Ghềnh Ráng - một địa danh du lịch nổi tiếng của miền đất võ, trời văn. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ và kỳ thú, nơi đây còn gắn liền với tên tuổi nhà thơ tài hoa bạc mệnh - Hàn Mặc Tử.
Ghềnh Ráng - một địa danh du lịch nổi tiếng của miền đất võ, trời văn. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ và kỳ thú, nơi đây còn gắn liền với tên tuổi nhà thơ tài hoa bạc mệnh - Hàn Mặc Tử.
Khu du lịch Ghềnh Ráng cách thành phố Quy Nhơn 3 km về phía Đông Nam, rộng 35 ha, kết tụ bởi quần thể sơn thạch chạy sát biển, đá chất chập chùng, tạo thành hang, thành rạn, thành ghềnh. Một bên là núi, một bên là biển xanh rì rào ngày đêm cất tiếng hát cùng với những rặng liễu trăm tuổi, đồng vọng với tiếng chim ca và lời thổn thức tiếng thơ Hàn Mặc Tử.
Hành trình tham quan Ghềnh Ráng được bắt đầu bằng dốc Mộng Cầm, khi chúng tôi thả bộ trên con dốc này bỗng nhớ giai điệu quen thuộc trong bài hát “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: “Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa…”. Đó là câu chuyện tình đầy ngang trái của ông và nữ sĩ Mộng Cầm mà các thế hệ con cháu tốn không biết bao nhiêu giấy mực để luận bàn.
Nghệ sĩ Mộng Cầm - Nhà thơ Hàn Mặc Tử - Cô giáo Kim Cúc
Băng dài qua con dốc, xải bước trên những nấc thang đá, trước mắt chúng tôi là mộ Hàn Mặc Tử nằm gọn trong vòng tay che chở của Đức mẹ Maria. Ngoái nhìn ngôi mộ, dòng ký ức về khoảng thời gian cuối đời của Hàn Mặc Tử tại Trại phong Quy Hòa (TP.Quy Nhơn) chợt hiện về theo dòng cảm xúc.
79 năm về trước, tại Trại phong Quy Hòa nằm khuất sau những đoạn đèo dốc quanh co hiểm trở cách khu du lịch Ghềnh Ráng 3 km về phía Nam, nay có tên là Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa, trên chiếc giường đơn sơ mành trúc, vào lúc 5h 45 phút ngày 11/11/1940, Hàn Mặc Tử trút hơi thở cuối cùng. Số phận ngắt nhịp đời ông ở tuổi 28 (1912 - 1940). Ông nằm lại ở chân núi Quy Hòa 19 năm (1940 - 1959) để nghe tiếng thổn thức của gió trăng và nồng nàn của biển cả.
Sau khi Hàn Mặc Tử mất, những người yêu thơ ông lập nên đài tưởng niệm Hàn Mặc Tử. Đài tưởng niệm xây dựng mô phỏng cây thánh giá và mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Cụ thể, bên dưới chân tượng đài là một bệ lớn, ý tưởng thể hiện Hàn Mặc Tử là người góp phần đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Trên bệ là hình cuốn sách lật ngửa, như trang đời sự nghiệp của Hàn Mặc Tử còn dở dang. Bên trên là đài cao khoảng 5 mét, trên đỉnh vừa là hình ảnh bút nghiên vừa là hình cây thánh giá. Bờ tường bao quanh trước đài nhô lên nửa vầng trăng, trăng trong thơ và trăng đời hao khuyết của Hàn Mặc Tử. Mãi đến ngày 13/02/1959 những người thân trong gia đình đem mộ ông ra đồi Ghềnh Ráng cải táng. Đây là một vị trí đẹp và lãng mạn. Chính vì lẽ đó mà khi viết lời tựa cho tập Thơ Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên tâm sự: "Giờ đây Hàn Mặc Tử nằm trên một điểm cao Ghềnh Ráng đối diện với bể Đông, bể sáng chói như thơ Anh, và dông bão như thơ Anh".
Khu mộ Hàn Mặc tử ngày nay nằm trên đồi thi nhân Ghềnh Ráng
Trở về thực tại, đứng trước ngôi mộ ông bên nén hương trầm nghi ngút, chúng tôi phóng hết tầm mắt nhìn về thành phố biển Quy Nhơn. Thành phố quanh co, ôm dài biển cả làm chúng tôi liên tưởng đến những khúc quanh thăm trầm của cuộc đời nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Những khúc quanh và biến cố của cuộc đời đã chắp cánh cho những vần thơ tựa máu tim ông trào dâng và rung cảm lòng người. Niềm xót xa lay động ấy vẫn còn vương vấn mãi đến các thế hệ hậu bối hôm nay. Xa xa trong khói sương ảo ảnh là bán đảo Phương Mai, Hải Minh, cả đầm Thị Nại lộng gió, nơi mà xưa kia với ông như một người bạn, một nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào.
