại, hay là những lúc ngủ gật ngon lành lúc nào không hay. Có những buổi thong dong trên chiếc xe đạp cà tàng để nhìn thành phố lên đèn sáng choang, những cửa hiệu lấp lánh ánh sáng, hay những dòng người tấp nập ngược xuôi hối hả. Và đó cũng là những phút giây lắng lòng, đi bộ dưới những táng cây xanh mát rượi đường Tôn Đức Thắng (nay đã bị đốn hạ để nhường đường cho tuyến metro), Lê Duẩn, Ba Tháng Hai, An Dương Vương…
Vi vu khắp chốn ở Sài Gòn
Trước cổng trường tôi học là một cái hẻm nhỏ. Nhỏ lắm, nhưng bên trong lối nhỏ ấy là cả một thiên đường ẩm thực mà đến nay lâu lâu chúng tôi vẫn giữ thói quen đến để “ăn cả thế giới” mà vẫn cứ thèm ăn. Con hẻm đó không chỉ là thiên đường ẩm thực mà còn là nơi mỗi sớm những người già, những người xe ôm vẫn ngồi đó hàng giờ để nhâm nhi tách café đen đậm đặc, ly trà đá mát lạnh, cùng hàng loạt những câu chuyện.
Sài Gòn ngộ lắm, hẻm đã trở thành một nét riêng - lối văn hóa của người dân nơi đây. Chúng đan xen các lối như mạng nhện tạo nên những đặc trưng riêng của từng con hẻm. Có hẻm tấp nập buôn bán đủ thứ các loại mặt hàng, có hẻm chỉ chuyên bán thuốc, ổ khóa, quần áo, đồ thủ công mỹ nghệ… Nhưng có hẻm tĩnh lặng đến mức tiếng bước chân đầu ngõ thì cuối ngõ đã nghe thấy, lâu lâu điểm xuyến những tiếng rao lảnh lót của người bán hàng. Có những con hẻm đã tồn tại hàng trăm năm từ những ngày đầu Sài Gòn thành lập. Những con hẻm mang đặc trưng phong cách của người Hoa khu Chợ Lớn, phong cách người Nhật khu Quận 1… tất thảy tạo thành một dấu ấn rất độc đáo và khác biệt.
Bạn thấy đấy, mới chỉ ra vài điểm cơ bản thôi đã thấy sự đa dạng và đặc sắc của Sài Gòn thế nào rồi. Những giá trị mà những người dân muôn phương tụ hội về đây mưu sinh hàng ngày, qua thời gian cứ thế, cứ thế làm dày lên và mang đậm dấu ấn của một cộng đồng cư dân, dần dà trở thành nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn. Bởi vậy, đã có người nói với tôi rằng, mỗi người chúng ta đều góp cho Sài Gòn một chút gia vị rất riêng, chính cái riêng - chung ấy làm Sài Gòn chưa đi đã thấy nhớ đến nao lòng…!
14 năm gắn bó, Sài Gòn như quê hương thứ hai của tôi. Ngần ấy thời gian tôi chứng kiến sự đổi thay qua từng ngày. Nào là chiếc đồng hồ ở vòng xoay Hàng Xanh phải chuyển đi để nhường chỗ cho những cây cầu vượt, nào là tòa nhà cao tầng mọc lên từ nền chợ Văn Thánh cũ. Nào sự thay áo cho phố đi bộ Nguyễn Huệ, tượng đài Bác với thiếu nhi dời đi, công viên Quách Thị Trang bị bao vây, những hàng cây xanh rợp bóng đường Tôn Đức Thắng lần lượt dời đi, những khu chung cư cao cấp đã bắt đầu mọc lên như nấm sau mưa. Đặc biệt những công trình mới mang biểu tượng cho khát vọng vươn cao, vươn xa của thành phố như Bitexco (68 tầng), Landmark 81 (81 tầng), Hầm Thủ Thiêm… Cả thành phố hiện nay như một đại công trình mở rộng về phía ngõ Đông, ngõ Tây, ngõ Nam. Những khu đô thị cao cấp, đại đô thị… được đầu tư xây dựng. Đường xá mở rộng khang trang, sạch đẹp và quy hoạch một cách tổng thể đồng bộ đã làm cho Sài Gòn vốn hiện đại đã trở nên hiện đại hơn và thay da đổi thịt từng ngày. Nhìn sự thay đổi của Sài Gòn hôm nay càng thêm khẳng định là mảnh đất hứa, nơi chắp cánh ước mơ cho nhiều người, nhiều thế hệ. Và chắc chắn rằng với những định hướng và công trình sắp tới, Sài Gòn tiếp tục sẽ là nơi hấp dẫn đối với mọi người trong và ngoài nước.
