Lăng Tứ Kiệt tọa lạc trên đường 30/4, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, sát bên Nhà truyền thống. Lăng thờ 4 vị anh hùng được tôn vinh "Tứ kiệt" là: Ông Trần Công Thận, tự Phượng ở xóm Võng, làng Mỹ Trang, nay thuộc ấp Mỹ Phú, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy.
Ông là người chịu trách nhiệm chủ yếu của cuộc nổi dậy, nên nhân dân gọi tôn là Ngươn soái Thận. Ông Nguyễn Thanh Long, còn gọi là Đề Long, người đề ra các kế sách cho nghĩa quân, sinh năm 1820 ở ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn, Cai Lậy. Ông Ngô Tấn Đước ở Tân Hội, Cai Lậy
Tứ Kiệt (hay Bốn Ông) là một cách gọi vừa gần gũi vừa tôn kính của nhân dân Cai Lậy từ xưa, đối với bốn vị “lính Đàng Cựu” đã lập căn cứ chống lại bọn Pháp xâm lăng thuở chúng mới đặt chân lên vùng đất Nam kỳ. Theo tài liệu ở Nhà Truyền thống Cai Lậy thì cả bốn ông đều là dân đồn điền, một tổ chức bán quân sự theo phương châm “tịnh vi dân, động vi binh” do Nguyễn Tri Phương chủ trương, nhằm mục đích vừa xây dựng kinh tế vừa chuẩn bị quốc phòng. Sau khi Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông, Bốn Ông về giúp Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều ở Tháp Mười tiếp tục chống Pháp. Nhưng vì thế cô sức yếu nên công cuộc kháng chiến của Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều đều thất bại.
Năm 1868, Bốn Ông về Cai Lậy mộ thêm những người thân lập căn cứ, tự lực chống Pháp. Do đã từng kinh qua chinh chiến và thiện nghệ lối đánh du kích nên dù vũ khí thô sơ, bốn Ông cũng đã cầm cự được gần ba năm trời và làm cho giặc Pháp nhiều phen tổn hại. Thanh thế nghĩa quân Tứ Kiệt ngày càng lớn và liên tiếp lập nhiều chiến công khác ở Mỹ Quí, Cái Bè và Thuộc Nhiêu... Để tưởng nhớ bốn vị anh hùng người ta cho xây dựng một ngôi miếu Tứ Kiệt cạnh chùa Ông của người Hoa, cách ngôi mộ bốn thủ cấp của các Ông chừng 300 mét để có chỗ thường xuyên nhang khói. Sau Hiệp định Genève một thời gian người ta tổ chức xây lại mộ Bốn Ông thành bốn ngôi mộ riêng biệt và xây vòng rào chung quanh (tại địa điểm lăng chính ngày nay).
Hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch dân chúng tổ chức cúng tế trọng thể, thành một lễ hội dân gian trong vùng. Lễ hội tổ chức trong hai ngày, nghi thức như lễ cúng Thành hoàng và có tổ chức hát bội để phục vụ dân chúng. Người dân Cai Lậy, Cái Bè, Mỹ Tho và cả thành phố Hồ Chí Mkinh về dự hội rất đông. Năm 1997, thể theo nguyện vọng của đông đảo bà con, chính quyền và nhân dân huyện Cai Lậy đã cho trùng tu lớn lăng Tứ Kiệt nên mới có được diện mạo như hôm nay.