Sau khi viếng mộ thi nhân, chúng tôi rẽ trái đi một đoạn ngắn theo con đường trải nhựa thẳng tắp, hai bên hàng dương xanh rì, rẽ phải vào khu vực bán hàng lưu niệm. Tại đây, chúng tôi tận mắt xem nghệ thuật thi pháp thơ Hàn trên gỗ thông bằng bút lửa, đồng thời du khách mua sắm một số hàng lưu niệm như đá, thổ cẩm… Đêm xuống, nơi đây ngập trong ánh trăng. Sóng biển cứ từng đợt ập vào bờ đá dưới chân, giống như hai câu thơ: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/Ai biết tình ai có đậm đà”.
Bãi tắm Hoàng Hậu với nét đẹp hoang sơ, độc đáo
Người đến, người đi… nhưng có ai còn giữ chút tình với Hàn Mặc Tử, với tiếng vỗ ngàn trùng của con sóng Ghềnh Ráng. Với những người yêu thơ Hàn Mặc Tử, nơi đây khi vần thơ, tiếng sóng cùng nhịp đập, ấy là lúc con người bước vào để khám phá thế giới thơ ông. Rất nhiều người đã đến Ghềnh Ráng để tưởng nhớ đến thân phận mỏng manh của con người tài hoa bạc mệnh, như ông tự tiên đoán: "Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc/Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay…".
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Sài Gòn cũng thế, đẹp đó, đỏng đảnh và kiêu kì đó nên cũng khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn để yêu thương và gắn bó sâu đậm với nó. Còn bạn thì sao? Có bao giờ tự hỏi mình đã chán Sài Gòn hay chưa?
Hà Giang - Vùng đất địa đầu của tổ quốc luôn có sức lay động lòng người lớn lao. Bởi lẽ, nơi đây không chỉ có vẻ đẹp ngoạn mục của trời mây non nước mà còn mang đậm nét văn hóa của người Tây Bắc.
Chúng tôi đến Canada vào một ngày tháng 7, từ thành phố Toronto khoảng 20 phút chúng tôi đặt chân đến thác Nigara, một trong những dòng thác kì vĩ nhất thế giới.
Mũi Đôi - Hòn Đôi (Hòn Đầu) thuộc làng chài Đầm Môn, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách TP. Nha Trang khoảng 80 km theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc được xem là điểm cực Đông trên đất liền của tổ quốc Việt Nam.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hoài Ân - Quê hương của những cánh đồng lúa mênh mông, chập chùng núi bao quanh và một dòng sông quê hiền hòa uốn khúc. Chính thiên nhiên và dòng nước trong đầu nguồn đã tắm mát và nuôi lớn tâm hồn tôi.
Những mảnh đất địa đầu của đất nước đều mang một ý nghĩa nhất định, Mũi Cà Mau chính là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam trên đất liền Tổ quốc. Nơi đây được nhắc đến là một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức dân tộc ta.
Chùa Ông Núi (Linh Phong Sơn tự) tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bình Định, thu hút đông đảo khách thập phương về đây cúng bái và vãng cảnh chùa.
Kỳ Co - Một bãi biển với vẻ đẹp ngẩn ngơ lòng người của tỉnh Bình Định. Nơi đây trở thành địa điểm checkin và khám phá của nhiều bạn trẻ, cũng như những người yêu thích thiên nhiên và vẻ đẹp trong lành của biển cả.
Bên đống lửa bập bùng, chúng tôi quây quần bên nhau bên nhau để thưởng thức những món nướng do chính mình thực hiện và uống từng ngụm bia để cảm nhận sự chậm trôi của thời gian bên bờ Hồ Trị An mà lòng lao xao đầy sóng
Đến Huế vào một ngày tháng 4 đẹp trời, chúng tôi rong ruổi khắp con đường, di tích để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí và tự thân khám phá những nét đẹp cố đô. Trong những địa danh đã đi qua, cầu Ngói Thanh Toàn có lẽ là nơi để lại trong chúng tôi nhiều xúc cảm nhất.