Vì đó là Sài Gòn của tất cả mọi người...
Từ sự đổi thay ấy, Sài Gòn đã hình thành nên những nơi tham quan du lịch, mua sắm và chụp ảnh sống ảo của các bạn trẻ, cũng như du khách muôn nơi. Một Landmark 81 với biểu tượng về sự khát vọng vươn cao với đầy đủ dịch vụ mua sắm, giải trí, ẩm thực, ngắm cảnh. Nếu bạn chịu chi với giá vé 810,000 đồng/người có thể đi trên chiếc cầu lơ lửng SkyTouch chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố, đi thang máy siêu tốc hay trải nghiệm khu thực tế ảo trên đài quan sát Landmark 81 SkyView.
Bộ mặt đô thị được chỉnh trang, lối kiến trúc xưa nay đan xen lẫn nhau...
Hay chọn tour du lịch bằng xe buýt đường thủy, ngắm cảnh Sài Gòn dưới góc nhìn dòng sông để thấy được cuộc sống nhộn nhịp đôi bờ. Sài Gòn chẳng làm bạn thất vọng đâu. Chúng luôn mang đến những trải nghiệm rất khác và thú vị. Sự lãng du trên dòng sông cho bạn cảm giác Sài Gòn nhẹ nhàng, rất đỗi nên thơ, trữ tình. Bạn sẽ nhận ra một điều, Sài Gòn hiện đại là thế nhưng nó là thành phố của những dòng sông đấy!
Bạn có thể la cà trên phố đi bộ Nguyễn Huệ để tham quan, nhâm nhi ly café hai bên đường, hay lạc trôi vào những trung tâm mua sắm hiện đại với hằng hà sa số dịch vụ… và tôi cam đoan với bạn chẳng thiếu một món đồ nào cả.
Bên cạnh những nét chấm phá đương đại, Sài Gòn còn lưu giữ những nét đẹp đi cùng năm tháng mà chứng nhân là những công trình kiến trúc, địa điểm du lịch nhuốm màu thời gian. Một Bến Nhà Rồng ghi đậm dấu chân Bác trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Nhà thờ Đức Bà (xây dựng năm 1877 - 1880) được coi là kiệt tác kiến trúc đô thị Pháp. Tòa Đô chánh Sài Gòn (xây dựng năm 1898 - 1909) - nay là Ủy ban nhân dân TP. HCM, Bưu điện trung tâm thành phố (xây dựng năm 1886 - 1891), Nhà hát lớn (xây dựng năm 1898 - 1900), Bảo tàng lịch sử Việt Nam (nguyên là Bảo tàng Nam Kỳ được xây dựng năm 1927 - 1929), Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (Nhà chú Hỏa), Chợ Bình Tây… Hay Chợ Bến Thành được xây dựng năm 1912 - 1914, là một trong những biểu tượng của thành phố. Dinh Độc Lập, xây dựng năm 1962 - 1966 do kiến trúc sư tài danh Ngô Viết Thụ thiết kế, nay là Hội trường Thống Nhất, nơi ghi dấu ấn lịch sử thống nhất nước nhà ngày 30/04/1975. Hồ Con Rùa, Kho bạc Nhà nước, Bảo tàng chứng tích chiến tranh… mỗi nơi mang những nét đẹp rất riêng. Tại mỗi công trình này đều sẽ để lại trong lòng người những dấu ấn về diễn trình lịch sử, đất và người Sài Gòn xưa - nay.
