Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Nằm bên dòng sông Cái Bè thơ mộng, Làng cổ Đông Hòa Hiệp là điểm đến lí tưởng hấp dẫn khách du lịch. Đây là một trong ba ngôi làng có tuổi đời lớn nhất tại Việt Nam. Khi đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà cổ Nam Bộ cùng với nhiều hoạt động thú vị khác. Hãy cùng tìm hiểu xem ngôi làng cổ này có điều gì đặc sắc nhé!
Giới thiệu về Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Làng cổ Đông Hòa Hiệp là một khu vực khá rộng lớn. Ngôi làng bao gồm 7 ấp với gần 4.000 hộ gia đình. Đây là một vùng quê yên bình và thơ mộng. Cuộc sống của người dân chủ yếu gắn liền với những vườn cây trái trù phú và các làng nghề thủ công truyền thống. Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa nền nông nghiệp truyền thống và các làng nghề đặc trưng mà ngôi làng cổ này đã trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách.
Lịch sử hình thành của Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Ngay từ những năm đầu thế kỷ 18, Cái Bè đã là một vùng đất trù phú, thu hút cư dân từ nhiều nơi đến sinh sống. Nơi này còn được coi là một trong những trung tâm văn hóa - kinh tế quan trọng.
Được biết, vào năm 1732, một đơn vị hành chính mới là dinh Long Hồ đã được thiết lập. Cũng vào thời gian này, Chúa Nguyễn Phúc Du đã chọn thôn An Bình Đông - thuộc địa phận xã Đông Hoà Hiệp ngày này, làm lỵ sở cho dinh Long Hồ này. Vì vậy, Cái Bè lúc bấy giờ còn được gọi là "Cái Bè Dinh". Đến năm 1757, lỵ sở mới được dời về thôn Long Hồ, nay là thành phố Vĩnh Long.
Trong suốt 25 năm (1732-1757) khi dinh Long Hồ đóng tại làng Đông Hòa Hiệp, vùng đất này đã trở nên hết sức phồn vinh và thịnh vượng. Nơi đây bắt đầu có sự hiện diện của rất nhiều địa chủ và quan lại đến định cư. Nhiều dinh thự, lâu đài lớn đã mọc lên. Những ngôi nhà này đều được xây bằng gỗ quý, có mái ngói và nét kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây. Điều này góp phần làm cho vùng đất Cái Bè trở nên giàu có và phát triển.
Thông tin cần biết về Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Địa chỉ
Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc địa phận xã Đông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Giá vé
Du khách được miễn phí tham quan tại ngôi làng này.
Hướng dẫn cách đi đến Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Làng cổ Đông Hòa Hiệp nằm cách trung tâm Thành phố Mỹ Tho khoảng 40 km. Du khách có thể bắt đầu hành trình tham quan chùa bằng ô tô cá nhân hoặc xe máy.
Dưới đây lộ trình di chuyển đến ngôi làng cổ này mà bạn có thể tham khảo:
Từ Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang)
Khoảng cách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thành phố Mỹ Tho dài khoảng 70 km. Thời gian di chuyển sẽ rơi dao động từ 1 đến 2h đồng hồ. Đầu tiên, bạn di chuyển qua cao tốc TP. HCM – Trung Lương. Sau khi chạy thẳng hết đường cao tốc, bạn sẽ ra ngay quốc lộ 1A. Cuối cùng, bạn chạy thêm khoảng 7 km nữa là đến TP. Mỹ Tho.
Từ Thành phố Mỹ Tho - Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Đoạn đường này dài khoảng 45 km. Xuất phát từ Mỹ Tho, bạn có thể di chuyển theo lộ trình như sau: Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo đường Lý Thường Kiệt để ra Quốc lộ 1A. Tiếp tục đi thẳng theo đường Quốc lộ khoảng 35 km về phía Tây để đến thị trấn Cái Bè. Khi đến thị trấn Cái Bè, bạn rẽ phải vào đường tỉnh lộ 875 (ĐT875). Con đường này sẽ dẫn bạn đi sâu vào khu vực các xã của huyện Cái Bè. Từ đây, bạn đi tiếp khoảng 5-7 km nữa là đến ngôi làng cổ này.
Tham quan Làng cổ Đông Hòa Hiệp có gì đặc sắc?
Chiêm ngưỡng kiến trúc của những ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm
Khi đến Cái Bè, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách là hình ảnh những ngôi nhà cổ mang đậm nét kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam Bộ. Thú vị hơn nữa, có những ngôi nhà đã có niên đại hơn 170 năm tuổi. Các ngôi nhà cổ này không nằm sát nhau như ở một số làng cổ khác mà được bày trí xen kẽ giữa những vườn cây ăn trái sum suê. Điều này đã góp phần tạo nên diện mạo kiến trúc và cảnh quan nổi bật của vùng đất này, khác biệt so với nhiều địa phương khác.
Trong số những ngôi nhà cổ này, đáng chú ý là nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt (ấp Phú Hòa) và nhà cổ của ông Phan Văn Đức (ấp An Lợi). Hai ngôi nhà cổ này không chỉ rất độc đáo về kiến trúc, mà còn hiện là những điểm du lịch homestay thu hút đông đảo du khách quốc tế.
Tham quan nhiều làng nghề thủ công đặc sắc
Đông Hòa Hiệp còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công truyền thống. Nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến là làng cốm Ngọc Lợi.
Lò cốm Ngọc Lợi được xem là lò cốm lâu đời nhất tại đây. Tại đây, các công đoạn làm cốm vẫn được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công truyền thống. Điều đặc biệt là, khi đến đây, du khách sẽ được chủ nhà tận tình hướng dẫn và trao luôn cây sạn để tự mình "nổ cốm". Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị và độc đáo.
