Khám phá chợ biên Nậm Cắn nơi miền Tây xứ Nghệ
#gody #mytrip #chobienvungcao #namcan
Chợ Nậm Cắn, hay còn được gọi bằng cái tên thân mật là chợ Đoàn Kết. Chợ gần Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Trước đây, chợ chỉ họp một tháng 2 lần vào các ngày 14 và 29 dương lịch. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam và Lào đã tăng phiên chợ biên tới 4 lần/tháng, vào Chủ nhật hàng tuần.
Để đến được chợ biên chỉ có một con đường đó là quốc lộ 7 hay còn gọi đường 7. Từ thành phố Vinh, có nhiều tuyến đường đi đến đường 7 cho bạn lựa chọn. Bạn có thể đi tuyến đường Vinh - Nghi Lộc - Đô Lương - Kỳ Sơn khoảng 240km và mất khoảng 5 giờ đồng hồ để đi xe máy. Bạn có thể di chuyển bằng xe khách từ Vinh lên thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn với giá vé từ 200 - 300k. Sau đó thuê xe ôm lên cửa khẩu khoảng 20km nữa với giá từ 100-150k.
Bạn nên di chuyển đến cửa khẩu Nậm Cắn vào sáng sớm vì chợ biện chỉ hoạt động từ sáng đến trưa. Bạn còn có cơ hội tận hưởng tiết trời se lạnh trong làn sương mù mờ mờ ảo ảo tựa trên mây. Đường đi rất dốc, quanh co và nhiều sương mù vì vậy bạn phải bật đèn để đi đường và phải cận thận.
Khi đến cửa khẩu, sẽ có bộ đội biên phòng kiểm tra an ninh giám, sát hoạt động của các tiểu thương và khách du lịchkhi đi qua cửa khẩu, vì vậy các bạn không được mua những thứ bị cấm như lan rừng, thuốc phiện, động vật, thực vật quý hiếm,... nếu không muốn gặp chuyện nhé!
Chợ phiên Nậm Cắn là nơi quy tụ muôn sắc về văn hóa của các đồng bào dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú... Từ các sản vật ẩm thực cho đến trang phục hay đồ dùng vật dụng đều được bà con dân bản mang ra trao đổi, mua bán. Điều đặc biệt nhất ở khu chợ vùng biên chính là những sản vật được cư dân nơi biên giớ thu hái từ chính vùng núi non kỳ vỹ này.
Chợ phiên còn đặc sắc bởi gian hàng ẩm thực của người Lào. Những người chủ quán ở đây đều nói được tiếng Việt nhưng là lơ lớ mà thôi. Các gian hàng ăn nằm sát bên nhau và cách ăn uống ở đây cũng rất đặc biệt. Mọi người đều dùng tay để vắt xôi, xé thịt gà nướng và trộn một ít rau rừng chấm với nước tương đỏ cay. Nếu bạn đến đây mà không được ăn gà đen nướng, uống chén rượu ngô hay bia Lào thì đó là điều đáng tiếc cho bạn.
Ở chợ biên còn có những trò chơi có thưởng rất là thú vị với những cô gái Lào xinh đẹp.
Ngày nay, chợ phiên không chỉ là hoạt động giao thương buôn bán mà còn là nơi giao lưu, tô thắm tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Lào. Có những người vượt hàng chục km đường rừng đến chợ chỉ để giao lưu bè bạn, người thân bên kia biên giới. Sau phiên chợ vùng biên, tình đoàn kết anh em đồng bào hai nước càng thêm gắn chặt.
Nguồn: Việt Đăng Di
Cửa khẩu Nậm Cắnnghệ anCửa khẩu Nậm Cắnnghệ an
Hãy mạnh dạn Viết blog chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, chia sẻ những hình ảnh được ghi lại trên những chặng hành trình. Đơn giản và dễ dàng nhưng lại giúp cho rất nhiều người sắp đi du lịch.
Tôi có một ước mơ, ước mơ được xê dịch. Tôi cố gắng để đi được nhiều nơi nhất có thể để được tìm hiểu, khám phá và học hỏi nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và những giá trị mà những chuyến đi mang lại. Tôi là một người lang thang, kẻ độc hành ôm mộng mơ đi muôn nơi để tìm câu trả lời : Rốt cuộc ta là ai trên cuộc đời này?
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ Cái Bè được biết đến là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nằm giữa Đăk Lăk đại ngàn đầy nắng và gió có một nơi được ví như "Đà Lạt thu nhỏ" vì nơi đây được trồng rất nhiều thông cho nên rất trong lành và mát mẻ. Đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Từ Giác nằm tại thôn Ea Wi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Hẻm 206 đường Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) còn được biết đến với tên gọi hẻm Hào Sĩ Phường. Hơn 100 năm tồn tại giữa lòng đô thị, hẻm Hào Sĩ Phường vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo từ thuở ban đầu.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa nổi tiếng nằm ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp kiến trúc Trung Hoa mỹ lệ, cổ kính và đây còn là địa điểm cầu duyên, cầu con linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương.
Nhắc đến Nghệ An, ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của bãi biển Cửa Lò quanh năm xanh mát thì không thể không nhắc đến Bãi Lữ. Bãi Lữ hút hồn khách du lịch không chỉ ở vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, mà còn là nơi nghĩ dưỡng, thư giãn sang trọng, tiện nghi không kém bất kì khu du lịch cao cấp nào.
Trong con hẻm tấp nập trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM có một "địa chỉ đỏ" rất đặc biệt. Đó là căn nhà số 287/70. Nơi đây có căn hầm bí mật từng là nơi cất giấu gần 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa Quốc gia.
Cầu Long Biên là cây cầu được gọi với danh xưng “chứng nhân lịch sử” của nước ta. Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử, cây cầu vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Giờ hãy cùng mình tìm hiểu về cây cầu nổi tiếng này nhé!
Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành không chỉ là nơi giao thương của thị dân mà còn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến . Từ kiến trúc độc đáo của ngôi chợ, những người bán hàng thân thiện, đến sự đa dạng của hàng hóa, khiến ai cũng muốn một lần ghé đến tham quan.
Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở nhiều công trình văn hóa, tính ngưỡng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Hội quán Nghĩa An.