Du lịch Tin tức

Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng: tổ chức ở đâu & thời gian nào

avatar
Hiệp Nguyễn dot Thứ 3, 23/07/2024
Theo dõi Gody.vn trên Google news

Lễ hội Ok Om Bok (hay Óóc om bóóc), hay còn được gọi là Lễ hội cúng Trăng hoặc Đua Ghe Ngo, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ, đặc biệt là tại tỉnh Sóc Trăng. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, mang đậm dấu ấn văn hóa và tín ngưỡng độc đáo của người Khmer, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm. Lễ hội không chỉ có giá trị giáo dục mà còn thể hiện ước nguyện và lòng biết ơn của mỗi người đối với thần mặt trăng vì đã mang lại một năm mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu. Đồng thời, lễ hội này còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân Sóc Trăng.

Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng: tổ chức ở đâu & thời gian nào

Nguồn gốc lễ hội Ok Om Bok từ đâu mà có?

Lễ hội Ok Om Bok, hay còn gọi là Oóc om bóc (tiếng Khmer: អកអំបុក) hoặc lễ Cúng Trăng, là một trong những lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer, cùng với các lễ hội khác như Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ cúng ông bà Sene Dolta,... Về mặt chữ nghĩa, Ok Om Bok có nghĩa là "Đút cốm dẹp bằng cách bốc bằng tay". Vì thế, lễ hội này còn được gọi là lễ hội Đút cốm dẹp. Lễ hội Ok Om Bok mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người Khmer, thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với mặt trăng, đã bảo vệ mùa màng, giúp mang lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Nguồn gốc của lễ hội Ok Om Bok xuất phát từ việc làm nông của người dân Khmer. Theo quan niệm của họ, mặt trăng được xem là vị thần điều tiết thời tiết và mùa màng trong năm. Sau khi mùa mưa kết thúc, người dân tổ chức lễ hội Ok Om Bok để tạ ơn thần Mặt trăng đã tạo điều kiện thuật lợi cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cầu nguyện cho vụ mùa tới được thành công. Lễ hội thường được tổ chức tại gia đình, các chùa, và đặc biệt, lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Ok Om Bok không chỉ là dịp để tôn vinh mặt trăng mà còn là cơ hội để cộng đồng người Khmer thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần linh và tổ tiên. Lễ hội mang ý nghĩa sâu sắc về sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng và khuyến khích tinh thần lao động hăng say. Đây cũng là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ niềm vui sau một năm lao động vất vả.

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Ok Om Bok

Rất nhiều du khách về Sóc Trăng và muốn tìm hiểu hoạt động, văn hóa của đồng bào Khmer thông qua các lễ hội đặc sắc. Vậy thời gia diễn ra, và địa điểm tổ chức lễ hội Ok Om Bok là khi nào? Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây nhé:

Lễ hội Ok Om Bok thường diễn ra vào rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm, khi mặt trăng tròn và sáng nhất. Đây là thời điểm sau khi người dân đã thu hoạch xong mùa màng, và thời tiết cũng trở nên mát mẻ, thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời.

Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức rộng rãi tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nơi có cộng đồng người Khmer sinh sống đông đúc. Trong đó, Sóc Trăng là một trong những địa điểm nổi bật nhất với các hoạt động sôi động và phong phú. Không chỉ tổ chức tại các ngôi chùa Khmer, như chùa Dơi, chùa Kh'leang, mà người dân còn tổ chức ngay tại nhà hoặc tại các khu đất trống để mọi người có thể dễ dàng quan sát Mặt Trăng.

Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức như thế nào?