Những công trình mang đặc trưng kiến trúc Sài Gòn xưa...
Bên cạnh đó, những công trình tâm linh như Đền tưởng niệm các vua Hùng, chùa Vĩnh Nghiêm, Việt Nam Quốc tự, chùa Ngọc Hoàng, Lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt… mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người Sài Gòn.
Quả thật, suốt hành trình mở cỏi và dặm dài của sự phát triển Sài Gòn đã để lại cho hậu thế nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc rất độc đáo, giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau: Đông, Tây, Việt Nam… tạo nên sự tròn trịa cho Sài Gòn bởi sự dung hòa, pha trộn rất khéo léo và tài tình. Những giá trị ấy cứ lớn dần theo thời gian và thế hệ, bởi vậy dù bạn có sống ở đây cả một đời người cũng không thể nào khám phá hết Sài Gòn. Và tính cách của người dân ở đây tự do, phóng khoáng và rất gần gũi chân tình nên sẽ cảm thấy không bao giờ lạc loài giữa Sài Gòn vừa lạ và vừa quen thế này. Những người già sống trên vùng đất này họ sẽ kể cho bạn nghe về câu chuyện của Sài Gòn hay chính là những câu chuyện của họ. Và bạn đang đến Sài Gòn cũng đang viết nên câu chuyện cho riêng mình và gửi vào mảnh đất thương nhớ này.
Từng góc phố, hàng cây đều ghi lại nhiều kỉ niệm...
Có thể nói, Sài Gòn là một bức tranh đan xen nhiều gam màu khác nhau. Đó là gam màu nóng của sự phát triển, sự hối hả của nhịp sống, tốc độ về sự đổi thay, hội nhập. Đó là gam màu trầm của lịch sử, của thời gian, của những công trình kiến trúc, những giá trị văn hóa phi vật thể mà các thế hệ người Sài Gòn đã góp sức theo thời gian.
Nói đến Sài Gòn nếu không nói đến vấn đề ăn, chơi thì thật không phải tý nào. Nơi đây là một thiên đường ẩm thực với đủ các loại từ Âu sang Á, từ Bắc - Trung - Nam - Tây và đủ loại khẩu vị cay, đắng, ngọt, bùi… Giống như người Sài Gòn, ẩm thực nơi đây không bảo thủ mà có sự giao lưu tiếp biến. Món phở Bắc sẽ nêm tý đường cho ngọt vị người Nam, món ăn miền Trung bớt mặn tý để vừa hơn khẩu vị… hay ẩm thực các nước khi vào Việt Nam cũng có những nét biến tấu phù hợp hơn với không gian văn hóa ẩm thực nơi đây. Và khi Sài Gòn lên đèn thì bạn cũng lên đồ để một vòng khám phá về đêm.
Không dừng lại ở đó, Sài Gòn bạn có thể ăn bất kì thứ gì bạn thích, rất nhiều con hẻm ở Sài Gòn có những quán ăn trứ danh được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Thỏa sức với những loại ốc
Hẻm 200 Xóm Chiếu, Quận 4: Đây là một thiên đường ăn uống. Hẻm dài hơn 100m, hai bên dọc đường đi lấp kín bởi hàng quán với đủ thứ món ăn từ món chính đến quà vặt như bún vịt, cơm chiên cá mặn, sủi cảo, vịt lộn xào me, hằng ha sa số các loại ốc, gỏi cuốn, bột chiên, phá lấu… Hẻm đã tấp nập từ 16 giờ chiều mỗi ngày và buôn bán rôm rả đến tận khuya. Chỉ cần vài chục ngàn đi từ đầu hẻm đến cuối hẻm, chắc chắn là bạn sẽ no căng cả bụng.