Trải nghiệm vườn cây trái sum xuê trĩu quả
Ẩn mình giữa những dòng sông xanh mát, khi đến ngôi làng cổ này, bạn sẽ được khám phá một thiên đường trái cây đầy màu sắc. Mỗi mùa, nơi đây lại mang đến một hương vị đặc trưng riêng. Với vô vàn loại trái cây đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, quýt Cái Bè,… bạn có thể thỏa sức khám phá, tự tay hái và thưởng thức ngay tại vườn
Nên ghé Làng cổ Đông Hòa Hiệp khi nào?
Khí hậu Tiền Giang ổn định quanh năm. Nhiệt độ nơi đây khá cao, dao động từ 25 - 30 độ C và ít có sự biến động. Do đó, du khách có thể đến tham quan nơi đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Tuy nhiên, khoảng thời gian lí tưởng nhất để du khách đến Làng cổ Đông Hòa Hiệp là từ tháng 1 đến tháng 5 âm lịch. Đây là khoảng thời gian có khí hậu mát mẻ và ấm áp để du khách có thể thoải mái đến trải nghiệm. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thu hoạch của những vườn trái cây trĩu quả. Do đó, bạn sẽ có cơ hội để thưởng thức hương vị thơm ngon này.
Ăn uống khi đến Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Sau khi đến tham quan Làng cổ Đông Hòa Hiệp, du khách có thể thưởng thức và mua sắm các đặc sản tại các quán ăn địa phương. Dưới đây là một số gợi ý các món ăn mà du khách có thể cân nhắc:
- Hủ tiếu Mỹ Tho
- Chuối quết dừa
- Cháo cá lóc rau đắng
- Bánh vá chợ Giồng
- Ốc gạo Tân Phong
- Bánh xèo miền Tây
- Bún gỏi già Mỹ Tho
- Vú sữa Lò rèn
Các điểm tham quan gần Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Ngoài tham quan Làng cổ Đông Hòa Hiệp, du khách cũng có thể khám phá những địa điểm thú vị tại mảnh đất Tiền Giang. Dưới đây là một số địa điểm được Gody.vn gợi ý:
Chợ nổi Cái Bè
Đến Tiền Giang, bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội tham quan và mua sắm tại Chợ nổi Cái Bè. Đây là một trong những khu chợ nổi nổi tiếng nhất miền Tây. Khu chợ nổi này thuộc Cù lao Tân Phong trên dòng sông Tiền thơ mộng. Khám phá chợ nổi Cái Bè, bạn sẽ được hòa mình vào không khí sôi động vào buổi sáng sớm. Đồng thời, bạn cũng có thể thưởng thức ẩm thực và mua sắm những món quà lưu niệm độc đáo tại chợ nổi.
Nhà thờ Cái Bè
Tọa lạc gần ngã ba sông Cái Bè, Nhà thờ Cái Bè là một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách không thể bỏ lỡ. Nhà thờ là một công trình kiến trúc đồ sộ theo phong cách của người Roman. Đến với Nhà thờ Cái Bè, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo mà còn được tận hưởng không gian xanh mát, trong lành. Đây thực sự là một điểm đến lý tưởng để thư giãn và tìm kiếm cảm giác bình yên.
Cù lao Thới Sơn
Cù lao Thới Sơn từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn trốn khỏi sự ồn ào của thành phố. Đến đây, khách du lịch sẽ được hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng những món ăn dân dã đậm đà hương vị đồng quê. Đặc biệt, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động thú vị như chèo xuồng ba lá, câu cá, đi xe ngựa, tát mương bắt cá... Không chỉ có cảnh sắc hữu tình, cù lao còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc. Du khách sẽ đắm chìm vào không gian đờn ca tài tử tại Thới Sơn. Hứa hẹn, đây sẽ là điểm đến mà du khách không nên bỏ qua.
Kinh nghiệm đi Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Khi đến tham quan tại Làng cổ Đông Hòa Hiệp, du khách cần lưu ý một số điều như:
- Hãy tôn trọng văn hoá và phong tục tập quán của địa phương
- Bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp, thoải mái để thuận tiện cho việc tham gia các hoạt động.
- Không xả rác làm ảnh hưởng đến mỹ quan của ngôi làng cổ
- Nếu đi vào mùa nắng, bạn nhớ chuẩn bị kem chống nắng, mũ, kính râm...
- Ngoài ra, bạn có thể đi theo nhóm để có được những trải nghiệm thú vị.
Hỏi - đáp về Làng cổ Đông Hòa Hiệp
Làng cổ Đông Hòa Hiệp nằm ở vị trí nào?
Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc địa phận xã Đông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Giá vào cổng Làng cổ Đông Hòa Hiệp là bao nhiêu?
Để vào làng cổ này, du khách không phải trả chi phí vào cổng.
Đến Làng cổ Đông Hòa Hiệp thì ở đâu?
Hiện nay, làng cổ đã có những homestay để phục vụ du khách có nhu cầu lưu trú qua đêm. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội giao lưu với người dân địa phương và hiểu thêm về văn hóa, phong tục của ngôi làng. Một số homestay bạn có thể cân nhắc như: Homestay Ba Đức, Homestay Nam Hưng... Một lưu ý nhỏ là bạn nên liên hệ và đặt chỗ trước để đảm bảo có được nơi ở ưng ý, nhất là vào mùa du lịch cao điểm.
Làng cổ Đông Hòa Hiệp là một trong ba ngôi làng cổ nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ngôi làng không chỉ sở hữu những căn nhà trăm tuổi mà còn chứa nhiều giá trị văn hoá bản sắc của người dân nơi đây. Nếu có dịp đến Tiền Giang, bạn hãy đến tham quan và trải nghiệm tại ngôi làng độc đáo này nhé!