Để tổ chức lễ Ok Om Bok - lễ cúng trăng, cộng đồng người Khmer cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu trang trí đến việc chuẩn bị mâm lễ cúng. Trong đó:

  • Phần trang trí: Để trang hoàng cho lễ hội Ok Om Bok, người dân Khmer dựng lên một chiếc cổng tre uy nghi, tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Cổng tre được tô điểm bằng hoa lá tươi, rực rỡ sắc màu, tạo nên khung cảnh lễ hội trang hoàng. Trên cổng, dây trầu với 12 lá cuộn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm, cùng dây cau với 7 trái chẻ đôi như cánh ong biểu thị cho 7 ngày trong tuần, thể hiện mong ước về một năm mới đủ đầy, sung túc.
  • Phần mâm lễ cúng: Mâm lễ cúng trong lễ hội Ok Om Bok thể hiện lòng thành kính và biết ơn của người Khmer đối với thần Mặt trăng. Mâm cúng được bày biện đầy đủ các loại trái cây và nông sản tươi ngon như khoai môn, khoai mì, dừa tươi, chuối,... Đặc biệt, không thể thiếu món cốm dẹp - món lễ vật truyền thống độc đáo được làm từ nếp chín rang và quết dẹp. Mâm cúng với sự sắp xếp hài hòa, tinh tế, thể hiện sự chu đáo và cầu mong cho một mùa màng bội thu, cuộc sống an yên.

Sau khi mâm lễ được chuẩn bị và bày trí ở giữa sân nhà, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành nghi thức cầu nguyện để tạ ơn thần linh. Các sư sãi, vị achar hoặc người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ lấy một ít thức ăn từ mâm lễ, lần lượt cho từng đứa trẻ ăn và vỗ nhẹ vào lưng đồng thời hỏi các ước muốn của chúng. Họ tin rằng những mong muốn của trẻ nhỏ sẽ mang lại động lực và hy vọng cho năm tới.

Lễ hội Ok Om Bok có những hoạt động nào?

Ngoài nghi thức cúng bái thần mặt trăng trang trọng và đầy ý nghĩa, lễ hội Ok Om Bok còn diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao và hội chợ hấp dẫn. Chính vì vậy, lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và cả du khách quốc tế tham gia. Một số hoạt động đặc trưng của lễ hội Ok Om Bok bao gồm:

Lễ thả đèn gió, đèn nước

Thả đèn gió và đèn nước là một hoạt động đặc sắc trong lễ hội Ok Om Bok, nơi người dân thả những chiếc đèn sáng rực lên trời và mặt nước, tạo nên cảnh tượng lung linh và huyền ảo. Những ánh đèn này không chỉ trang trí cho lễ hội mà còn thể hiện lòng thành kính và cầu nguyện cho sự bình an và may mắn. Trong đó:

Hoạt động thả đèn gió

Hoạt động thả đèn gió trong lễ hội Ok Om Bok thể hiện lòng tạ ơn đối với Thần Gió và Thần Mặt trăng, những vị thần đã mang lại mưa thuận gió hòa giúp mùa màng bội thu. Đồng thời, việc thả đèn cũng mang ý nghĩa tiễn đưa những điều xui xẻo, không may mắn ra khỏi cuộc sống.

Có hai loại đèn gió được làm thủ công: đèn vuông và đèn tròn. Để tạo ra một chiếc đèn, người dân sử dụng tre và dây kẽm để chế tạo khung, rồi dán giấy quyến lên và gắn vào một "ổ nhện" chứa bông gòn tẩm dầu đậu phộng. Khi thả đèn, lớp gòn sẽ được đốt, khiến đèn căng phồng và bay lên trời, mang theo lòng thành kính và ước nguyện của mình đến với mặt Trăng.

Hoạt động thả đèn nước

Hoạt động thả đèn nước trong lễ hội Ok Om Bok là cách người dân thể hiện lòng biết ơn đối với Thần Nước và tạ lỗi đến vị thần này vì đã làm ô nhiểm nguồn nước trong quá trình sinh hoạt. Những chiếc đèn nước có hình dáng như ngôi đền, được làm từ thân và bẹ chuối, trang trí hoa văn màu sắc rực rỡ, với đèn cầy thắp sáng xung quanh và các món cúng bày biện bên trong.

Lễ thả đèn nước bắt đầu bằng việc sư sãi và người dân thắp nhang, nghe sư tụng kinh và cầu nguyện cho sự an lành và thịnh vượng. Sau nghi thức, mọi người tập trung ở các sông gần nơi ở để thả đèn trôi theo dòng nước, vừa tạo nên cảnh tượng đẹp mắt vừa gửi gắm tâm nguyện của mình.