Khu sủi cảo Hà Tôn Quyền, Quận 11: Đây là nơi sinh sống của người Hoa. Cả một đoạn đường tập trung hơn chục tiệm sủi cảo sát liền nhau, đó là chưa kể các xe sủi cảo ẩn nấp trong những con hẻm. Sủi cảo với đủ cách chế biến, kết hợp phong phú. Sủi cảo nhân tôm thịt, kết hợp thêm với các nguyên liệu khác cho ra sủi cảo tôm, sủi cảo tim gan cật... ăn kèm với nước dùng thanh thanh và rau cải. Các tiệm lớn như Thiên Thiên, Sủi cảo 193 đã bắt đầu bán sau 10 giờ sáng, các tiệm còn lại lần lượt mở cửa từ chiều đến tận giữa đêm.
Ở Sài Gòn không thiếu món gì cả, bạn tha hồ lựa chọn
Khu Cô Giang, Quận 1: Đồ ăn ở đây khá đa dạng trong đó các món dễ tìm nhất là cơm gà xối mỡ, bò né, bò nướng lá lốt, mì xào giòn. Bởi nằm gần phố Tây Bùi Viện, nên ngồi ăn trong quán không chỉ có người Việt Nam chính hiệu mà khách ngoại quốc thích khám phá cũng chiếm phân nửa ở đây. Ngoài ra, Cô Giang là cái tên quen thuộc với những ai mê món xôi mít tuyệt ngon này. Những hàng quán khác sẽ mở cửa từ chiều đến tận giữa đêm.
Hẻm 284, Lê Văn Sỹ, Quận 3: Nơi vốn nổi tiếng với các món ăn miền Trung, mỗi loại món ăn chỉ có một hàng bán, nhưng món nào ra món đấy rất ngon. Các món như bún mắm nêm, cơm hến, bánh canh cá lóc, đến bánh nậm bánh lọc, bún thịt nướng, bún riêu cua, cơm gà xối… tất thảy đều khiến người ăn phải suýt xoa mê mẩn. Các quán mở bán từ chiều và tầm khoảng 9 giờ hết đồ ăn.
Sài Gòn đúng là một thiên đường ẩm thực cho bạn thỏa sức thưởng thức...!
Và cuối cùng là hẻm số 51 Cao Thắng (Quận 3) từ lâu đã quá nổi tiếng và quen thuộc với những tín đồ mê ăn uống bởi mức giá bình dân mà lại có đủ món ngon để lựa chọn. Con hẻm ẩm thực này có đủ món từ ăn chơi đến ăn no, hay thậm chí là món ăn đặc sản. Các món ăn tiêu biểu có thể kể đến như phá lấu, hột vịt lộn, trứng cút lộn, cá viên chiên, mì xào, há cảo, cháo tiều, sinh tố, canh bún, bánh tráng nướng, súp cua, bánh flan, các loại lẩu... Các loại ốc tỏi, cà na, nghêu, hào, sò lông... được chế biến ngay tại chỗ để đảm bảo độ nóng, thơm ngon cho món ăn. Nổi tiếng bậc nhất trong hẻm ẩm thực này phải kể đến quán cháo tiều.
Nhiều món ăn đi vào ký ức của nhiều người
Ngoài ra, còn rất nhiều địa điểm ẩm thực thú vị mà Sài Gòn dành tặng cho thực khách. Sài Gòn được mệnh danh là thành phố không ngủ và Sài Gòn về đêm mới thật sự say lòng người. Con phố đi bộ Nguyễn Huệ rất đông đảo người người dạo chơi, hóng mát, chụp ảnh, xem nhạc nước… thi thoảng sẽ có các hoạt động văn nghệ đường phố, hoặc các chương trình nghệ thuật được tổ chức tại đây. Bạn có thể lạc trôi vào các trung tâm thương mại, các quán bar nổi tiếng Sài Gòn, hay ngâm nhi chai bia lạnh ở phố Tây Bùi Viện để ngắm nhìn phố phường.