Hội đua Ghe Ngo

Hội đua Ghe Ngo là điểm nhấn sôi động trong lễ hội Ok Om Bok, không chỉ là môn thể thao truyền thống mà còn là cách người Khmer bày tỏ lòng biết ơn Thần Nước và niềm vui về mùa màng bội thu. Không chỉ có ý nghĩa thiêng liêng, hội đua Ghe Ngo thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của cộng đồng Khmer đồng bằng sông Cửu Long, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của họ. Hội đua Ghe Ngo được chia thành hai loại chính gồm: đua trên cạn và đua dưới nước. Trong đó:

  • Đua Ghe Ngo trên cạn: là hoạt động độc đáo tái hiện mô phỏng đua ghe dưới nước, thường diễn ra trong các lễ hội truyền thống, mang đến bầu không khí sôi động và náo nhiệt cho phần hội. Trò chơi này diễn ra sau khi các nghi lễ đã hoàn tất, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách.
  • Đua Ghe Ngo dưới nước: là sự kiện được mong chờ nhất trong lễ hội Ok Om Bok, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương đến cổ vũ. Để chiếc ghe lướt nhanh trên mặt nước, người thợ liên tục cải tiến kỹ thuật đóng ghe. Mỗi chiếc Ghe Ngo thường dài khoảng 30m, chứa từ 50 đến 60 người, được trang trí rực rỡ bằng các họa tiết rồng hoặc hoa lá cách điệu. Hai đầu ghe thường có hình vẽ các con thú, vừa để trang trí vừa thể hiện sức mạnh của ghe.

Lễ hội Ok Om Bok tại Sóc Trăng nổi tiếng với những cuộc đua Ghe Ngo hấp dẫn, thu hút du khách từ khắp nơi đổ về. Các đội đua xuất sắc đến từ nhiều tỉnh thành như Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ... hội tụ về đây, tạo nên bầu không khí sôi động và náo nhiệt cho lễ hội.

Lễ hội Ok Om Bok là dịp quan trọng để người Khmer bày tỏ lòng biết ơn với Thần Mặt trăng và Thần Nước, đồng thời duy trì các giá trị văn hóa truyền thống. Các hoạt động như thả đèn gió, thả đèn nước và đua Ghe Ngo không chỉ tạo không khí lễ hội sôi động mà còn thu hút đông đảo du khách. Lễ hội này giúp gắn kết cộng đồng và quảng bá bản sắc văn hóa Khmer đến với thế giới.


Liên hệ quảng cáo: Hotline: 0985.172.470

Đã cập nhật vào ngày 23/07/2024
Hiệp Nguyễn
travel writer

Chuyên gia về du lịch và marketing. Có 10 năm kinh nghiệm.

Tin tài trợ
Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu

Nhanh, uy tín, online, giá rẻ

Dịch vụ làm mới & làm lại hộ chiếu
Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài

Đặt mua bảo hiểm du lịch online, đơn giản

Bảo hiểm du lịch trong nước & nước ngoài
Dịch vụ visa

Dịch vụ visa

Hồ sơ đơn giản, tỷ lệ đậu visa cao lên tới 99%

Dịch vụ visa
Bình luận
*Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để bình luận và chia sẻ nhanh hơn
Bài viết liên quan
Sóc Trăng vùng đất nổi tiếng của những địa điểm du lịch nổi tiếng, những ngôi chùa Khmer kiến trúc độc đáo làm say mê biết bao du khách. Đặc biệt, những món ăn đặc sản chất lượng mang hương vị đặc trưng riêng làm thỏa mãn các tín đồ ẩm thực. Du khách có vô vàn lựa chọn nếu như muốn mua đặc sản Sóc Trăng để làm quà tặng cho bạn bè, người thân khi đi du lịch. Cùng khám phá ngay 10 đặc sản Sóc Trăng ngon, hấp dẫn nhất định phải nếm thử.
Tuyến Metro số 1 Bến Thành đi Suối Tiên sẽ được chạy chính thức vào ngày 22/12, đây là dự án quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị của thành phố, nhằm giảm thiểu tắc nghẻn giao thông và nâng cao hiệu quả giao thông công cộng. Dưới đây là thông tin về tuyến Metro số 1, bao gồm giá vé, tìm tuyến, và lên tàu. 
Sân bay Đài Nam là sân bay duy nhất của tỉnh Đài Nam, Đài Loan. Đây là sân bay quốc nội nhộn nhịp thứ 3 sau sân bay Tùng Sơn Đài Bắc và sân bay quốc tế Cao Hùng. Sân bay Đài Nam không chỉ là sân bay dân dụng, mà còn là phục vụ chức năng quân sự, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng của Đài Loan. Và để biết thêm thông tin về sân bay Đài Nam (Tainan Airport) mời các bạn theo dõi nội dung ngay dưới đây.
Sân bay quốc tế Đài Trung (Taichung) là một sân bay thương mại tọa lạc tại huyện Đài Trung, Đài Loan. Sân bay Taichung có diện tích 88.445m2, là sân bay quốc tế lớn thứ ba của Đài Loan. Được coi là cửa ngõ quan trọng của Đài Loan, giúp kết nối với các điểm đến trong nước và ngoài nước. Để biết thêm về thông tin sân bay Đài Trung, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết này.
Sân bay Cao Hùng, được thành lập vào năm 1979, là sân bay lớn thứ hai tại Đài Loan, sau sân bay quốc tế Đào Viên. Nằm cách trung tâm thành phố Cao Hùng khoảng 10 km, sân bay này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thành phố với các điểm đến trong nước và quốc tế.
Sân bay quốc tế Đào Viên hay sân bay Taiwan Taoyuan, được biết đến là biểu tượng của Đài Bắc. Đây cũng là đầu mối quan trọng về văn hóa, kinh tế, giao thông và du lịch. Nếu bạn có kế hoạch chuẩn bị du lịch Đài Loan, vậy hãy tham khảo những thông tin hữu ích về sân bay lớn nhất của Đài Loan ngay trong bài viết dưới đây.
Phú Yên là điểm đến du lịch thu hút khách hàng bởi các địa danh nổi tiếng, khung cảnh thiên nhiên đẹp. Và sân bay Tuy Hòa chính là nút giao thông chính để đưa du khách đến vùng đất xinh đẹp này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá các danh lam thắng cảnh cũng như trải nghiệm văn hóa đặc sắc của địa phương.
Sân bay Phù Cát hay còn gọi là Sân bay Quy Nhơn, thuộc tỉnh Bình Định, được biết đến là cửa ngõ hàng không dẫn vào thành phố biển Quy Nhơn. Đây là sân bay có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, du lịch và văn hóa của vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích về sân bay này cho chuyến đi đến thành phố biển Quy Nhơn nhé!
Sân bay Pleiku là một cảng hàng không quan trọng tại Tây Nguyên, phục vụ cho cả nhu cầu hàng không quân sự và dân sự tỉnh Gia Lai. Với khả năng tiếp đón hơn 600.000 lượt khách mỗi năm, sân bay Pleiku đóng vai trò thiết yếu trong việc kết nối Gia Lai với các tỉnh thành khác cũng như thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương. 
Sân bay Buôn Ma Thuột là một trong những sân bay lớn và hiện đại nhất khu vực Tây Nguyên, phục vụ hàng triệu lượt khách mỗi năm. Với vị trí thuận lợi, sân bay này là điểm trung chuyển quan trọng, kết nối Buôn Ma Thuột với các tỉnh thành khác trong cả nước và quốc tế.
Khi đi du lịch Tokyo ở Nhật Bản, việc mua quà về cho gia đình, bạn bè không chỉ là một cách thể hiện sự quan tâm mà còn là cơ hội để bạn chia sẻ những trải nghiệm văn hóa, phong tục, và sự tinh tế của người Nhật. Vậy mua gì làm quà khi đi du lịch Tokyo, và mua ở đâu và bao nhiêu tiền, mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.