Nếu bạn thuộc tuýp người không thích ồn ào, bạn có thể thưởng thức một ly trà, sinh tố bên bờ sông Sài Gòn phía Quận 2 ngắm trung tâm Quận 1 về đêm. Một Sài Gòn đầy đủ sắc màu và kiêu sa, từng đợt gió mát của lòng sông phả vào người như gia tăng sự thư thái. Sài Gòn là thế đó, nó có thể đáp ứng mọi yêu cầu của tất cả mọi người từ khó tính đến dễ tính.
Và Sài Gòn sẽ chẳng bao giờ ngủ, sẽ luôn tấp nập bất kể ngày đêm… để bạn khám phá và trải nghiệm.
Còn rất nhiều điều hay ho mà tôi muốn kể cho bạn nghe về Sài Gòn của tôi, của bạn và của cả chúng ta…
Khi đọc đến đây, liệu bạn có chán Sài Gòn chưa?
Với tôi, Sài Gòn như một quê hương thứ hai, nhưng cũng là một người bạn thân thiết của tôi. Mà đã là bạn sẽ có lúc hờn dỗi… nhưng chẳng bao giờ xa nhau.
Sài Gòn
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Nguyễn Thanh Huệ
Ôi, bài viết này công phu quá ạ! Đầu tư phần nhìn và viết cảm xúc quá nạ! Mà mình cũng có dự định cuối năm vào SG, trời ơi phải note cái bài này lại luôn á! Thanks bạn!
Hà Giang - Vùng đất địa đầu của tổ quốc luôn có sức lay động lòng người lớn lao. Bởi lẽ, nơi đây không chỉ có vẻ đẹp ngoạn mục của trời mây non nước mà còn mang đậm nét văn hóa của người Tây Bắc.
Chúng tôi đến Canada vào một ngày tháng 7, từ thành phố Toronto khoảng 20 phút chúng tôi đặt chân đến thác Nigara, một trong những dòng thác kì vĩ nhất thế giới.
Mũi Đôi - Hòn Đôi (Hòn Đầu) thuộc làng chài Đầm Môn, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách TP. Nha Trang khoảng 80 km theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc được xem là điểm cực Đông trên đất liền của tổ quốc Việt Nam.
Ghềnh Ráng - một địa danh du lịch nổi tiếng của miền đất võ, trời văn. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ và kỳ thú, nơi đây còn gắn liền với tên tuổi nhà thơ tài hoa bạc mệnh - Hàn Mặc Tử.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hoài Ân - Quê hương của những cánh đồng lúa mênh mông, chập chùng núi bao quanh và một dòng sông quê hiền hòa uốn khúc. Chính thiên nhiên và dòng nước trong đầu nguồn đã tắm mát và nuôi lớn tâm hồn tôi.
Những mảnh đất địa đầu của đất nước đều mang một ý nghĩa nhất định, Mũi Cà Mau chính là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam trên đất liền Tổ quốc. Nơi đây được nhắc đến là một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức dân tộc ta.
Chùa Ông Núi (Linh Phong Sơn tự) tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bình Định, thu hút đông đảo khách thập phương về đây cúng bái và vãng cảnh chùa.
Kỳ Co - Một bãi biển với vẻ đẹp ngẩn ngơ lòng người của tỉnh Bình Định. Nơi đây trở thành địa điểm checkin và khám phá của nhiều bạn trẻ, cũng như những người yêu thích thiên nhiên và vẻ đẹp trong lành của biển cả.
Bên đống lửa bập bùng, chúng tôi quây quần bên nhau bên nhau để thưởng thức những món nướng do chính mình thực hiện và uống từng ngụm bia để cảm nhận sự chậm trôi của thời gian bên bờ Hồ Trị An mà lòng lao xao đầy sóng
Đến Huế vào một ngày tháng 4 đẹp trời, chúng tôi rong ruổi khắp con đường, di tích để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí và tự thân khám phá những nét đẹp cố đô. Trong những địa danh đã đi qua, cầu Ngói Thanh Toàn có lẽ là nơi để lại trong chúng tôi nhiều xúc cảm nhất.